Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT

(DÙNG CHO LỚP CHUYÊN HÓA)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

Câu 1: Trên thế giới, rất nhiều người mắc các bệnh về phổi bởi chứng nghiện thuốc lá. Nguyên nhân chính là do trong khói thuốc lá có chứa chất

  A. nicotin.                           B. aspirin.                             C. cafein.                            D. moocphin.

Câu 2: Polime của loại vật liệu nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?

  A. Nhựa poli(vinyl clorua). B. Tơ visco.                         C. Cao su buna.                   D. Tơ nilon-6,6.

Câu 3: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng

  A. đá vôi.                             B. thạch cao khan.               C. thạch cao sống.              D. thạch cao nung.

Câu 4: Phản ứng tráng bạc được sử dụng nhiều trong công nghiệp sản xuất gương, ruột phích. Hóa chất được dùng để thực hiện phản ứng này là

  A. Saccarozơ.                      B. Glucozơ.                          C. Andehit fomic.               D. Andehit axetic.

Câu 5: Hợp chất X đốt trên đèn cồn cho ngọn lửa màu vàng tươi, hợp chất X có thể tác dụng với dung dịch HCl loãng có khí bay ra. Vậy X là

  A. Na2SO.                         B. K2CO3.                            C. Li2CO3.                           D. Na2SO4.

Câu 6: Số tripeptit mạch hở khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 α-amino axit Gly, Ala, Val là

  A. 2                                      B. 3                                      C. 4                                     D. 6

Câu 7: Cho các dung dịch amino axit sau: alanin, lysin, axit glutamic, valin, glyxin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

  A. 5.                                       B. 4.                                    C. 3.                                      D. 2.

Câu 8: Ứng với công thức phân tử C2H7O2N, số chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là

  A. 4                                      B. 2                                      C. 1                                     D. 3

Câu 9: Saccarozơ và mantozơ đều có phản ứng với

  A. dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.                             B. Cu(OH)2 , t0 thường

  C. thuỷ phân trong môi trường kiềm                               D. dung dịch nước Br2

Câu 10: Cho 4,68 gam kim loại M vào nước dư , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

  A. K                                   B. Ba                                   C. Ca                                   D. Na

Câu 11: Cho viên kẽm nguyên chất vào dung dịch chứa các ion: Ag+, Fe2+, Cu2+, Pb2+ (ở điều kiện thường, Zn dùng dư) thứ tự các ion kim loại lần lượt bị khử là:

  A. Ag+, Cu2+, Fe2+, Pb2+.                                                 B. Fe2+,Cu2+, Pb2+, Ag+.

  C. Ag+, Cu2+, Pb2+, Fe2+.                                                 D. Cu2+, Pb2+, Ag+,Fe2+.

Câu 12: Phenolphtalein là chất chỉ thị màu axit – bazơ trong phòng thí nghiệm. Trong phân tử phenolphtalein có 3 vòng benzen, một vòng chứa oxy và một nối đôi C=O, còn lại là liên kết đơn.

Công thức phân tử của phenolphtalein là:

  A. C20H10O4                                                                 B. C20H8O4                        

   C. C20H14O4                                                                D. C20H12O                              Câu 13: Số đồng phân cấu tạo là tetrapeptit có cùng công thức phân tử C9H16O5N4

  A. 2                                      B. 1                                      C. 3                                     D. 4

Câu 14: Cho 3,38 gam một oleum X tác dụng với dung dịch BaCldư sau khi kết thúc phản ứng thu được 9,32 gam kết tủa. X có công thức là:

  A. H2SO4.2H2O                  B. H2SO4.3SO3                    C. H2SO4.3H2O                  D. H2SO4.2SO3

Câu 15: Nhận xét nào không đúng về nước cứng?

  A. Nước cứng tạm thời chứa các anion: SO42- và Cl-.

  B. Dùng Na2CO3 có thể làm mất tính cứng tạm thời và vĩnh cửu của nước cứng.

  C. Nước cứng tạo cặn đáy ấm đun nước, nồi hơi.

  D. Nước cứng làm giảm khả năng giặt rửa của xà phòng.

Câu 16: Cho x mol hỗn hợp CaC2 và CaCO3  phản ứng  với dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc, thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X được số mol CO2 gấp 3 lần số mol nước. Thành phần %  theo số mol của C2H2 trong hỗn hợp X là

  A. 33,33%                          B. 25%                                 C. 50%                                D. 75%

Câu 17: Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp CuO, Al2O3, CaO, MgO có số mol bằng nhau (nung nóng ở nhiệt độ cao) thu được chất rắn A. Hòa tan A vào nước dư còn lại chất rắn X. X gồm:

  A. Cu, Mg.                          B. Cu, Mg, Al2O3.                C. Cu, Al2O3, MgO.           D. Cu, MgO.

Câu 18: Este X chứa vòng benzen và có CTPT C9H8O2. X dễ dàng làm mất màu nước brom. Thủy phân X trong môi trường kiềm thu được một anđehit và một muối. Số đồng phân thỏa mãn điều kiện trên là?

  A. 1                                     B. 3                                      C. 2                                     D. 4

Câu 19: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 16 gam CuSO4 cho đến khi khí bắt đầu xuất hiện ở cả hai điện cực thì dừng lại, dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm m gam. Giá trị m là

  A. 6,4                                   B. 9,6                                   C. 8                                      D. 1,6

Câu 20: Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được 4,6 gam glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri stearat và natri panmitat có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Giá trị của m là

  A. 44,3.                                B. 45,7.                                C. 41,7.                               D.  43,1.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 34 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 35: Cho các phát biểu sau:

 (1) Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển từ cực âm đến cực dương.

 (2) Kim loại kiềm được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.

 (3) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc) thu được dung dịch axit clohidric

 (4) Các hợp chất Ca(HCO3)2, NaHSO4, KHS, K2HPOđều là muối axit

 (5) Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất còn Cr là kim loại cứng nhất.

 (6) Criolit (còn gọi là băng thạch) được thêm vào trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, nhằm bảo vệ điện cực không bị ăn mòn

 (7) Cho dung dịch chứa x mol KHSO4 vào dung dịch chứa x mol BaCl2 thu được dung dịch chứa 2 muối

 (8) Na, Ba có cùng kiểu cấu trúc mạng tinh thể

Số câu phát biểu không đúng là

  A. 2                                     B. 3                                       C. 4                                     D. 5

Câu 36: Hỗn hợp A gồm đipeptit mạch hở X (có công thức phân tử là C4H8N2O3) và một muối Y (có công thức phân tử là CH8N2O3). Cho 0,5 mol A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Z chứa m gam muối và 4,48 lít khí T (đktc, làm xanh quỳ tím ẩm). Giá trị của m là

  A. 75,55.                             B. 79,40.                              C. 80,23.                             D. 88,20.

Câu 37: Hỗn hợp X chứa lysin, axit glutamic, alanin và hai amin no, đơn chức mạch hở. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 8,33) gam muối. Để tác dụng hết với các chất trong Y cần dùng dung dịch chứa 0,28 mol NaOH. Mặc khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 0,6675 mol O2  thu được 1,16 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị gần nhất của m là 

  A. 13,0.                               B. 12,5.                                C. 14,0.                               D. 13,5.

Câu 38: Cho 35,2 gam hỗn hợp X gồm phenyl fomat, propyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat, etyl phenyl oxalat tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, có 0,4 mol NaOH tham gia phản ứng, thu được dung dịch chứa m gam muối và 10,4 gam hỗn hợp ancol Y. Cho 10,4 gam Y tác dụng hết với Na, thu được 2,24 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

  A. 40,8.                               B. 39,0.                                C. 37,2.                                D. 41,0.

Câu 39: Hỗn hợp E chứa 3 peptit đều mạch hở gồm peptit X ( C4H8O3N2), peptit Y ( C7HxOyNz) và peptit Z (C11HnOmNt). Đun nóng 14,21 gam E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 18,48 gam O2, thu được  CO2, H2O, N2 và 0,11 mol K2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với

  A. 9,0%.                              B. 5,0%.                               C. 14,0%.                            D. 6,0%.

Câu 40: Hỗn hợp X gồm ancol đơn chức no mạch hở (A), axit đơn chức no mạch hở (B) và este (C) tạo ra từ (A) và (B). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 0,36 mol O2, sinh ra 0,28 mol CO2. Cho m gam X trên vào 250 ml dung dịch NaOH 0,4M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y còn lại 7,36 gam chất rắn khan. Người ta cho thêm bột CaO và 0,96 gam NaOH vào 7,36 gam chất rắn khan trên rồi nung trong bình kín, không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được a gam khí. Giá trị a gần nhất với?

  A. 2,5 gam.                         B. 2,9 gam.                           C. 2,1 gam.                         D. 1,7 gam.

...

Trên đây là Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!      

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?