TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN KỶ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN HÓA 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
CHƯƠNG 1: ESTE - CHẤT BÉO
I. Lí thuyết
CTTQ của este no đơn chức: CnH2nO2 (giống axit no đơn chức)
CTTQ của este đơn chức: CxHyO2
Khi đốt cháy 1 este có nCO2 = nH2O → este đó là no đơn chức; nếu nCO2 > nH2O → este đó là không no
Với 1 este đơn chức ta có neste = nO2 có trong este
Khi xác định các CTTQ của este trong hỗn hợp ta nên giải như sau;
- Tính M axit hoặc M muối à gốc hiđrocacbon trong axit
- Tính M ancol → gốc hiđrocacbon trong ancol
- Tính M este → gốc hiđrocacbon trong ancol và axit
Khi cho este tác dụng với NaOH, sau pư cô cạn dd cho ta chất rắn thì phải chú ya đến lượng NaOH có còn dư hay không.
Khi đề cho 1 este pư với dd NaOH theo tỉ lệ mol 1:2 thì este đó là 2 chức hoặc là este RCOOC6H5
Xà phòng hoá 1 este cho 3 muối và 1 ancol thì đó là este của 3 axit với glixerol
Khi đề cho este tác dụng với dd kiềm cho muối và ancol, đem nung muối với vôi tôi xut cho ta khí thì muối đó là muối của axit no đơn chức
Khi đầu bài cho 2 chất hữu cơ pư với NaOH cho :
+ 2 muối và 1 ancol có khả năng 2 chất hữu cơ đó là: RCOOR và RCOOR hoặc RCOOR’ và RCOOH
+ 2 muối và 1 ancol có khả năng 2 chất hữu cơ đó là: 1 este và 1 ancol có gốc hiđrocacbon giống ancol trong este; 1 este và 1 axit có gốc hiđrocacbon giống axit trong este; 1 axit và 1 ancol
+ 1 muối và 2 ancol có khả năng 2 chất hữu cơ đó là: RCOOR’ và RCOOR hoặc RCOOR’ và ROH
II. Bài tập
Câu 1.Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 và C4H8O2 là
A. 5 và 3. B. 4 và 3 C. 2 và 4 D. 3 và 4
Câu 2.Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3.Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 4.Chất X có CTPT C3H6O2, là este của axit axetic. CTCT gọn của X là :
A. C2H5COOH. B. HO-C2H4-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 5.Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 6.Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:
A. metyl propionat. B. propyl fomat. C. ancol etylic. D. etyl axetat.
Câu 7.Este etyl axetat có công thức là
A. CH3CH2OH. B. CH3COOH. C. CH3COOC2H5. D. CH3CHO.
Câu 8.Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dd NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và C2H5OH. B. HCOONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 9.Este etyl fomiat có công thức là
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2. D. HCOOCH3.
Câu 10.Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dd NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 11.Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. C2H3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 12.Este metyl acrilat có công thức là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C.CH2=CHCOOCH3 D. HCOOCH3.
Câu 13.Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 14.Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 15.Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 16.Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
A. n-propyl axetat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. metyl fomiat.
Câu 17.Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3. B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
C. H-COO-CH3, CH3-COOH. D. CH3-COOH, H-COO-CH3.
Câu 18.Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3COOH. B. CH3COOH, CH3OH.
C. CH3COOH, C2H5OH. D. C2H4, CH3COOH.
Câu 19.Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. HCOO-C(CH3)=CH2. B. HCOO-CH=CH-CH3.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 20.Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 21.Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Câu 22.Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. B. glixerol. C. ancol đơn chức. D. este đơn chức.
Câu 23.Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 24.Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 25.Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H33COONa và glixerol.
Câu 26.Khi thuỷ phân trong môi trường axit tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 27.Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (H2SO4 đặc xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 50% B. 62,5% C. 55% D. 75%
Câu 28.Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là
A. etyl axetat. B. propyl fomiat. C. metyl axetat. D. metyl fomiat.
Câu 29.Để trung hòa lượng axit tự do có trong 14 gam một mẫu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là
A. 4,8 B. 6,0 C. 5,5 D. 7,2
Câu 30.Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dd NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dd NaOH tối thiểu cần dùng
A. 400 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 200 ml.
Câu 31.Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng (gam) là
A. 16,68 B. 18,38 C. 18,24. D. 17,80
Câu 32.Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dd NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 3,28 g B. 8,56 g C. 8,2 g. D. 10,4 g
Câu 33.Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 34.Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại
A. ancol no đa chức. B. axit không no đơn chức.
C. este no đơn chức. D. axit no đơn chức.
Câu 35.Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của este là
A. C4H8O4 B. C4H8O2 C. C2H4O2 D. C3H6O2
Câu 36.Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
A. Etyl fomat B. Etyl axetat C. Etyl propionat D. Propyl axetat
Câu 37.Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
A. HCOOC3H7 B. CH3COOC2H5 C. HCOOC3H5 D. C2H5COOCH3
Câu 38.Propyl fomat được điều chế từ
A. axit fomic và ancol metylic. B. axit fomic và ancol propylic.
C. axit axetic và ancol propylic. D. axit propionic và ancol metylic.
Câu 39.Để trung hoà 14 gam một chất béo cần 1,5 ml dung dịch KOH 1M. Chỉ số axit của chất béo đó là
A. 6 B. 5 C. 7 D. 8
Câu 40.Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein B. tristearin C. tripanmitin D. stearic
CHƯƠNG 4: POLIME - VẬT LIỆU POLIME
I. Lí thuyết
Polime là những hợp chất hữu cơ có phân tử lượng rất lớn, gồm nhiều mát xích giống nhau tạo thành. Ví dụ: (-CH2-CH2-)n. Cĩ 2 l polime tự nhiên: tinh bột, xenlulozơ, protit, cao su tự nhiên và polime nhân tạo: chất dẻo, cao su tổng hợp và tơ tổng hợp.
-Polime là các chất rắn, không tan trong nước, không bay hơi và không có nhiệt độ nóng chảy cố định.
- Các phương pháp tổng hợp polime:
+ Phản ứng trùng hợp: phản ứng cộng liên tiếp của nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau, có chứa liên kết kép trong
phân tử thành polime. Ví dụ phản ứng trùng hợp butađien-1,3 tạo thành cao su BuNa.
Trường hợp các monome không giống nhau gọi là đồng trùng hợp.
+ P.ứng trùng ngưng: là quá trình kết hợp lin tiếp nhiều ph tử nhỏ thnh polime, đồng thời tách ra các phân tử nhỏ như nước...
II. Bài tập
Câu 1.Polivinyl clorua có công thức là
A. (-CH2-CHCl-)2. B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH2-CHBr-)n. D. (-CH2-CHF-)n.
Câu 2.Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. stiren. B. isopren. C. propen. D. toluen.
Câu 3.Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. propan. B. propen. C. etan. D. toluen.
Câu 4.Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
A. nhiệt phân. B. trao đổi. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.
Câu 5.Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước được gọi là phản ứng
A. trao đổi. B. nhiệt phân. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.
Câu 6.Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là
A. polivinyl clorua. B. polietilen. C. polimetyl metacrylat. D. polistiren.
Câu 7.Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?
A. CH2=CH-COOCH3. B. CH2=CH-OCOCH3.
C. CH2=CH-COOC2H5. D. CH2=CH-CH2OH.
Câu 8.Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3-CH2-Cl. B. CH3-CH3. C. CH2=CH-CH3. D. CH3-CH2-CH3.
Câu 9.Monome được dùng để điều chế polietilen là
A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH≡CH. D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 10.Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Câu 11.Cho các polime: (-CH2 – CH2-)n ;(- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n. Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH.
B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, NH2- CH2- COOH.
C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH.
D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH.
Câu 12. Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-C2H5.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 13.Nilon–6,6 là một loại
A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco.
Câu 14.Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 15.Polivinyl clorua (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trao đổi. B. oxi hoá - khử. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.
Câu 16.Công thức cấu tạo của polibutađien là
A. (-CF2-CF2-)n. B. (-CH2-CHCl-)n.
C. (-CH2-CH2-)n. D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
Câu 17.Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ tằm. B. tơ capron. C. tơ nilon-6,6. D. tơ visco.
Câu 18.Monome được dùng để điều chế polipropilen là
A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH≡CH. D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 19.Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ visco. B. tơ nilon-6,6. C. tơ tằm. D. tơ capron.
Câu 20.Tơ lapsan thuộc loại
A. tơ poliamit. B. tơ visco. C. tơ polieste. D. tơ axetat.
Câu 21.Tơ capron thuộc loại
A. tơ poliamit. B. tơ visco. C. tơ polieste. D. tơ axetat.
Câu 22.Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A.HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. B.HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
C.HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H2N-(CH2)5-COOH.
Câu 23.Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt :
A. CH3CH2OH và CH3CHO. B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3. D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.
Câu 24.Cao su buna được tạo thành từ buta-1,3-đien bằng phản ứng
A. trùng hợp B. trùng ngưng C. cộng hợp D. phản ứng thế
Câu 25.Công thức phân tử của cao su thiên nhiên
A. ( C5H8)n B. ( C4H8)n C. ( C4H6)n D. ( C2H4)n
Câu 26.Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là :
A. glyxin. B. axit terephtaric. C. axit axetic. D. etylen glycol.
Câu 27.Tơ nilon -6,6 thuộc loại
A. tơ nhân tạo. B. tơ bán tổng hợp. C. tơ thiên nhiên. D. tơ tổng hợp.
Câu 28.Tơ visco không thuộc loại
A. tơ hóa học. B. tơ tổng hợp. C. tơ bán tổng hợp. D. tơ nhân tạo.
Câu 29.Trong các loại tơ dưới đây, tơ nhân tạo là
A. tơ visco. B. tơ capron. C. tơ nilon -6,6. D. tơ tằm.
Câu 30.Teflon là tên của một polime được dùng làm
A. chất dẻo. B. tơ tổng hợp. C. cao su tổng hợp. D. keo dán.
Câu 31.Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. PVC. B. nhựa bakelit. C. PE. D. amilopectin.
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Trần Văn Kỷ, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!