ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG ESTE MÔN HÓA HỌC 12
NĂM HỌC 2019 – 2020
A. LÝ THUYẾT.
I. Công thức tổng quát của este.
Câu 1: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là
A. CnH2nO (n ≥ 3). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
C. CnH2n+2O (n ≥ 3). D. CnH2nO2 (n ≥ 2).
Câu 2: Công thức chung của đieste tạo bởi axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và ancol no, hai chức, mạch hở là
A. CnH2n+2O4. B. CnH2n–2O2. C. CnH2n–2O4. D. CnH2n–1O4.
Câu 3: Chất nào sau đây là este?
A. C2H5OCH3. B. CH3CHO. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOH.
Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại este?
A. CH3COOCH3. B. CH3CH2COOH. C. CH3NH2. D. H2NCH2COOH.
Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
A. CH2=CH-COO-CH3. B. CH3-COO-C2H5.
C. CH3-COO-C6H5. D. CH3-COO-CH=CH2.
Câu 6: Chất nào dưới đây không phải là este?
A. CH3COOH B. CH3COOCH3 C. HCOOCH3 D. HCOOC6H5
II. Tên gọi của este.
Câu 1: Este có CTPT C2H4O2 có tên gọi nào sau đây?
A. metyl propionat. B. metyl fomat. C. metyl axetat. D. etyl fomat.
Câu 2: Chất X có công thức cấu tạo thu gọn HCOOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl fomat. B. metyl fomat. C. metyl axetat. D. etyl axetat.
Câu 3: Hợp chất X có công thức cấu tạo như sau: CH3-COO-CH3. Tên gọi đúng của X là
A. etylaxetat. B. metylaxetat. C. đimetylaxetat. D. axeton.
Câu 4: Este X có công thức cấu tạo thu gọn CH3COOCH2CH2CH3. Vậy tên gọi của X là
A. metyl butirat. B. propyl axetat. C. etyl propionat. D. isopropyl axetat.
Câu 5: Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2-COO-C2H5. Tên gọi của X là:
A. vinyl axetat B. metyl propionat C. etyl propionat D. metyl metacrylat
Câu 6: Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COO-CH3. Tên gọi của X là
A. vinyl axetat B. etyl propionat C. metyl propionat D. metyl metacrylat
Câu 7: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. metyl propionat. D. propyl axetat.
Câu 8: X có công thức cấu tạo CH2 = CH - COOCH3. Tên gọi của X là:
A. metyl acrylat. B. metyl axetat. C. vinyl axetat. D. metyl fomat.
Câu 9: Cho este có công thức cấu tạo: CH2=C(CH3)COOCH3. Tên gọi của este đó là
A. Metyl metacrylic B. Metyl acrylat C. Metylacrylic D. Metyl metacrylat
Câu 10: Metyl fomat có CTPT là:
A. CH3COOCH3 B. CH3COOC2H5 C. HCOOC2H5 D. HCOOCH3
Câu 11: Este etyl fomat có công thức là
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2. D. HCOOCH3.
Câu 12: Etyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3 B. CH3CH2COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. CH3COOCH=CH2
Câu 13: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất:
A. CH3COOC2H5 B. CH3COOC3H7 C. C3H7COOCH3 D. C2H5COOCH3
Câu 14: Chất nào sau đây có tên gọi là vinyl axetat?
A. CH2=CH-COOCH3. B. CH3COO-CH=CH2.
C. CH3COOC2H5. D. CH2=C(CH3)-COOCH3.
Câu 15: Công thức phân tử của metyl metacrylat là
A. C4H8O2. B. C5H10O2. C. C4H6O2. D. C5H8O2.
Câu 16: Benzyl axetat là este có chứa vòng benzen và có mùi thơm của hoa nhài. Công thức cấu tạo thu gọn của benzyl axetat là
A. C6H5CH2COOCH3. B. C6H5COOCH3. C. CH3COOC6H5. D. CH3COOCH2C6H5.
Câu 17: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Vinyl axetat. B. Propyl fomat. C. Propyl axetat. D. Metyl axetat.
Câu 18: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Phenyl axetat. B. Vinyl axetat. C. Etyl axetat. D. Propyl axetat.
Câu 19: Chất nào sau đây có công thức phân tử là C3H4O2?
A. Vinylfomat B. Etylfomat C. Metylaxetat D. Phenylaxetat
Câu 20: Số nguyên tử H có trong phân tử vinyl axetat là
A. 6. B. 10. C. 8. D. 4.
Câu 21: Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín có khối lượng phân tử là.
A. 116 B. 144 C. 102 D. 130
Câu 22: Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa chín, etyl isovalerat có mùi táo,…Este có mùi chuối chín có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. CH3COOCH2CH(CH3)2. B. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.
C. CH3COOCH2CH(CH3)CH2CH3. D. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3.
Câu 23: Este nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?
A. Etyl propionat. B. Etyl axetat. C. Benzyl axetat. D. Isoamyl axetat.
III. Xác định số đồng phân của este.
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là ?
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 2: Số đồng phân este ứng với CTPT C4H8O2 là
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 3: Số đồng phân este mạch hở, có công thức phân tử C3H4O2 là
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 4: X là một este no, đơn chức, mạch hở. Trong phân tử X có ba nguyên tử cacbon. Số CTCT của X thoả mãn là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 5: Với công thức phân tử C4H6O4, số đồng phân este đa chức mạch hở là:
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 6: Làm bay hơi 3,7 gam este nó chiếm thể tích bằng thể tích của 1,6 gam O2 trong cùng điều kiện. Este trên có số đồng phân là: (Cho C=12; H=1; O=16)
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 7: Làm bay hơi 8,14 gam một este đơn chức X thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 3,52 gam oxi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức thích hợp của X là:
A. C3H4O2 B. C4H8O2 C. C4H6O2 D. C3H6O2
IV. Tính chất vật lí của este.
Câu 1: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOH. D. CH3CH2OH.
Câu 2: Cho các ứng dụng:
1) Dùng làm dung môi.
2) Dùng để tráng gương .
3) Dùng làm nguyên liệu sản xuất chất dẻo, dùng làm dược phẩm .
4) Dùng trong công nghiệp thực phẩm.
Những ứng dụng nào là của este.
A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4
Câu 3: Một số este được dùng làm hương liệu mĩ phẩm, bột giặt … là do:
A. Là chất lỏng dễ bay hơi
B. Có mùi thơm, an toàn với người
C. Đều có nguồn gốc từ thiên nhiên và có thể điều chế được
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: So với các axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi ?
A. Thấp hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều.
B. Thấp hơn do giữa các phân tử este không tồn tại liên kết hiđro.
C. Cao hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều.
D. Cao hơn do giữa các phân tử este có liên kết hiđro bền vững.
V. Tính chất hóa học của este.
Câu 1: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng được gọi là phản ứng
A. trùng hợp. B. thủy phân. C. xà phòng hóa D. trùng ngưng.
Câu 2: Sản phẩm thủy phân este no đơn chức, mạch hở trong dung dịch kiềm là hỗn hợp:
A. ancol và axit B. ancol và muối C. muối và nước D. axit và nước
Câu 3: Thuỷ phân CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH thu được sản phẩm hữu cơ là
A. CH3COOH và C2H5OH B. CH3COONa và CH3CHO
C. CH3COOH và CH3CHO D. CH3COONa và C2H5OH
Câu 4: Đun nóng este: CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:
A. CH3COONa và CH3CHO B. C2H5COONa và CH3OH
C. CH3COONa và CH2=CHOH D. CH2=CHCOONa và CH3OH
Câu 5: Thuỷ phân hoàn toàn este X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được natri axetat và etanol. Công thức của X là
A. C2H3COOCH3 B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOC2H3.
Câu 6: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH?
A. HCOOCH3. B. C2H5COOH. C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 7: Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa . Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOH. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.
Câu 8: Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y
có công thức C3H5O2Na . Công thức cấu tạo của X là:
A. HCOOC3H7 B. CH3COOC2H5 C. C2H5COOCH3 D. HCOOC3H5
Câu 9: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na . Chất X có tên gọi là
A. metyl acrylat. B. metyl metacrylat. C. metyl axetat. D. etyl acrylat.
Câu 10: Một este X có công thức phân tử là C4H8O2. Khi thuỷ phân X trong môi trường axit thu được axit propionic . Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOC2H5.
C. CH3CH2COOC2H5. D. CH3CH2COOCH3.
Câu 11: Trường hợp nào sau đây tạo sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic
A. HCOOCH=CH-CH3 + NaOH B. HCOOC(CH3)=CH2 + NaOH
C. CH2=C(CH3)COOH + NaOH D. HCOOCH2CH=CH2 + NaOH
Câu 12: Hợp chất hữu cơ X có CTPT C9H10O2. Đun nóng X với dd NaOH dư thu được hỗn hợp 2 muối. CTCT của X là:
A. CH3CH2COOC6H5 B. CH3-COOCH2C6H5
C. HCOOCH2CH2C6H5 D. HCOOCH2C6H4CH3
Câu 13: Este X (C8H8O2) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH, đun nóng thu được hai muối hữu cơ và nước . X có tên gọi là
A. phenyl fomat. B. benzyl fomat. C. metyl benzoat. D. phenyl axetat.
Câu 14: Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?
A. CH3COOC6H5 (phenylaxetat). B. CH3OOC-COOCH3.
C. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat). D. CH3COO-[CH2]2-OOCCH2CH3.
Câu 15: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. etyl axetat B. ancol etylic C. ancol metylic D. axit fomic
Câu 16: Este tham gia phản ứng tráng gương là
A. axit fomic B. metyl axetat. C. axit axetic D. etyl fomat.
Câu 17: Este nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
A. HCOOC2H5 B. CH3COOCH3 C. CH2=CH-COOCH3 D. HCOOH
Câu 18: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc:
A. C2H2 B. CH3CH=O C. HCOOCH3 D. HCOOCH=CH2
Câu 19: Một este có công thức phân tử là C3H6O2 có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong NH3. Công thức cấu tạo của este đó là công thức nào?
A. HCOOC3H7 B. HCOOC2H5 C. C2H5COOCH3 D. CH3COOCH3
Câu 20: Xà phòng hóa este nào sau đây thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
A. Vinyl axetat B. anlyl propionat C. Etyl acrylat D. Metyl metacrylat
Câu 21: Một este có công thức phân tử C4H6O2. Thuỷ phân hết 1 mol X thành hỗn hợp Y. X có công thức cấu tạo nào để Y cho phản ứng tráng gương tạo ra lượng Ag lớn nhất ?
A. HCOOCH2CH = CH2. B. HCOOCH = CHCH3
C. CH3COOCH = CH2 D. CH2 = CHCOOCH3.
Câu 22: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là:
A. CH3COO-CH=CH2. B. CH2CH-COO-CH3.
C. HCOO-C(CH3)=CH2. D. HCOO-CH=CH-CH3
Câu 23: Etyl axetat không tác dụng với
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). B. H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
C. dung dịch Ba(OH)2 (đun nóng). D. O2, to.
Câu 24: Este nào sau đây khi đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ đều không làm mất màu nước brom ?
A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=CHCOOCH=CH2.
C. CH3CH2COOCH3. D. CH3COOCH2CH=CH2.
Câu 25: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br2?
A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH2COOH. C. CH2=CHCOOH. D. CH3COOCH3.
Câu 26: Chất nào sau đây không phản ứng được với metyl acrylat (CH2=CH-COOCH3)?
A. dung dịch Br2. B. dung dịch NaOH. C. H2 (xt, to). D. CaCO3.
Câu 27: Metyl acrylat CH2=CH-COO-CH3 không tác dụng với hóa chất nào sau đây?
A. NaOH đun nóng. B. Br2 trong dung dịch.
C. H2 có xúc tác Ni, đun nóng. D. Na
Câu 28: Este nào dưới đây thủy phân không thu được ancol ?
A. Vinyl axetat. B. Benzyl axetat. C. Triolein. D. Metyl acrylat.
Câu 29: Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit thì ta thu được một hỗn hợp các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este có thể là ở đáp án nào sau đây?
A. H-COO-CH=CH-CH3 B. CH2=CH-COO-CH3
C. CH3-COO-CH=CH2 D. H-COO-CH2-CH=CH2
Câu 30: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất M. M có nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon. Chất X có thể là:
A. HCOOCH3. B. CH3COOC(CH)3=CH2.
C. CH3COOCH=CH2. D. HCOOCH=CH2.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập Chương Este môn Hóa 12 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham hảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau:
- Đề cương ôn tập chương 1 Este - Lipit môn Hóa học 12 năm 2018 - 2019
- Bài tập vận dụng chuyên đề este - lipit trong các đề thi môn Hóa học
- Câu hỏi chương este - lipit (Mức độ vận dụng và vận dụng cao)
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.