ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT PHÚ XUÂN
PHẦN 1: KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
A. Kim loại kiềm thổ
– Lớp ngoài cùng : ns2
– R nguyên tử lớn (nhỏ thua R nguyên tử kim loại kiềm) so vói các nguyên tố trong cùng chu kì.
– I1, I2 nhỏ và I1, I2 << I3
→ tính khử mạnh : M → M2+ + 2e
– Phản ứng với H2O :
+ Be không phản ứng ở mọi điều kiện
+ Mg phản ứng khi đun nóng
+ Ba, Sr, Ca phản ứng ở điều kiện thường
– BeO và Be(OH)2 là các hợp chất lưỡng tính
– Điều chế kim loại kiềm thổ : điện phân muối halogenua nóng chảy.
- Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.
- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng; các loại độ cứng của nước, cách làm mềm nước cứng.
- Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.
B. Nhôm
– Lớp ngoài cùng : 3s23p1
– R nguyên tử lớn (nhỏ thua R nguyên tử kim loại kiềm và kiềm thổ) so vói các nguyên tố trong cùng chu kì.
– I1, I2, I3 nhỏ và I3 << I4
→ tính khử mạnh : Al → Al3+ + 3e
– Phản ứng với dung dịch kiềm, thụ động hóa với HNO3 và H2SO4 đặc nguội.
– Al2O3 và Al(OH)3 là các hợp chất lưỡng tính.
– Điều chế nhôm : điện phân Al2O3 nóng chảy, hiểu được các công đoạn và công dụng của criolit.
– Biết được ứng dụng của nhôm và các hợp chất của nhôm. Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch.
PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG VI: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM, HỢP CHẤT KIM LOAỊ KIỀM – KIỀM THỔ
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm :
A. to nóng chảy, to sôi thấp B. Khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
C. Độ dẫn điện dẫn to thấp. D. Cấu hình e ở lớp ngoài cùng ns1
Câu 2. Cấu hình e của ion Na+ giống cấu hình e của ion hoặc nguyên tử nào trong đây sau đây :
A. Mg2+, Al3+, Ne B. Mg2+, F –, Ar
C. Ca2+, Al3+, Ne D. Mg2+, Al3+, Cl–
Câu 3. Dẫn khí CO2 vào dung dịch NaOH dư, khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Dung dịch Y có chứa
A. Na2CO3 và NaOH. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. Na2CO3 và NaHCO3.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của kim loại kiềm :
A. Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử B. Số oxy hóa nguyên tố trong hợp chất
C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất D. Bán kính nguyên tử
Câu 5. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của ion R+ là 2p6. Nguyên tử R là :
A. Ne B. Na C. K D. Ca
Câu 6. Trong phòng thí nghiệm để bảo quản Na có thể ngâm Na trong :
A. NH3 lỏng B. C2H5OH C. Dầu hoả. D. H2O
Câu 7. Phản ứng hoá học đặc trưng của kim loại kiềm là phản ứng với :
A. Muối B. O2 C. Cl2 D. H2O
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm :
A. Đều có mạng tinh thể giống nhau : Lập phương tâm khối.
B. Dễ bị oxi hoá.
C. Điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hidroxit.
D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1e ở phân lớp p.
Câu 9. Kim loại nào sau đây khi cháy trong oxi cho ngọn lửa mà đỏ tía :
A. Li B. Na C. K D. Rb
Câu 10. Trường hợp nào sau đây Na+ bị khử :
A. Điện phân nc NaCl B. Điện phân d2 NaCl
C. Phân huỷ NaHCO3 D. Cả A,B, C.
Câu 11. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl :
A. Làm gia vị B. Điều chế Cl2 , HCl, nước Javen C. Khử chua cho đất D. Làm dịch truyền trong y tế
Câu 12: Để phân biệt một cách đơn giản nhất hợp chất của kali và hợp chất của natri ,người ta đưa các hợp chất của kalivà natri vào ngọn lửa ,những nguyên tố đó dễ ion hóa nhuốm màu ngọn lửa thành :
A. Tím của kali ,vàng của natri B .Tím của natri ,vàng của kali
C. Đỏ của natri ,vàng của kali D .Đỏ của kali,vàng của natri
Câu 13: Để điều chế kim loại Na, người ta thực hiện phản ứng :
A. Điện phân dung dịch NaOH B. Điện phân nóng chảy NaCl
C. Cho dd NaOH tác dụng với dd HCl D. Cho dd NaOH tác dụng với H2O
Câu 14: Sự tạo thành thạch nhủ trong hang động là do phản ứng :
A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O B. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 D. CaCO3 → CaO + CO2
Câu 15: Sản phẩm của sự điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ, có màng ngăn xốp là :
A. Natri và hiđro B. Oxi và hiđro
C. Natri hiđroxit và clo D. Hiđro, clo và natri hiđroxit.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
NHÔM VÀ HỢP CHẤT
Câu 1. Nhôm oxit thuộc loại oxit
A. axit B. bazơ
C. lưỡng tính D. không tạo muối.
Câu 2. Nhôm là kim loại
A. có tính oxi hóa. B. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
C. có tính khử mạnh. D. vừa có tính axit, vừa có tính bazơ.
Câu 3. Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp
A. thủy luyện.
B. nhiệt luyện.
C. điện phân nóng chảy.
D. điện phân dung dịch.
Câu 4. Ở nhiệt độ thường, nhôm không tác dụng với dung dịch
A. HClđặc. B. H2SO4 loãng C. HNO3 loãng D. NaCl.
Câu 5. Quặng nhôm (nguyên liệu chính) được dùng trong sản xuất nhôm là
A. Boxit Al2O3.2H2O.
B. Criolit Na3AlF6 (hay 3NaF.AlF3)
C. Aluminosilicat (Kaolin) Al2O3.2SiO2.2H2O
D. Mica K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O
Câu 6. Muối nhôm nào sau đây được sử dụng làm trong nước?
A. Al2(SO4)3.18H2O B. AlCl3.6H2O
C. Al(NO3)3.9H2O D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 7. Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính là
A. Al(OH)3 B. Al2O3 C. Al. D. NaHCO3
Câu 8. Cấu hình e nguyên tử nhôm (z = 13) là
A. [Ne]3p3 B. [He]3s23p3 C. [Ne]3s23p1 D. [Ne]3p33s2
Câu 9. Kim loại phản ứng được với dung dịch bazơ là
A.Fe . B. Cr C. Ag. D. Al.
Câu 10. Phản ứng nhiệt nhôm là
A. 2Al + 3CuO → 3Cu + Al2O3
B. Al + FeCl2 → 3Fe + AlCl3
C. 3Al + 4C→ Al4C3
D. 2Al2O3 → 4Al + 3O2
Câu 11. Nhôm bền trong không khí và nước là do
A. nhôm là kim loại kém hoạt động.
B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ
D. Nhôm có tính thụ động với không khí và nước.
Câu 12. Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch kiềm?
A. AlCl3, Al2(SO4)3
B. Al(NO3)3, Al(OH)3
C. Al(OH)3, Al2O3
D. Al2(SO4)3, Al2O3.
Câu 13. Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm ?
A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng D. Al tác dụng với dd KOH nóng.
Câu 14. Ở nhiệ t độ cao, Al khử đ ược io n kim loại tro ng o xit
A.MgO. B. BaO. C. K2O. D. Fe2O3.
Câu 15. Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch:
A. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. KNO3. D. Cu(NO3)2.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây về nhôm không chính xác?
A. kim loại có tính khử mạnh, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
B. kim loại lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit hoặc dd kiềm mạnh.
C. không tan trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
D. tác dụng với HNO3 loãng lạnh có thể tạo ra NH4NO3.
Câu 17. Kết luận nào sau đây không đúng với nhôm?
A. Có bán kính nguyên tử lớn hơn Mg.
B. Là nguyên tố họ p
C. Là kim loại nhẹ, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
D. Có mạng tinh thể lập phương tâm diện.
Câu 18. Chọn phát biểu không đúng?
A. Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.
B. Al(OH)3 kém bền, bị nhiệt phân tạo nhôm oxit.
C. Bột Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí Clo.
D. Dùng khí CO có thể khử Al trong Al2O3 ở nhiệt độ cao
Câu 19. Phản ứng nhiệt nhôm xảy ra được khi Al tác dụng với dãy chất nào sau đây ở t0 cao?
A. Fe3O4, CuO, Cr2O3
B. FeO, CaO, Cr2O3
C. FeO, MgO, ZnO
D. PbO, CuO, NaOH
Câu 20. Cation M3+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí M trong bảng tuần hoàn là
A. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA.
B. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIB.
C. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IA.
D. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IB.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là trích dẫn Đề cương ôn tập giữa HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Phú Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết có đáp án HK2 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Cờ Đỏ
- Bộ đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Trường Chinh, Hồ Chí Minh
- Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Lý Bôn
Chúc các em học tập tốt