TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 12 GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 |
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Lịch sử thế giới
- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Hội nghị Ianta (2-1945).
+ Sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc (mục đích và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc).
- Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu, CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi của một nước, trở thành một hệ thống thế giới.
- Những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Khái quát tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hóa, chính trị, xã hội ở các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
- Sự mở rộng và đa dạng của quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX:
+ Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập niên.
+ Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác.
2. Lịch sử Việt Nam
2.1. Lịch sử Việt Nam 1919 - 1930
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của Pháp đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội (giai cấp) và điều kiện chính trị (phong trào yêu nước) để tiếp thu luồng tư tưởng của cách mạng vô sản.
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và một số nhà hoạt động yêu nước khác đã làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản.
- Ba tổ chức cộng sản ra đời vào nửa sau năm 1929 rồi thống nhất thành một đảng là Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
2.2. Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945
- Những nét lớn của:
+ Phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh 1930 – 1931.
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939.
+ Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945).
- Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình chuẩn bị và tập dượt trong 15 năm kể từ khi Đảng ra đời năm 1930. Cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi đã giành được độc lập, chính quyền về tay nhân dân. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
2.3. Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954
- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) tiến hành trong điều kiện nước ta đã có độc lập và chính quyền. Vì vậy, nhiệm vụ cách mạng của nước ta thời kì này là kháng chiến và kiến quốc.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là trận thắng quyết định đưa đến việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1. Trong các nguyên tắc hoạt động sau đây nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết các dân tộc
B. Hợp tác có hiệu quả giữa các thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
C. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
Câu 2. Mục đích của tổ chức Liên Hợp Quốc được ghi nhận trong Hiến chương là:
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít
D. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết dân tộc
Câu 3. Năm 1977 Việt Nam gia nhập vào tổ chức nào sau đây:
A. ASEAN
B. WTO
C. Liên Hợp Quốc
D. SEATO
Câu 4. Sự kiện nào mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người
A. Vệ tinh Lunik ra khỏi sức hút của trái đất, bay về hướng Mặt trăng.
B. Vệ tinh nhân tạo Sputnhich được phóng thành công.
C. Nhà du hành vũ trụ Amstrong đi bộ lên Mặt trăng.
D. Tàu vũ trụ Phương Đông cùng nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất.
Câu 5. Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng
A. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
B. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
C. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
D. tăng cường hợp tác khoa học kĩ thuật với các nước châu Âu.
Câu 6. Những nước hoặc vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế” của châu Á?
A. Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan.
B. Singapo, Hồng Kông, Đài Loan
C. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
D. Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
Câu 7. Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là gì?
A. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội thế giới, sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc
B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến, tư bản trên đất Trung Hoa.
C. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
Câu 8. Mục tiêu của tổ chức ASEAN là:
A. Chống lại sự thao túng của Mĩ về kinh tế.
B. Chống lại xâm lược của chủ nghĩa thực dân.
C. Hình thành liên minh kinh tế, chính trị, quân sự, mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài.
D. Hợp tác giữa các nước thành viên nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực
Câu 9. Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là:
A. Việt Nam, Philipin, Singapo, Thái Lan, Idonexia.
B. Philipin, Singapo, Thái Lan, Idonexia, Brunây.
C. Philpin, Singapo, Thái Lan, Idonexia, Malixa.
D. Malixa, Philpin, Mianma, Thái Lan, Idonexia.
Câu 10. Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, những quốc gia ở Đông Nam Á đứng lên tuyên bố độc lập là:
A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
B. Việt Nam, Philippin, Lào
C. Inđônêxia, Lào, Philippin.
D. Việt Nam, Malaixia, Lào.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2. LỊCH SỬ VIỆT NAM
2.1. LỊCH SỬ VIỆT NAM 1919 – 1930
Câu 1. Để độc chiếm thị trường Đông Dương Pháp đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của nước nào khi nhảy vào thị trường Dông Dương?
A. Hàng hóa của Ấn Độ
B. Hàng hóa của Trung Quốc, Nhật Bản
C. Hàng hóa của Thái Lan, Xin-ga-po
D. Hàng hóa của Triều Tiên, Mông Cổ.
Câu 2. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?
A. Nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
B. Nền kinh tế mở cửa, phát triển mạnh mẽ.
C. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ thuộc vào Pháp.
D. Nền kinh tế công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Câu 3. Những giai cấp cũ trong xã hội Việt nam từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp là?
A. Nông dân, địa chủ phong kiến.
B. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công.
C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.
D.Nông dân, địa chủ PK, công nhân.
Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp địa chủ phong kiến như thế nào?
A. Sẵn sàng thỏa hiệp với nông dân để chống tư sản dân tộc.
B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp.
C. Sẵng sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.
D. Sẵn sàng đứng lên chống thực dân để giải phóng dân tộc.
Câu 5. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ngoài thực dân Pháp, còn có giai tầng nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Đại địa chủ phong kiến.
D. Tư sản dân tộc.
Câu 6. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản phân hóa như thế nào?
A.Tư sản dân tộc và Tư sản thương nghiệp.
B.Tư sản dân tộc và Tư sản công nghiệp.
C.Tư sản dân tộc và Tư sản mại bản.
D.Tư sản dân tộc và Tư sản công thương.
Câu 7. Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân?
A. Tiểu tư sản.
B. Công nhân.
C. Tư sản.
D. Địa chủ.
Câu 8. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?
A. Chủ nghĩa Mác-Lê-nin được truyền bá rộng vào Việt Nam.
B. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.
C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
D. Thức dân Pháp đang trên đà suy yếu.
Câu 9. Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923?
A. Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu.
B. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài.
C. Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.
D. Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.
Câu 10. Trần Dân Tiên viết: “Việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân.”. Sự kiện nào sau đây phản ánh điều đó?
A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.
B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).
C. Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926).
D. Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu (6/1924).
Câu 11. Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 chủ yếu là:
A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
B. Đòi quyền lợi về chính trị.
C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
D. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
Câu 12. Sự kiện nào thể hiện: “Tư tưởng cách mạng Tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân Việt Nam”?
A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8/1925).
B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái nổ vang ở Sa Diện - Quảng Châu (6/1924).
D. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (1919).
Câu 13. Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?
A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.
B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp.
C. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
D. Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt Trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Câu 14. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc – xai (18/6/1919).
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).
C. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920).
D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6/1925).
Câu 15. Để nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác Lê nin và Cách mạng Tháng Mười Nga, từ năm 1920 – 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở nước nào?
A Liên Xô
B. Pháp
C. Trung Quốc
D. Anh
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 12
I. Phần Lịch sử thế giới
1-B | 2-A | 3-C | 4-D | 5-D | 6-C | 7-A | 8-D | 9-C | 10-A |
11-D | 12-D | 13-C | 14-D | 15-B | 16-C | 17-A | 18-D | 19-C | 20-C |
II. Phần Lịch sử Việt Nam
1-B | 2-C | 3-A | 4-C | 5-C | 6-C | 7-B | 8-B | 9-C | 10-D |
11-A | 12-A | 13-A | 14-C | 15-B | 16-A | 17-D | 18-B | 19-A | 20-D |
21-B | 22-D | 23-A | 24-C | 25-A | 26-B | 27-C | 28-D | 29-D | 30-B |
31-C | 32-A | 33-B | 34-D | 35-B | 36-C | 37-A | 38-C | 39-D | 40-A |
41-A | 42-A | 43-D | 44-B | 45-B | 46-D | 47-B | 48-C | 49-C | 50-B |
51-B | 52-A | 53-A | 54-C | 55-B | 56-C | 57-B | 58-B | 59-A | 60-D |
61-B | 62-B | 63-B | 64-D | 65-C | 66-C | 67-B | 68-A | 69-D | 70-B |
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 Trường THPT Đa Phúc. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !