Đề cương ôn tập Chương 1, 2, 3 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Cửa Tùng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 1, 2, 3 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020

 

PHẦN 1:

Câu 1: Số đồng phân đơn chức mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:

A. 5.                  B. 2.                               C. 4.                               D. 6.

Câu 2: Chất X có công thức phân tử C3H6O2 là este của axit fomic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. CH3COOCH3.      

B. C2H5COOH.         

C. HO-C2H4-CHO.    

D. HCOOC2H5

Câu 3: Công thức chung của este no, đơn chức là:

A. CnH2n-4O2 (n ≥ 3)          

B. CnH2n+2O2 (n ≥ 3).    

C. CnH2nO2 (n ≥ 2).       

D. CnH2nO2 (n ≥ 1)

Câu 4: Cho tất cả các đồng phân  mạch hở, có cùng CTPT C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3, AgNO3/NH3 Số phản ứng xảy ra là:

 A. 2.                  B. 3.                        C. 5.                       D. 4.

Câu 5: Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là: 

A. 4.                    B. 6.                                  C. 3.                          D. 5.

Câu 6: Đun nóng este CH3COOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được:

A. CH3COONa ,CH3OH.                               B. C2H5COONa ,CH3OH.     

C. CH3COONa , C2H5OH.                             D. HCOONa , C2H5OH.

Câu 7: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được anđehit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là:

A. HCOO-CH=CH-CH3.                                         B. HCOO-C(CH3)=CH2.  

C. CH2=CH-COO-CH3.                                           D. CH3COO-CH=CH2.

Câu 8: Thủy phân chất nào sau đây trong dung dịch NaOH dư tạo 2 muối ?

A. CH3-COO-CH=CH2.         B. CH3COO-C2H5        C. CH3COO-CH2-C6H5.       D. HCOO-C6H5.

Câu 9: Chất nào sau đây tác dụng với cả dung dịch NaOH, dung dịch brom, dung dịch AgNO3/NH3 ?

A. CH3COOCH=CH2.           B. CH2=CHCOOH.       C. HCOOCH=CH2               D. CH2=CHCOOCH3.

Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hoá sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): Xenlulozo → X → Y → Z → etyl axetat.

Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:

A. C2H4, CH3COOH.                                               B. CH3COOH, C2H5OH.

C. C2H5OH, CH3COOH.                                         D. CH3COOH, CH3OH.

Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

1) C3H4O2 + KOH → (A) + (B)   

2) (A) + H2SO4 loãng → (C) + (D)

Các chất B, C đều có khả năng tham gia pứ tráng bạc. CTCT của B và C lần lượt là:

A. CH3CHO và HCOOH.                  B. CH3CHO  và HCOOK.     

C. HCHO và CH3CHO.                     D. HCHO và HCOOH.

Câu 12: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C17H33COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là:

 A. 5.                                   B. 6.                           C. 3.                                     D. 4.

Câu 13: Khi đốt cháy hoàn toàn este X cho số mol CO2 bằng số mol H2O. Để thủy phân hoàn toàn 6,0 gam este X cần dùng dung dịch chứa 4 gam NaOH. Công thức phân tử của este là:

A. C5H10O2.                        B. C4H8O2.                     C. C3H6O2.                     D. C2H4O2.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 12,4 gam. Khối lượng kết tủa tạo ra tương ứng là:

A. 10gam.                           B. 24,8 gam.                  C. 12,4 gam.                  D. 39,4 gam.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?

A. Giảm 7,74 gam.             B. Giảm 7,38 gam.         C. Tăng 2,70 gam.         D. Tăng 7,92 gam.

Câu 16: Cho 10 gam chất X (chỉ chứa nhóm chức este có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 11,6 gam chất rắn khan và một chất hữu cơ Y. Công thức của Y là:

 A. CH3OH.                B. C2H5OH.                  C. CH3CHO.                                D. CH3COCH3

Câu 17: Khi nghiên cứu cacbohiđrat X, ta nhận thấy:

- X có tráng bạc, có một đồng phân.                 

- X thuỷ phân trong nước được 1 sản phẩm.  X là:

A. Fructozơ.              B. Tinh bột.                     C. Saccarozơ.                             D. Mantozơ.

Câu 18: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ., etylfomat, mantozo .Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng bạc là:

A. 3.                           B. 2.                              C. 4.                                             D. 5.

Câu 19: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic., saccarozo Số chất hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là :

A. 3.                          B. 5.                               C. 1.                                            D. 4.

Câu 20: Cacbohiđrat Z tham gia chuyển hoá: Z dung dịch xanh lam  kết tủa đỏ gạch. Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây ?

A. Glucozơ.                        B. Fructozơ.                   C. Saccarozơ.                 D. Mantozơ.

Câu 21: Tiến hành các thí nghiệm sau :     

1) Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu cơ A;

2)Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất B; 

3) Hấp thụ C2H2 vào dung dịch HgSO4 ở 80oC thu được hợp chất hữu cơ D;

4) Hiđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ E; 

Chọn sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất trên. Biết mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng

A. D → E → B → A.        B. A → D → B → E.      C. E → B → A → D.     D. B → E → D → A.

Câu 22: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, saccarozo. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử

A. Dung dịch iot và phản ứng tráng bạc.

B. Dung dịch iot.  

C. Dung dịch axit.    

D. Phản ứng với Na.

Câu 23: Phát biểu sai là:

A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.

B. Thủy phân (xúc tác H+, t°) saccarozơ cũng như mantozơ đều chỉ cho cùng một monosaccarit.

C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, t°) có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 /OH- khi đun nóng cho kết tủa đỏ gạch Cu2O .

Câu 24: Các chất trong dãy nào sau đây khi tdụng với ddịch AgNO3 /NH3 dư đều tạo ra sản phẩm là kết tủa:

A. Glucozơ, metyl fomat, saccarozơ, anđehit axetic.   

B. axetilen, glucozơ, metyl fomiat, axit fomic

C. Fructozơ, anđehit axetic, mantozơ, xenlulozơ.        

D. Đivinyl, glucozơ, metyl fomat, tinh bột.

Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X → Y → amonigluconat. X, Y lần lượt là:

A. xenlulozơ, glucozơ.      

B. mantozơ, etanol.      

C. tinh bột, etanol.       

D. saccarozơ, etanol.

Câu 26: Cho 100ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là:

A. 0,02.                      B. 0,03.                      C. 0,010.                        D. 0,10.

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (glucozơ, fructozơ, metanal và axitetanoic) cần 4,48 lít( đktc) O2. Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 10,0.                      B. 12,0.                       C. 20,0.                           D. 20,5.

Câu 28: Hoà tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và Saccarozơ vào nước thu được 100ml dung dịch  X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng Saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 2,16 gam.              B. 3,24 gam.                C. 3,42 gam.               D. 2,7 gam.

Câu 29: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 80% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 6,480.                   B. 9,504.                       C. 8,208.                        D. 11,232.

Câu 30: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 450 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa nữa. Giá trị của m là:

A. 550.                      B. 810.                        C. 658,125.                 D. 758,255.

PHẦN 2:

Câu 1: Số đồng phân amin  bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là:

A. 5.                                    B. 7.                               C. 3.                               D. 8.

Câu 2: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?

A. CH3NHC2H5 và CH3CH2CH2OH.                      B. C2H5NH2 và CH3CH2CH2OH.

C. (C2H5)2NC2H5 và CH3CH(OH)CH3.                   D. CH3NHC2H5 và C2H5OH.

Câu 3: Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2. Chất trong dãy có lực bazơ mạnh nhất là:

A. NH3.                              B. CH3NH2.                   C. C2H5NH2.                  D. C6H5NH2.

Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng:  X  →  Y → C6H6 → Z → Anilin. X và Z lần lượt là:

A. CH4, C6H5NO2.                                                   

B. C2H2, C6H5CH3.

C. C6H12 (xiclohexan), C6H5CH3.                            

D. C2H2, C6H5NO2.

Câu 5: Trung hoà 50 ml dung dịch metylamin cần 50 ml dung dịch HCl 0,1M. Giả sử thể tích không thay đổi. Nồng độ mol của metylamin trong dung dịch là:

A. 0,1M.          B. 0,04M.        C. 0,05M.        D. 0,06M.

Câu 6: Một amin A thuộc cùng dãy đồng đẳng với metylamin có hàm lượng cacbon trong phân tử bằng 61,01%. CTPT của A là :

A. C3H9N.       B. C5H13N.      C. C4H11N.      D. C2H7N.

Câu 7: Theo sơ đồ phản ứng sau: CH4 → A  → B → C → D, thì A, B, C, D lần lượt là:

A. C22, C6H6, C6H5­NO2, C6H5NH2.                                

B. C2H2, C6H6, C6H5NO2, C6H5NH3Cl.

C. C2H4, C6H6, C6H5NH2, C6H5NH3Cl.                                

D. C6H6, C6H5NO2, C6H5NH2,C6H5NH3Cl.

Câu  8: a.a: X có CTPT C4H9O2N, phân tử có một nhóm NH2, một nhóm COOH. X có tất cả bao nhiêu đồng phân ?

A. 7.                          B. 6.                               C. 8.                               D. 5.

Câu 9: Trong các chất sau: X1: H2N-CH2-COOH; X2: CH3NH2; X3: C2H5­OH; X4: C6H5OH; X5: C6H5NH2. Những chất có khả năng thể hiện tính bazơ là:

A. X1,X2, X5.              B. X1,X2,X3.                C. X2,X4.                     D. X1,X3.

Câu 10: Cho sơ đồ biến hoá sau:  Alanin  → X →  Y

X, Y là những chất hữu cơ. CTCT của Y là:

A. CH3-CH(NH2)-COONa.

B. H2N-CH2-CH2-COOH.

C. CH3-CH(NH3Cl)COOH.           

D. CH3-CH(NH3Cl)COONa.

Câu 11: Hợp chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X tác dụng với dd NaOH, đun nhẹ thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quì ẩm. Nung Y với NaOH rắn thu được C2H6. CTCT của X là

A. HCOONH3CH2CH3.

B. HCOONH2(CH3)2.

C. CH3COONH3CH3.         

D. CH3CH2COONH4.

Câu 12: Cho sơ đồ pứ: C3H9O2N + NaOH → CH3NH2 + (D) + H2O. CTCT của D là:

A. CH3CH2COONH4.        B. CH3COONa.             C. H2N-CH2COONa.    D. C2H5COONa.

Câu 13: Cho 15 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là:

A. 19,4 gam.                   B. 9,6 gam.                       C. 9,8 gam.                 D. 9,9 gam.

Câu 14: Cho 23 gam hỗn hợp hai amino axit tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 24,46 gam muối. Khối lượng HCl phải dùng là:

A. 0,73.                           B. 0,95.                               C. 1,42.                         D. 1,46.

Câu 15: Cho 9,1 gam hh X gồm bốn chất hữu cơ có cùng CTPT C3H9NO2 tác dụng hoàn toàn với 200 gam dd NaOH 40%, đun nóng, thu được dd Y và hh Z (đktc) gồm bốn khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 19. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :

A. 8,9.                              B. 16,5.                                C. 85,4.                           D. 83,5.

Câu 16: Cho 21,6 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etyl amin và propyl amin (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 : 1) tác dụng hết với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là:

A. 36,2 gam                      B. 43,5 gam                       C. 40,58 gam                    D. 39,12 gam

Câu 17: a-Amino axit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là: 

A. H2NCH2CH2COOH.                     B. CH3CH2CH(NH2)COO

C. CH3CH(NH2)COOH.                    D. H2NCH2COOH.

Câu 18: Thủy phân hoàn toàn H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2CO-NH-CH2-COOH thu được bao nhiêu amino axit khác nhau ?  

A. 5.                 B. 3.                             C. 2.                            D. 4.

Câu 19 : Cho các chất sau: valin , vinylaxetat, glixerol, tristearin, ancol etylic,  phenylamoni clorua, Gly-Val . Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng đun nóng là:

A. 3                   B. 6                             C. 4                               D. 5

Câu 20: Chất khôn g có phản ứng biure?

A. Gly-Gly-Gly.                    B. Ala-Gly.                       C. Gly-Val-Ala.             D. Ala-Gly-Ala.

Câu 21: Khi thủy phân hoàn toàn 1 pentapeptit ta thu được các aminoaxit X, Y, Z, E, F. Nếu thủy phân không hoàn toàn peptit này thì thu được các đipeptit và tripeptit XE, ZY, EZ, YF, EZY. Hãy chọn thứ tự đúng của các aminoaxit trong pentapeptit cho trên:                

 A. X- E- Y- Z- F                    B. X,E,Z,Y,F                    C. X- Z- Y- F- E             D. X- Z- Y- E- F

Câu 22: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp có chứa chất methamphetamine (Meth). Đốt cháy 14,9 gam Meth thu được 22,4 lit CO2, 13,5 gam H2O và 1,12 lit N2 (đktc). Tỷ khối hơi của Meth so với H2 < 75. Công thức phân tử của Meth là:

A. C20H30N2.                        B. C8H11N3                      C. C9H11NO.                   D. C10H15N

Câu 23: X là một tripeptit được tạo thành từ 1 aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 .Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O2 thu đươc sản phẩm gồm CO2 ,H2O , N2. Vậy công thức của amino axit tạo nên X là:

A. H2NCH2COOH             

B. H2NC3H6COOH        

C. H2N-COOH              

D. H2NC2H4COOH

Câu 24: Cho 0,3 mol hỗn hợp axit glutamic và glyxin vào dung dịch 400 ml HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m (gam) rắn khan ?

A. 61,9.                       B. 55,2.                       C. 31,8.                       D. 28,8.

Câu 25: Cho các tơ sau: tơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6; tơ enang hay tơ nilon-7, tơ lapsan hay poli (etylen terephtalat). Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

A. 2                            B. 4                                  C. 3                                  D. 1

Câu 26: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là :

A. CH3CH2OH và CH3CHO.                                   B. CH3CH2OH và CH2=CH2.

C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3.                     D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.

Câu 27: Khối lượng của một đoạn nilon – 6,6 là 27346 đvC và một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch của 2 polime nêu trên lần lượt là :

A. 113 và 152             B. 121 và 114                        C. 121 và 152                    D. 113 và 114

Câu 28: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta–1,3–đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna–N chứa 8,69% nitơ. Tỉ lệ số mol buta–1,3–đien và acrilonitrin trong cao su là :

A. 1:2                          B. 1:1                                     C. 2:1                                D. 3:1

Câu 28: Polime X là một chất nhiệt dẻo có tính bền cao với các dung môi và hóa chất, ngoài ra X còn được dùng để tráng lên chảo hoặc nồi để chống dính. Tên gọi của X là :

A. Polietilen.              B. Poli(metyl metacrylat).      C. Poli(tetrafloetilen).        D. Poliacrilonitrin.

Câu 30: Cho 0,3 mol hỗn hợp axit glutamic và glyxin vào dung dịch 400 ml HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan . Giá trị của m là :?

A. 61,9.                       B. 55,2.                                C. 31,8.                              D. 28,8.                     

...

Trên đây là trích đoạn Đề cương ôn tập Chương 1, 2, 3 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Cửa Tùng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập tốt ! 

   

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?