I. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN PHẦN TRĂM KHỐI LƯỢNG.
CxHyOzNt (a g) → mCO2 (g) + mH2O + VN2 (lít)
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{n_C} = {n_{C{O_2}}} \to {m_C} = 12.{n_{C{O_2}}} \to \% C = \frac{{{m_C}}}{a}.100\% \\
{n_H} = 2{n_{{H_2}O}} \to {m_H} = 2.{n_{{H_2}O}} \to \% H = \frac{{{m_H}}}{a}.100\% \\
{n_N} = 2.{n_{{N_2}}} \to {m_N} = 28.{n_{{N_2}}} \to \% N = \frac{{{m_N}}}{a}.100\%
\end{array}\)
%O = 100% - %C - %H - %N
II. LẬP CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN NHẤT.
Lập công thức đơn giản của hợp chất hữu cơ CxHyOzNt là tìm tỉ lệ:
x : y : z : t = \([{n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N}\) hoặc x : y : z : t = \(\frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}}:\frac{{\% N}}{{14}}\)
III. LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
1. Dựa vào phần trăm khối lượng các nguyên tố.
Xét sơ đồ: CxHyOz → xC + yH + zO
M (g) 12x (g) y (g) 16.z (g)
100% %C %H %O
Ta có tỉ lệ:
\(\begin{array}{l}
\frac{M}{{100\% }} = \frac{{12x}}{{\% C}} \to x = \frac{{M.\% C}}{{12.100\% }}\\
\frac{M}{{100\% }} = \frac{y}{{\% H}} \to y = \frac{{M.\% H}}{{100\% }}\\
\frac{M}{{100\% }} = \frac{{16z}}{{\% O}} \to z = \frac{{M.\% O}}{{16.100\% }}
\end{array}\)
2. Thông qua công thức đơn giản nhất.
Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất CaHbOc thì CTPT có dạng (CaHbOc)n.
Dựa vào khối lượng mol phân tử của MX tính được n rồi suy ra CTPT của X.
Ví dụ: Chất hữu cơ X có CT ĐGN là CH2O và có khối lượng mol phân tử bằng 180,0 g/mol. Xác định CTPT của X.
Giải: CTPT của X là: (CH2O)n
Vậy: (12 + 2 + 16).n = 180 → n = 6. Vậy CTPT: C6H12O6
Nếu đề bài không cho M thì để tìm n ta phải biện luận như sau:
+ Với CTTQ CxHyOz thì y ≤ 2x + 2, chẵn
+ Với CTTQ CxHyOzNt thì y ≤ 2x + 2 + t
+ Với CTTQ CxHyOzXu thì y ≤ 2x + 2 – u ( X là halogen) y lẻ ( chẵn) nếu t,u lẻ ( chẵn)
3. Tính theo khối lượng sản phẩm đốt cháy.
Phản ứng đốt cháy: CxHyOz + \(x + \frac{y}{4} - \frac{z}{2})\) O2 → xCO2 + \(\frac{y}{2}\) H2O
1 mol x mol \(\frac{y}{2}\) mol
a nCO2 nH2O
Ta có tỉ lệ: \(\frac{1}{a} = \frac{x}{{{n_{C{O_2}}}}} \to x = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{a}\) ; \(\frac{1}{a} = \frac{y}{{2{n_{{H_2}O}}}} \to y = \frac{{2.{n_{{H_2}O}}}}{a}\)
Tìm z bằng cách: (12x + y + 16z) = M
IV. BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Bài 1. Hãy thiết lập công thức đơn giản nhất từ các số liệu phân tích sau:
a) %C = 70,94%, %H = 6,40%, %N = 6,90%, còn lại là oxi.
b) %C = 65,92%, %H = 7,75%, còn lại là oxi.
Bài 2. Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng %C = 55,81% , %H = 6,98%, còn lại là oxi.
a) Lập công thức đơn giản nhất của X
b) Tìm CTPT của X. Biết tỉ khối hơi của X so với nitơ xấp xỉ bằng 3,07.
Bài 3. Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol-một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148,0 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có %C = 81,08% ; %H = 8,10%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất và CTPT của enatol.
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O.
a) Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong A.
b) Lập công thức đơn giản nhất của A.
c) Tìm công thức phân tử của A. Biết tỉ khối hơi của A so với khí oxi bằng 1,875.
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được 11,0 gam CO2 và 6,75 gam H2O.
a) Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong X.
b) Lập công thức đơn giản nhất của X.
c) Tìm công thức phân tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với khí hiđro bằng 23.
Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn 1,80 gam hợp chất hữu cơ Y (chứa C, H, O) thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O.
a) Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong Y.
b) Lập công thức đơn giản nhất của Y.
c) Tìm công thức phân tử của Y. Biết tỉ khối hơi của Y so với khí oxi bằng 5,625.
Bài 7. Oxy hóa hoàn toàn 3 g hợp chất hữu cơ A thu được 6,6 g CO2 và 3,6 g nước.
a) Xác định khối lượng các nguyên tố trong A.
b) Tính % theo khối lượng các nguyên tố
Bài 8*: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g chất hữu cơ A, rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đậm đặc, bình (2) chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 3,6g và bình (2) thu được 30g kết tủa. Khi hóa hơi 5,2g A, thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g khí oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tìm công thức phân tử của A.
Bài 9. Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ A chỉ chứa các nguyên tố C, H, O rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng 35 ml dd KOH 1M. Sau phản ứng người ta nhận thấy khối lượng bình đựng KOH tăng lên1,15g đồng thời trong bình xuất hiện hai muối có khối lượng tổng cộng là 2,57g. Tỷ khối hơi của A so với hidro là 43. Tìm CTPT của A.
Bài 10. Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc, bình 2 chứa nước vôi trong có dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6g, ở bình 2 thu được 30g kết tủa. Khi hoá hơi 5,2g A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1.Đốt cháy hoàn toàn m(g) chất hữu cơ A chứa C, H, O khối lượng sản phẩm cháy là p(g). Cho toàn bộ sản phẩm này qua dung dịch nước vôi trong có dư thì sau cùng thu được t gam kết tủa, biết p = 0,71t và t =(m+p)/1,02. Xác định CTPT của A?
A. C2H6O2 B. C2H6O C. C3H8O3 D. C3H8O
Câu 2.Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất hữu cơ X cần vừa đủ 0,616 lít O2. Sau thí nghiệm thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm: CO2, N2 và hơi H2O. Làm lạnh để ngưng tụ hơi H2O chỉ còn 0,56 lít hỗn hợp khí Z (có tỉ khối hơi với H2 là 20,4).Xác định công thức phân tử X. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc.
A. C2H5ON B. C2H5O2N C. C2H7ON D. C2H7O2N
Câu 3.Đốt cháy hoàn toàn 1,12g chất hữu cơ A, rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy trong dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình chứa tăng 3,36g. Biết rằng số mol CO2 gấp 1,5 lần số mol của nước. CTPT của A là: (biết A có 1 nguyên tử oxi trong phân tử):
A. C3H8O B. CH2O C. C4H10O D. C3H6O
Câu 4.Khi phân tích a(g) chất hữu cơ A chứa C, H, O thấy tổng khối lượng 2 nguyên tố cacbon và hiđro là 0,46g. Nếu đốt cháy hoàn toàn a(g) chất A cần vừa đủ 0,896 lít O2 (ở đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch NaOH dư, thấy chúng bị hấp thụ hoàn toàn và khối lượng bình chứa tăng thêm 1,9g. Công thức phân tử của A là :
A. C6H6O2 B. C6H6O C. C7H8O D. C7H8O2
Câu 5.Đốt cháy 0,45g chất hữu cơ A rồi cho toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong dư thì có 112 cm3 N2 (đkc) thoát ra khỏi bình, khối lượng bình tăng 1,51g và có 2g kết tủa trắng.Công thức phân tử của A là :
A. C4H14N2 B.C2H7N C. C2H5N D. Không xác định được
Câu 6.Đốt cháy hoàn toàn 1,48g chất hữu cơ A dùng 2,016 lít oxi (đktc) thì thu được hỗn hợp khí có thành phần như sau: VCO2 = 3VO2 và mCO2 = 2,444mH2O. Tìm công thức phân tử của A biết khi hoá hơi 1,85g A chiếm thể tích bằng thể tích của 0,8g oxi ở cùng điều kiện.
A. C4H10O B. C2H2O3 C.C3H6O2 D. C2H4O2
Câu 7.Đốt cháy hoàn toàn 18g chất hữu cơ A cần vừa đủ 16,8 lít O2 thu được CO2 và hơi nước có tỷ lệ thể tích = 3: 2. Xác định CTPT của A?.
A. C4H6O2 B. C3H4O2 C. C3H4O D. C4H6O
Câu 8.Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,20 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm có 3,15 g H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Xác định CTĐGN của X.
A. C3H9N B. C3H7O2N C. C2H7N D. C2H5O2N
Câu 9.Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Tổng số liên kết trong phân tử metylơgenol là: (Công thức tính số liên kết pi của hợp chất CxHyOz là: số liên kết pi = (2x-y+2)/2).
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Câu 10.Phân tích a(g) chất hữu cơ A thu được m(g) CO2 và n(g) H2O. Cho biết m = 22n/9 và a = 15(m+n)/31. Xác định CTPT của A. Biết tỉ khối hơi (d) của A đối với không khí thì 2 < d <3.
A. C3H6O B. C3H6O2 C. C2H4O2 D. C2H4O
Câu 11.Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C,H,O) bằng 1,0976 lít khí O2(ở đktc) lượng dùng vừa đủ thì sau thí nghiệm thu được H2O , 2,156 gam CO2. Tìm CTPT của X, biết tỉ khối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng: 3
A. C3H4O3 B. C3H6O3 C. C3H8O3 D. Đáp án khác
Câu 12.Cho 2 chất hữu cơ X, Y (gồm C, H, O) đều có chứa 53,33% oxi về khối lượng. Khi đốt cháy 0,02mol hỗn hợp X, Y cần 0,05mol oxi. Khối lượng phân tử của Y gấp 1,5 lần khối lượng phân tử của X.M của hai chất X và Y lần lượt bằng:
A. 60 và 90 B. 30 và 45 C. 40 và 60 D. 80 và 120
Câu 13.Đốt cháy chất hữu cơ A (chứa C, H, O) phải dùng một lượng oxi bằng 8 lần lượng oxi có trong A và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng là 22/9. Xác định công thức phân tử của A biết rằng A chỉ chứa 1 nguyên tử oxi :
A. C2H4O B. CH2O C. C3H6O D. C4H8O
Câu 14.Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất có thể là:
A. C4H10O. B. C3H6O2. C. C2H2O3. D. C5H6O2.
Câu 15.Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 44 : 27. Công thức phân tử của X là
A. C2H6. B. C2H6O. C. C2H6O2. D. C2H4O.
Câu 16.Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 at. X có công thức phân tử là
A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. CH2O2. D. C2H4O2.
Câu 17.Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là A. C2H5O2N. B. C3H5O2N. C. C3H7O2N. D. C2H7O2N.
Câu 18.Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một axit cacboxylic no 2 lần thu được 1,2 mol CO2. Công thức phân tử của axit đó là
A. C6H14O4. B. C6H12O4. C. C6H10O4. D. C6H8O4.
Câu 19.Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau; đồng thời lượng oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Công thức phân tử của Y là
A. C2H6O. B. C4H8O. C. C3H6O. D. C3H6O2.
Câu 20.Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Công thức đơn giản nhất của X là
A. C2H4O. B. C3H6O. C. C4H8O. D. C5H10O.
Câu 21.Đốt cháy hoàn toàn 4,3gam một chất hữu cơ đơn chức A chứa C, H, O rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 chứa P2O5 dư và bình 2 chứa NaOH dư. Sau thí nghiệm bình 1 tăng 2,7g; bình 2 thu được 21,2g muối. Công thức phân tử của A là
A. C2H3O. B. C4H6O. C. C3H6O2. D. C4H6O2.
Câu 22.Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam chất B (CxHyN) bằng một lượng không khí vừa đủ. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 6 gam kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Biết không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. Công thức phân tử của B là
A. C2H7N. B. C3H9N. C. C4H11N. D. C4H9N.
Câu 23.Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp hơi chất A (CxHyO) với O2 vừa đủ để đốt cháy hợp chất A ở 136,5oC và 1 atm. Sau khi đốt cháy, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thì áp suất trong bình là 1,2 atm. Mặt khác, khi đốt cháy 0,03 mol A lượng CO2 sinh ra được cho vào 400 ml dd Ba(OH)2 0,15M thấy có hiện tượng hoà tan kết tủa, nhưng nếu cho vào 800 ml dd Ba(OH)2 nói trên thì thấy Ba(OH)2 dư. Công thức phân tử của A là
A. C2H4O. B. C3H6O. C. C4H8O. D. C3H6O2.
...
Trên đây là phần trích dẫn Dạng bài tập thành lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!