Chuyên đề Quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam Địa lí 11

VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN

I. Lý thuyết

1. Sự hợp tác của Việt Nam với các nước.

- Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995.

- Đa dạng trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự- an toàn xã hội...

- Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế

2. Cơ hội và thách thức.

a. Cơ hội:

- Xuất khẩu hàng hóa trên thị trường

- Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...

- Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.

b. Thách thức:

- Cạnh tranh lẫn nhau.

- Hòa nhập chứ không “hòa tan”

c. Giải pháp:

- Đón đầu đầu tư

- Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?

A. Kinh tế, văn hóa, thể thao.

B. Trật tự - an toàn xã hội.

C. Khoa học - công nghệ.

D. Đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Xem lại kiến thức về các lĩnh vực hoạt động của Việt Nam với ASEAN.

Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia đầy đủ đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự - an toàn xã hội,...

Chọn đáp án D

Câu 2. Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang nước nào trong cộng đồng ASEAN?

A. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.

B. In-đô-nê-xi-a, Campuchia và Ma-lai-xi-a.

C. Campuchia, Lào và Ma-lai-xi-a.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Xem lại kiến thức về các lĩnh vực hoạt động của Việt Nam với ASEAN.

Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của nước ta từ khu vực là phân bón, thuốc trừ sâu, hàng tiêu dùng,…

Chọn: A.

Câu 3. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

A. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.

B. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tới 70% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta.

C. Tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… của khu vực.

D. Hằng năm, khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch.

Hướng dẫn giải

Việt Nam ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… của khu vực. Từ hợp tác về kinh tế, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, trật tự - an ninh khu vực,…

Chọn: C.

Câu 4. Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là

A. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.

B. nước ta có nhiều thành phần dân tộc.

C. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.

D. các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Liên hệ kiến thức mục tiêu phát triển của ASEAN.

Mục tiêu phát triển của ASEAN là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trình độ nền kinh tế nhìn chung còn khá thấp so với nhiều quốc gia khác trong khu vực (như Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Thái Lan…), khoa học kĩ thuật chưa phát triển mạnh, trình độ công nghệ - kĩ thuật lạc hậu. Đây là mặt hạn chế lớn nhất của Việt Nam khi tham gia hợp tác cùng phát triển với các nước khác trong khu vực nên khả năng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa để không bị đẩy lùi về khoảng cách, đồng thời ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung của cả khu vực.

Chọn đáp án C

Câu 5. Quốc gia nào ở Đông Nam Á đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam?

A. Thái Lan

B. Xin-ga-po

C. In-đô-nê-xi-a

D. Ma-lay-xi-a

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Đất nước có đội bóng được mênh danh là “những chú hổ mã lai”.

Có 7 quốc gia trong khu vực ASEAN có đầu tư FDI vào Việt Nam là Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Philippine và Lào. Trong đó, đứng đầu là Malaysia với 22 dự án cấp mới (2,4 tỉ USD vốn đăng ký cấp mới) và 16 lượt dự án tăng thêm (91 triệu USD vốn đăng ký tăng thêm) và tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,5 tỉ USD. Lĩnh vực thu hút được nhiều dự án của nhà đầu tư ASEAN là công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 38% tổng số dự án và 40% tổng vốn đầu tư. Dệt may cũng là một trong các lĩnh vực mà các nước ASEAN còn nhiều dự án. Đặc điểm chung của các dự án trong lĩnh vực này là quy mô nhỏ (bình quân khoảng 6 triệu USD/dự án), thường tập trung tại các địa phương như: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An.

Chọn: D.

Câu 6. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm nào dưới đây?

A. 1967.

B. 1984.

C. 1995.

D. 1997.

Hướng dẫn giải

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm 1995.

Chọn: C.

Câu 7. Quốc gia nào dưới đây không phải nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN?

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Xin-ga-po.

D. Phi-lip-pin.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Xem lại kiến thức về thời kì đánh dấu cột mốc thành lập ASEAN

Năm 1967, 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc gồm: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po. Đến năm 1995 Việt Nam mới gia nhập ASEAN.

Chọn: B.

Câu 8. Việt Nam xuất khẩu gạo sang nước nào trong cộng đồng ASEAN?

A. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.

B. In-đô-nê-xi-a, Campuchia và Ma-lai-xi-a.

C. Campuchia, Lào và Ma-lai-xi-a.

D. Lào, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Xem lại kiến thức về các lĩnh vực hoạt động của Việt Nam với ASEAN.

Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của nước ta từ khu vực là phân bón, thuốc trừ sâu, hàng tiêu dùng,…

Chọn: A.

Câu 9. Quốc gia nào ở Đông Nam Á đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam?

A. Thái Lan

B. Xin-ga-po

C. In-đô-nê-xi-a

D. Ma-lay-xi-a

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Đất nước có đội bóng được mênh danh là “những chú hổ mã lai”.

Có 7 quốc gia trong khu vực ASEAN có đầu tư FDI vào Việt Nam là Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Philippine và Lào. Trong đó, đứng đầu là Malaysia với 22 dự án cấp mới (2,4 tỉ USD vốn đăng ký cấp mới) và 16 lượt dự án tăng thêm (91 triệu USD vốn đăng ký tăng thêm) và tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,5 tỉ USD. Lĩnh vực thu hút được nhiều dự án của nhà đầu tư ASEAN là công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 38% tổng số dự án và 40% tổng vốn đầu tư. Dệt may cũng là một trong các lĩnh vực mà các nước ASEAN còn nhiều dự án. Đặc điểm chung của các dự án trong lĩnh vực này là quy mô nhỏ (bình quân khoảng 6 triệu USD/dự án), thường tập trung tại các địa phương như: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An.

Chọn: D.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam Địa lí 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?