THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ASEAN
I. Lý thuyết
1. Trình độ phát triển còn chênh lệch
GDP bình quân đầu người 2004 của Xingpo rất cao (25.207 USD) trong khi ở nhiều nước lại rất thấp: Mianma (166 USD), Campuchia (358 USD), Lào (423 USD), Việt Nam (553 USD).
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo
Mức độ đói nghèo ở mỗi quốc gia có khác nhau.
3. Các vấn đề xã hội khác
– Đô thị hóa diễn ra nhanh à nhiều vấn đề phức tạp của xã hội.
– Các vấn đề khác như tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
– Thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài. Các nước ASEAN cần cùng nỗ lực giải quyết ở cấp quốc gia, khu vực.
II. Bài tập vận dụng
Câu 1. Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi cấc nước ASEAN phải giải quyết?
A. Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.
B. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
C. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
D. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 2. Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là
A. Đói nghèo.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Thất nghiệp và thiếu việc làm.
D. Mức ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 3. Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các nước dưới đây?
A. Sing-ga-po.
B. Việt Nam.
C. Mi-an-ma.
D. Cam-pu- chia.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Xem lại kiến thức về sự chênh lệch trình độ phát triển của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
GDP bình quân đầu người của Xingapo rất cao trong khi nhiều nước trong khu vực lại có GDP bình quân đầu người rất thấp như: Mianma, Campuchia, Lào, Việt Nam.
Chọn đáp án A
Câu 4. Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người thấp nhất trong các nước dưới đây?
A. Cam-pu-chia.
B. Lào.
C. Việt Nam.
D. Mi-an-ma.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Xem lại kiến thức về sự chênh lệch trình độ phát triển của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
GDP bình quân đầu người của Xingapo (25 207 USD) rất cao trong khi nhiều nước trong khu vực lại có GDP bình quân đầu người rất thấp như: Mianma (166 USD), Campuchia (358 USD), Lào (423 USD), Việt Nam (553 USD),... Như vậy, Mi-an-ma là quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất.
Chọn: D.
Câu 5. Thách thức nào không phải của ASEAN hiện nay?
A. Trình độ phát triển còn chênh lệch.
B. Vấn đề người nhập cư.
C. Tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát.
D. Các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Xem lại kiến thức về các thách thức của ASEAN hiện nay.
Các thách thức của ASEAN hiện nay là:
- Trình độ phát triển còn chênh lệch.
- Vẫn còn tình trạng đói nghèo.
- Đô thị hóa nhanh.
- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.
- Khu vực Đông Nam Á chủ yếu diễn ra hoạt động di cư người lao động để tìm kiếm việc làm gây ra mối lo ngại về nguồn lao động và chảy máu chất xám.
Chọn đáp án B
Câu 6. Vấn đề nào dưới đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?
A. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.
B. Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.
C. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ kiến thức những thách thức đối với ASEAN.
Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó là cơ sở để các quốc gia cùng nhau hợp tác phát triển. Như vậy, sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia không phải vấn đề xã hội mà các nước ASEAN phải giải quyết.
Chọn: A.
Câu 7. Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?
A. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.
B. Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.
C. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
Hướng dẫn giải
Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó là cơ sở để các quốc gia cùng nhau hợp tác phát triển.
Chọn: A.
Câu 8. Ý nào dưới đây không phải vấn đề xã hội khiến các nước ASEAN phải quan tâm?
A. Vấn đề tôn giáo, sự hòa hợp giữa các dân tộc.
B. Thất nghiệp, đào tạo nguồn lực.
C. Sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
D. GDP có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Chú ý cụm từ “không phải vấn đề xã hội”.
Đô thị hóa trong khu vực diễn ra nhanh, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của xã hội. Các vấn đề khác như tôn giáo, sự hoà hợp dân tộc trong mỗi quốc gia, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí, thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế... đều là những thách thức, đòi hỏi các nước ASEAN cần nỗ lực giải quyết ở cả cấp quốc gia và khu vực. Còn sự chênh lệch về GDP giữa các quốc gia là vấn đề kinh tế.
Chọn: D.
Câu 9. Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là
A. Đói nghèo.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Thất nghiệp và thiếu việc làm.
D. Mức độ ổn định chính trị.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ các vấn đề về dân tộc, tôn giáo ở các nước Đông Nam Á.
Sự ổn định về chính trị là điều kiện quan trọng hàng đầu để các nhà đầu tư tiến hành đặt cơ sở sản xuất kinh doanh lâu dài ở các nước đang phát triển. Chính trị ổn định sẽ tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế diễn ra bình thường, đúng nhịp độ.
Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa phong phú đa dạng, nhiều màu sắc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp về tôn giáo, dân tộc ở các quốc gia thuộc khu vực này.
Ví dụ: Vấn đề tranh chấp chủ quyền biên giới, đảo, vùng biển trên biển Đông giữa các nước Đông Nam Á với các nước láng giềng: Việt Nam – Trung Quốc, Philippin – Trung Quốc,…
=> Những vấn đề mâu thuẫn về tôn giáo, dân tộc diễn ra ở khu vực Đông Nam Á đã giảm tính ổn định chính trị ở khu vực này, tác động xấu đến môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á.
Chọn D
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Các thách thức đối với tổ chức ASEAN Địa lí 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Lý thuyết và bài tập ôn tập Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc Địa lí 11
- Tổng ôn Đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á Địa lí 11
- Kiến thức cơ bản và bài tập ôn tập Nền kinh tế của Ô-xtrây-li-a Địa lí 11
Chúc các em học tập tốt !