Chuyên đề ôn tập môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Lý Tự Trọng

 CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019 – 2020

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

 

Chuyên đề 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - LIÊN KẾT HÓA HỌC

Câu 1:  Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. electron                  B. electron và nơtron  C. proton và nơtron.   D. proton và electron

Câu 2: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng

A. số khối                    B. điện tích hạt nhân   C. số electron              D. tổng số proton và nơtron

Câu 3: Cấu hình e nào sau đây của nguyên tố kim loại ?

A. 1s22s22p63s23p6      B. 1s22s22p63s23p5         C. 1s22s22p63s23p3      D. 1s22s22p63s23p1

Câu 4: Cấu hình e của nguyên tử Y ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p5. Vậy Y thuộc nhóm nguyên tố

A. kim loại kiềm.         B. halogen.                  C. kim loại kiềm thổ. D. khí hiếm.

Câu 5: Cấu hình e của nguyên tử có số hiệu Z = 17 là

A. 1s22s22p63s23p44s1  B. 1s22s22p63s23d5      C. 1s22s22p63s23p5      D. 1s22s22p63s23p34s2

Câu 6: Chọn cấu hình e không đúng.

A. 1s22s22p5                B. 1s22s22p63s2                        C. 1s22s22p63s23p5      D. 1s22s22p63s23p34s2

Câu 7: Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nguyên tử 26 là

A. [Ar]3d54s2              B. [Ar]4s23d6              C. [Ar]3d64s2              D. [Ar]3d8

Câu 8: Các ion 8O2-, 12Mg2+, 13Al3+ bằng nhau về

A. số khối                    B. số electron              C. số proton                D. số nơtron

Câu 9: Cation M2+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6, cấu hình e của nguyên tử M là

A. 1s22s22p6                B. 1s22s22p63s1          C. 1s22s22p63s2                         D. 1s22s22p4

Câu 10:  Anion Y2- có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6, số hiệu nguyên tử Y là

A. 8                             B. 9                             C. 10                           D.7

Câu 11: Ở trạng thái cơ bản cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. ô số 16, chu kì 3  nhóm IVA.                                  B. ô số 16 chu kì 3,  nhóm VIA.

C. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB.                                  D. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB.

Câu 12:Tổng số p, e, n trong nguyên tử của nguyên tố A là 28 , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Nguyên tố A là

A. O (Z=8)                  B. F (Z=9)                   C. Ar (Z=18)               D. K (Z=19)

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố B là

A. Na (Z=11)              B. Mg (Z=12)              C. Al (Z=13)               D. Cl (Z=17)

Câu 14: Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử nguyên tố X là 10. Nguyên tố X là

A. Li (Z=3)                 B. Be (Z=4)                 C. N (Z=7)                  D. Ne (Z=10)

Câu 15: Hợp chất MX3 có tổng số hạt mang điện là 128. Trong hợp chất, số p của nguyên tử X nhiều hơn số p của nguyên tử M là 38. Công thức của hợp chất trên là

A. FeCl3                      B. AlCl3                      C. FeF3                                    D. AlBr3

Câu 16: Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là

A. 17 và 29                 B. 20 và 26                  C. 43 và 49                 D. 40 và 52

Câu 17: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác nhau tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ?

A. 6                             B. 9                             C. 12                           D.10

Câu 18: Chọn phát biểu sai:

A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p. B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n.

C. Nguyên tử oxi có số e bằng số p.               D. Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6e.

Câu 19: Nguyên tử có cấu hình e với phân lớn p có chứa e độc thân là nguyên tố nào sau đây ?

A. N (Z=7)                  B. Ne (Z=10)              C. Na (Z=11)              D. Mg (Z=12)

Câu 20: Tổng số hạt của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt pronton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?

A. nguyên tố s             B. nguyên tố p                        C. nguyên tố d                        D. nguyên tố f

 

---(Để xem nội dung chi tiết chuyên đề số 1 môn Hóa học 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Chuyên đề 2: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Câu 1: Cho các phản ứng:

Ca(OH)2   +   Cl2   →    CaOCl2                                       

2H2S   +    SO2  →   3S   +   2H2O.

2NO2  + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2  +  H2O                 

4KClO3  → KCl + 3KClO4

O3  → O2  + O.

Số phản ứng oxi hoá khử là               

A. 3.                            B. 5.                            C. 2.                            D. 4

Câu 2: Cho các chất và ion sau: Zn; Cl2; FeO; Fe2O3; SO2; H2S; Fe2+; Cu2+; Ag+. Số lượng chất và ion có thể đóng vai trò chất khử là                  

A. 9.                            B. 8.                            C. 7.                            D. 6.

Câu 3: Cho các chất và ion sau: Zn; Cl2; FeO; Fe2O3; SO2; Fe2+; Cu2+; Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là     

A. 2.                            B. 4.                            C. 6.                            D. 8.

Câu 4: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

A. 7.                           B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 5: Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

A. 3.                           B. 6.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 6: Trong phản ứng Fe3O4 + H2SO4đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O thì H2SO4 đóng vai trò

A. là chất oxi hóa.                                      B. là chất khử.

C. là chất oxi hóa và môi trường.               D. là chất khử và môi trường.

Câu 7: Trong phản ứng FexOy + HNO3  → N2 + Fe(NO3)3 + H2O thì một phân tử FexOy sẽ

A. nhường (2y – 3x) electron.                         B. nhận (3x – 2y) electron.                            

C. nhường (3x – 2y) electron.                         D. nhận (2y – 3x) electron.

Câu 8: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O là

A. 55                                   B. 20.                          C. 25.                          D. 50.

Câu 9: Trong phản ứng: 3Cu  +  8HNO3 → 3Cu(NO3)2  +  2NO  +  4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là              

A. 8.                            B. 6.                            C. 4.                            D. 2.

Câu 10: Chia 22,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với O2 thu được 15,8 gam hỗn hợp 3 oxit. Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là    

A. 6,72.                      B. 3,36.                       C. 13,44.                     D. 8,96.

Câu 11 Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là.   

A. 8.                            B. 6.                     C. 5.                            D. 7.

Câu 12 Cho các phản ứng sau:

a) FeO + HNO3 (đặc, nóng)            

b) FeS + H2SO4 (đặc nóng) 

c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng)                       

d) Cu + dung dịch FeCl3 

e) CH3CHO + H2 (Ni, to)                       

f) glucozơ + AgNO3 trong dung dịch NH3 

g) C2H4 + Br2                           

h) glixerol + Cu(OH)2 

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. a, b, c, d, e, h.           B. a, b, d, e, f, g.            C. a, b, d, e, f, h.         D. a, b, c, d, e, g.

Câu 13 Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3 thì vai trò của NaNO3 trong phản ứng là

A. chất xúc tác.            B. môi trường.                  C. chất oxi hoá.           D. chất khử.

Câu 14 Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ               

A. nhường 12e.            B. nhận 13e.                     C. nhận 12e.                D. nhường 13e

Câu 15 các phản ứng sau:

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.                              

2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.         

6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A. 2.                                    B. 1.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 16: Cho biết các phản ứng xảy ra sau:

2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3                                            

2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2

Phát biểu đúng là:      

A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br -.         B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.

C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.        D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.

Câu 17 Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 →  Fe(NO3)3 + NxOy + H2O . Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3

A. 13x - 9y.                     B. 46x - 18y.               C. 45x - 18y.               D. 23x - 9y.

Câu 18Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là    

A. 2.                                 B. 3.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 19 Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.     

(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.

(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.  

(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là 

A. 2.                            B. 3.                            C. 1.                            D. 4.

Câu 20:  Cho phản ứng: Na2SO  + KMnO4   + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là

A. 23.                          B. 27.                          C. 47.                          D. 31.

 

---(Để xem nội dung chi tiết chuyên đề số 2 môn Hóa học 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

CHUYÊN ĐỀ 3: SỰ ĐIỆN LY

Câu 1: Chọn phát biểu sai

A. Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước.

B. Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc nóng chảy.

C. Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.

D. Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.

Câu 2: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion ?

A. 2.                               B. 3.                                C. 4.                                D. 5.

Câu 3:Câu nào sau đây giải thích glucôzơ không là chất điện li

(1)Dung dịch glucôzơ không dẫn điện

(2)Phân tử glucôzơ không phân li thành các ion trong dung dịch.

(3)Trong dung dịch glucôzơ không có dòng e dẫn điện.

A. (1)                                  B. (2)                           C. (1) và (2)                 D. (1), (2) và (3).

Câu 4:Dãy chất và ion nào sau đây có tính chất trung tính?

A. Cl, Na+, NH4+, H2O                                         B. ZnO, Al2O3, H2O  

C. Cl, Na+                                                            D. NH4+, Cl, H2O.

Câu 5:Trong các dung dịch sau:Na2CO3,NaHCO3,KOH,NaOH đặc,HCl,AlCl3,Na2SiO3.Số dung dịch làm cho phenolphtalein hoá hồng là    

A. 6                                     B. 1                             C. 5                             D. 3.

Câu 6:Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH

A. Na2CO3                          B. NH4Cl.                   C. HCl.                        D. KCl.

Câu 7:Cho: NH4NO3 (1), CH3COONa (2), Na2SO4 (3), Na2CO3 (4). Hãy chọn đáp án đúng.

A. (4), (3) có pH =7            B. (4), (2) có pH>7     C. (1), (3) có pH=7                 D. (1), (3) có pH<7.

Câu 8:Chọn câu đúng

A. Giá trị pH tăng thì độ bazơ giảm                                   B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.

C. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá xanh                   D. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.

Câu 9:Cho các thuốc thử sau:Quỳ tím,CaCl2,HCl,NaNO3.Số thuốc thử có thể dùng để phân biệt 2 dung dịch NaCl và Na2CO3 là                  

A. 1                         B. 2                             C. 3                             D. 4.

Câu 10:Chỉ dùng dung dịch quỳ tím có thể nhận biết được bao nhiêu trong số các dung dịch sau: NaOH; HCl; Na2CO3;Ba(OH)2,NH4Cl

A. 2                         B. 3                             C. 4                             D. Tất cả.

Câu 11: Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao đổi ion?

A. MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4.     

B. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3.

C. 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2.           

D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

Câu 12:Cho các ion: Fe3+, Ag+, Na+, NO3-, OH-, Cl- . Các ion nào sau đây tồn tại đồng thời trong dung dịch?

A. Fe3+, Na+, NO3-, OH-                                 B. Na+, Fe3+, Cl-, NO3-               

C. Ag+, Na+, NO3-, Cl-                                     D. Fe3+, Na+, Cl-, OH-

Câu 13:Những ion nào sau đây có thể cùng có mặt trong một dd ?

A. Mg2+, SO42 – , Cl , Ag+ .                           B. H+, Na+, Al3+, Cl .

C. Fe2+, Cu2+, S2 – , Cl.                                D. OH , Na+, Ba2+ , Fe3+.

Câu 14:Có các dd: Ba(OH)2, Na2CO3, NaHCO3, NaHSO4. Số cặp chất tác dụng được với nhau là:

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5.

Câu 15 Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là: 

A. Fe.                                  B. CuO.                       C. Al.                          D. Cu.

Câu 16 Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là 

A. 3.                            B. 5.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 17 Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dung dịch có pH > 7 là

A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa.             B. Na2CO3, NH4Cl, KCl.

C. KCl, C6H5ONa, CH3COONa.                   D. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4.

Câu 18(CĐ KHỐI A 2007): Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?

A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.                   B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.

C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.                   D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.

Câu 19. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A. HNO3, NaCl, Na2SO4.                               B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.

C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.                           D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.

Câu 20. Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa

A. NaCl, NaOH, BaCl2.                                 B. NaCl, NaOH.        

C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.                 D. NaCl.

 

---(Để xem nội dung chi tiết chuyên đề số 3 môn Hóa học 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

CHUYÊN ĐỀ 4: NGUYÊN TỐ PHI KIM VÀ HỢP CHẤT

Câu 1: Nguyen tố C có chứa trong:

A. vôi sống, xô đa, nước vôi, thạch nhũ, dầu mỏ.

B. thạch nhũ, dầu mỏ, đất đèn, kim cương, thạch cao.

C. đá vôi, nước vôi, dầu mỏ, kim cương, thủy tinh.

D. xô đa, thạch nhũ, đất đèn, kim cương, gang trắng.

Câu 2: Có các chất sau: 1. magie oxit.     2. cacbon.       3. kali hidroxit.       4. axit flohidric.          5. axit clohidric.

Silic đioxit pứ với các chất trong nhóm:

A. 1,2,3.                      B. 2,3.                         C. 1,3,4,5.                   D. 1,2,3,4.

Câu 3: Nhóm gồm các khí đều cháy được (pứ với oxi) là:

A. CO, CO2.               B. CO, H2.                  C. O2, CO2.                 D. Cl2, CO.

Câu 4: Nhóm gồm các khí đều pứ với dd NaOH ở điều kiện thường là

A. H2, Cl2.                    B. CO, CO2.                C. CO2, Cl2.                D. Cl2, CO.

Câu 5: Nhóm các khí đều khử được oxit CuO ở nhiệt độ cao là:

A. CO, H2.                   B. Cl2, CO2.                C. CO, CO2.                D. Cl2, CO..

Câu 6: Khí B có tính chất: rất độc, không màu, ít tan trong nước, cháy trong không khí sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Khí B là:       

A. H2.                          B. CO.                         C. Cl2.                         D. CO2.

Câu 7: Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.

C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.

D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Câu 8: Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl.Để loại bỏ HCl ra khỏi hổn hợp,ta dùng

A. Dung dịch NaHCO3 bão hoà                     B. Dung dịch Na2CO3 bão hoà   

C. Dung dịch NaOH đặc                                D. Dung dịch H2SO4 đặc

Câu 9: Để phòng nhiễm độc CO,là khí không màu,không mùi,rất độc người ta dùng chất hấp thụ là

A. đồng(II) oxit và mangan oxit                     B. đồng(II) oxit và magie oxit  

C. đồng(II) oxit và than hoạt tính                   D. than hoạt tính

Câu 10: Hỗn hợp sau đây không phaỉ là hỗn hợp nổ

A. KClO3 + S + C.

B. KNO3 + S + C.      

C. KClO3 + P.            

D. KClO3 + KNO2.

Câu 11: Muối X có các tính chất sau: là chất bột màu trắng, tan trong nước, pứ với dd NaOH tạo kết tủa trắng , bị nhiệt phân khi nung nóng. Muối X là

A. NaHCO3.     B. MgSO4.    C. CaCO3.       D. Ca(HCO32.

Câu 12: Axit HCN (axit cianic) có khá nhiều ở vỏ của củ sắn và nó là chất cực độc.Để tránh hiện tượng bị say khi ăn sắn,người ta làm như sau

A. Cho thêm nước vôi vào rồi luộc để trung hoà HCN.

B. Rửa sạch vỏ rồi luộc,khi sôi mở nắp xoong  khoảng 5 phút

C.Tách bỏ vỏ rồi luộc                         

D. Tách bỏ vỏ rồi luộc,khi sôi mở nắp vung khoảng 5 phút

Câu 13: Dung dịch muối X làm quỳ tím hoá xanh,dd muối Y không làm đổi màu quỳ tím.Trộn X và Y thấy có kết tủa.X và Y là cặp chất nào sau đây

A.  và K2SO4               B. NaOH và FeCl3         C. Na2CO3 và BaCl2           D. K2CO3 và NaCl

Câu 14: Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất  của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?

A. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ).    B. Sản xuất xi măng.

C. Sản xuất thuỷ tinh.                                     D. Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ.

Câu 15: Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HCl.     B. Dung dịch HF.       C. Dung dịch NaOH loãng.    D. Dung dịch H2SO4.

Câu 16: ’’Nước đá khô’’ không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

A. CO rắn.                  B. SO2 rắn.                  C. H2O rắn.                 D. CO2 rắn.

Câu 17: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

A. đám cháy do xăng, dầu.                             B. đám cháy nhà cửa, quần áo.

C. đám cháy do magie hoặc nhôm.                 D. đám cháy do khí gas.

Câu 18: Để có thể khắc chữ và hình trên thuỷ tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây

A. dung dịch HCl.      B. dung dịch HBr.      C. dung dịch HI.        D. dung dịch HF.

Câu 19: Thuốc muối nabica để chữa bệnh đau dạ dày chứa muối

A. Na2CO3.                 B. (NH4)2CO3.                        C. NaHCO3.               D. NH4HCO3.

Câu 20 ’’Thuỷ tinh lỏng’’ là

A. silic đioxit nóng chảy.                                B. dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.

C. dung dịch bão hoà của axit silixic.             D. thạch anh nóng chảy.

 

---(Để xem nội dung chi tiết chuyên đề số 4 môn Hóa học 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

CHUYÊN ĐỀ 5: KIM LOẠI

Câu 1 : Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3  ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là

A. Fe.                                   B. Fe2O3.                       C. Fe3O4.                       D. FeO.

Câu 2 : Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là:

A. Zn, Mg, Cu.                     B. Cu, Zn, Mg.              C. Mg, Cu, Zn.              D. Cu, Mg, Zn.

Câu 3 :Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là

A. 2.                                     B. 4.                               C. 1.                               D. 3.

Câu 4 : Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là

A. 1.                                     B. 4.                               C. 3.                               D. 2.

Câu 5 : Kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4  loãng là

A. Mg.                                  B. Au.                            C. Cu.                            D. Ag.

Câu 6 : Ở nhiệt độ thường, dung dịch FeCl2  tác dụng được với kim loại

A. Cu.                                   B. Zn.                             C. Au.                            D. Ag.

Câu 7 : Cho dãy các chất: FeO, Fe, Cr(OH)3, Cr2O3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 2.                                     B. 3.                               C. 1.                               D. 4.

Câu 8 : Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z = 26) thuộc nhóm

A. IIA.                                 B. VIB.                          C. VIIIB.                       D. IA.

Câu 9 : Thành phần chính của quặng boxit là

A. FeCO3.                            B. Al2O3.2H2O.             C. FeS2.                         D. Fe3O4.

Câu 10 : Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch CaCl2?

A. Na2CO3.                          B. HCl.                          C. NaCl.                         D. NaNO3.

Câu 11 : Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. K.                                    B. Al.                             C. Fe.                             D. Cr.

Câu 12 : Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện

A. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan.          B. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.

C. kết tủa màu nâu đỏ.                                                D. kết tủa màu xanh.

Câu 13 : Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HNO3  đặc, nguội?

A. Zn.                                   B. Cu.                            C. Al.                             D. Mg.

Câu 14 : Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2  cho hợp chất màu

A. vàng.                                B. tím.                            C. xanh.                         D. đỏ.

Câu 15 : Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2  sinh ra kết tủa. Chất X là

A. AlCl3.                              B. CaCO3.                     C. Ca(HCO3)2.              D. BaCl2.

Câu 16 : Ở điều kiện thường, kim loại có độ cứng lớn nhất là

A. Al.                                   B. K.                              C. Cr.                             D. Fe.

Câu 17 : Cho dãy các chất: Al2O3, KOH, Al(OH)3, CaO. Số chất trong dãy tác dụng với H2O là

A. 4.                                     B. 2.                               C. 1.                               D. 3.

Câu 18 : Trong các hợp chất, nguyên tố nhôm có số oxi hóa là

A. +4.                                   B. +2.                             C. +3.                             D. +1.

Câu 19 : Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch metylamin, màu quỳ tím chuyển thành

A. đỏ.                                   B. vàng.                         C. xanh.                         D. nâu đỏ.

Câu 20 : Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt(III)?

A. Fe2O3  tác dụng với dung dịch HCl.                    

B. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư).

C. Fe(OH)3  tác dụng với dung dịch H2SO4.

D. Fe tác dụng với dung dịch HCl.

 

---(Để xem nội dung chi tiết chuyên đề số 5 môn Hóa học 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

CHUYÊN ĐỀ 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ HỮU CƠ - HIDROCACBON

ĐẠI CƯƠNG VỀ HỮU CƠ

Câu 1: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là

1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.                   

2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.

5. dễ bay hơi, khó cháy.                                 

6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.

Các phát biểu đúng là:

A. 4, 5, 6.                       B. 1, 2, 3.                C. 1, 3, 5.                    D. 2, 4, 6.

Câu 2: Cấu tạo hoá học là

A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

C. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Câu 3: Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :

A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.

C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.

Câu 4: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:

A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.

B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau.

C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

D. Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.

Câu 6: Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.

B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.

C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.

D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Câu 7: Các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là

A. đồng phân.             B. đồng vị.                  C. đồng đẳng.              D. đồng khối.

Câu 8: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :

A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.

B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.

C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.

D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.

Câu 9: Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ?

A. Kết tinh.                B. Chưng cất               C. Thăng hoa.              D. Chiết.

Câu 10: Liên kết đôi là do những loại lên kết nào hình thành

A. liên kết σ                B. liên kết π                 C. hai liên kết π                       D. liên kết π và σ

Câu 11: Trong phân tử hợp chất có tên 3-etyl-2,2,4-trimetyl hexan số nguyên tử cacbon bậc I, II, III, IV lần lượt là

A. 6, 2, 2, 1             B. 5, 3, 2, 1                 C. 6, 1, 2, 1                 D. 5, 2, 3, 1

Câu 12: Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là

A. 7.                            B. 6.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 13: Licopen, công thức phân tử C40H56 là chất màu đỏ trong quả cà chua, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Hiđro hóa hoàn toàn licopen được hiđrocacbon C40H82. Vậy licopen có

A. 1 vòng; 12 nối đôi.                                     B. 1 vòng; 5 nối đôi. 

C. 4 vòng; 5 nối đôi.                                                   D. mạch hở; 13 nối đôi.

Câu 14: Tổng số liên kết p và vòng ứng với công thức C5H12O2 là:

A. 0.                            B. 1.                            C. 2.                            D. 3.

Câu 15: Số đồng phân của hợp chất có công thức phân tử C4H8

A. 7                             B. 5                             C. 6                             D. 8

Câu 16: Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6HOH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T).

Các chất đồng đẳng của nhau là:

A. Y, T.                                   B. X, Z, T.                   C. X, Z.                                   D. Y, Z.

Câu 17: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?

A. C2H5OH, CH3OCH3.                                             B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.                                   D. C4H10­, C­6H6.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. CH3C6H4-OH và C6H5CH2-OH là đồng đẳng.

B. CH3-O-CH3  và C2H5-OH  là đồng phân cấu tạo.

C. CH3CH2CH2-OH và CH3CH(-OH)CH3 là đồng phân vị trí.

D. CH2=CHCH2-OH và CH3CH2-CH=O là đồng phân chức.

Câu 19: Nhóm chất nào sau đây không chứa các đồng phân của nhau:

(I) CH2 = CH – CH = CH2                              (II) (CH3)2C = CH – CH3

(III) CH2 = CH – CH2 – CH = CH2               (IV) CH2 = CH – CH = CH – CH3

A. II, III                      B. II, III, IV               C. III, IV                    D. I, II, IV

Câu 20: Nhóm chất nào sau đây không là đồng đẳng của nhau:

 (I)   CH3 –CHOH – CH3                                (II)  HO – CH2 – CH3            

 (III) CH3 – CH2 – CH2 – OH                          (IV) (CH3)2CH – CH2 – OH

A. II, III                      B. I, II                         C. I, III                                   D. I, IV

HIĐROCACBON

Câu 1: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.                        B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.                   D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.

Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H14 ?

A. 3 đồng phân.                      B. 4 đồng phân.           C. 5 đồng phân.           D. 6 đồng phân

Câu 3: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C4H9Cl ?

A. 3 đồng phân.                      B. 4 đồng phân.           C. 5 đồng phân.           D. 6 đồng phân.

Câu 4:   a. 2,2,3,3-tetrametylbutan có bao nhiêu nguyên tử C và H trong phân tử ?

A. 8C,16H.                 B. 8C,14H.                  C. 6C, 12H.                 D. 8C,18H.

b. Cho ankan có CTCT là:  (CH3)2CH­CH2C(CH3)3. Tên gọi của ankan là:

A. 2,2,4-trimetylpentan.                                              B. 2,4-trimetylpetan.

C. 2,4,4-trimetylpentan.                                              D. 2-đimetyl-4-metylpentan.

Câu 5: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:

A. 2.                            B. 3.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 6: Iso-hexan tác dụng với clo (có chiếu sáng) có thể tạo tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo ?

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 6

Câu 7: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là:

A. 1-clo-2-metylbutan.                                                B. 2-clo-2-metylbutan.           

C. 2-clo-3-metylbutan.                                                D. 1-clo-3-metylbutan.

Câu 8: Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là:

A. 2,2-đimetylpropan.   B. 2-metylbutan.         C. pentan.                    D. 2-đimetylpropan.

Câu 9: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là:

A. etan và propan.       B. propan và iso-butan.           C. iso-butan và n-pentan.        D. neo-pentan và etan.

Câu10: Cho 4 chất: metan, etan, propan và n-butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là:

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 11: khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là:

A. 2,2-đimetylbutan.   B. 2-metylpentan.       C. n-hexan.                  D. 2,3-đimetylbutan.

Câu 12: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là:    

A. metan và etan.                                            B. propan và iso-butan.

C. iso-butan và n-pentan.                                D. neo-pentan và etan.

Câu 13: Ankan nào sau đây chỉ cho 1 sản phẩm thế duy nhất khi tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol (1 : 1): CH3CH2CH3 (a), CH4 (b), CH3C(CH3)2CH3 (c), CH3CH3 (d), CH3CH(CH3)CH­(e)

A. (a), (e), (d).             B. (b), (c), (d).             C. (c), (d), (e).             D. (a), (b), (c), (e), (d)

Câu 14: Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2- đimetyl propan là : (1) CH3C(CH3)2CH2Cl; (2) CH3C(CH2Cl)2CH3 ;          (3) CH3ClC(CH3)3

A. (1); (2).                   B. (2); (3).                   C. (2).                          D. (1)

Câu 15: Có bao nhiêu ankan là chất khí ở điều kiện thường khi phản ứng với clo (có ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) tạo ra 2 dẫn xuất monoclo ?

A. 4.                            B. 2.                            C. 5.                            D. 3.

 

---(Để xem nội dung chi tiết chuyên đề số 6 môn Hóa học 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

CHUYÊN ĐỀ 7: PHENOL - ANCOL – ANDEHIT – AXIT CACBOXYLIC -ESTE

ANCOL – PHENOL

Câu 1: Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên)

A. CnH2n + 1OH.                      B. ROH.                      C. CnH2n + 2O.             D. CnH2n + 1CH2OH.

Câu 2: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3

A. 4-etyl pentan-2-ol.  B. 2-etyl butan-3-ol.    C. 3-etyl hexan-5-ol.   D. 3-metyl pentan-2-ol.

Câu 3: Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là

A. 5.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 2.

Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử là C4H10O ?

A. 6.                            B. 7.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 5: Có bao nhiêu ancol bậc III, có công thức phân tử C6H14O ?

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 6: Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O khi tác dụng với CuO đun nóng cho ra anđehit?

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 7: Bậc của ancol là

A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.            B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.

C. số nhóm chức có trong phân tử.                D. số cacbon có trong phân tử ancol.

Câu 8: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol  là

A. bậc 4.                                  B. bậc 1.                      C. bậc 2.                      D. bậc 3

Câu 9: Các ancol (CH3)2CHOH ; CH3CH2OH ; (CH3)3COH có bậc ancol lần lượt là

A. 1, 2, 3.                    B. 1, 3, 2.                    C. 2, 1, 3.                    D. 2, 3, 1.

Câu 10: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa ?

A. Anđehit axetic.       B. Etylclorua.              C. Tinh bột.                 D. Etilen.

ANDEHIT – AXIT CACBOXYLIC -ESTE

Câu 55: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương ?

A. 2.                                    B. 3.                                        C. 4.                            D. 5.

Câu 56: Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic ?

A. CH2=CH2+ H2O (to, xúc tác HgSO4).                               B. CH2=CH2 + O2 (to, xúc tác).

C. CH3COOCH=CH2 + dung dịch NaOH (to).                     D. CH3CH2OH + CuO (t0).

Câu 57: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là

A. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5.                                        B. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.

C. C2H5OH, C2H4, C2H2.                                           D. CH3COOH, C2H2, C2H4.

Câu 58: A là axit no hở, công thức CxHyOz. Chỉ ra mối liên hệ đúng

A. y = 2x-z +2.                        B. y = 2x + z-2.                       C. y = 2x.                    D. y = 2x-z.

Câu 59: Hợp chất CH3CH2(CH3)CH2CH2CH(C2H5)COOH có tên quốc tế là

A. axit 2-etyl-5-metyl hexanoic.                                             B. axit 2-etyl-5-metyl nonanoic.

C. axit 5-etyl-2-metyl hexanoic.                                             D. tên gọi khác.

Câu 60: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ là

A. 2% →5%.               B. 5→9%.                               C. 9→12%.                 D. 12→15%.

Câu 61: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là

A. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3.                    B. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH.

C. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO.                               D. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.

Câu 62: Thứ tự sắp xếp theo sự tăng dần tính axit của CH3COOH ; C2H5OH ; CO2 và C6H5OH là

A. C6H5OH   <  CO2  <  CH3COOH   <  C2H5OH.               B. CH3COOH   <  C6H5OH   <  CO2  <  C2H5OH.

C. C2H5OH  <  C6H5OH   <  CO2  <  CH3COOH.                D. C2H5OH  <  CH3COOH  <  C6H5OH   <  CO2.

Câu 63: Cho 3 axit ClCH2COOH , BrCH2COOH, ICH2COOH, dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit là

A. ClCH2COOH  <  ICH2COOH  <  BrCH2COOH.            B. ClCH2COOH  <  BrCH2COOH  <   ICH2COOH.

C. ICH2COOH  <  BrCH2COOH  <  ClCH2COOH.            D. BrCH2COOH  <  ClCH2COOH  <   ICH2COOH.

Câu 64: Giá trị pH của các axit CH3COOH, HCl, H2SO4 được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

A. H2SO4, CH3COOH, HCl.                                      B. CH3COOH, HCl , H2SO4.

C. H2SO4, HCl, CH3COOH.                                      D. HCl, CH3COOH, H2SO4.

Câu 65: Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?

 A. CH3CHO; C2H5OH ; CH3COOH.                        C. C2H5OH ; CH3COOH ; CH3CHO.

B. CH3CHO ;CH3COOH ; C2H5OH.                        D. CH3COOH ; C2H5OH ; CH3CHO.

Câu 66: Cho các chất CH3CH2COOH (X) ; CH3COOH ( Y) ; C2H5OH ( Z) ; CH3OCH3 (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp tăng dần theo nhiệt độ sôi là

A. T, X, Y, Z.             B. T, Z, Y, X.                          C. Z, T, Y, X.             D. Y, T, Z, X.

Câu 67: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na ; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là

A. C2H5COOH và HCOOC2H5.                                            B. HCOOC2H5 và HOCH2OCH3.

C. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO.                                    D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO.

Câu 68: Cho dãy các chất : HCHO, CH3COOH, HCOONa, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là     

A. 3.                            B. 6.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 69: Cho các chất sau : phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 1.

Câu 70: Cho tất cả các đồng phân mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với : Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là                    

A. 2.                           B. 5.                              C. 4.                       D. 3.

 

---(Để xem nội dung chi tiết chuyên đề số 7 môn Hóa học 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

CHUYÊN ĐỀ 8: CACBOHIĐRAT – AMINO AXIT - POLIME

CACBOHIĐRAT

Câu 1: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có

A. nhóm chức axit.     B. nhóm chức xeton.   C. nhóm chức ancol.   D. nhóm chức anđehit.

Câu 2: Chất thuộc loại đisaccarit là

A. glucozơ.                 B. saccarozơ.               C. xenlulozơ.              D. fructozơ.

Câu 3: Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?

A. phản ứng với Na và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.

B. phản ứng với NaOH và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.

C. phản ứng với CuO và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.

D. phản ứng với Cu(OH)2 và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.

Câu 4: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có cấu tạo mạch vòng?

A. Phản ứng CH3OH/HCl.                                     B. Phản ứng với Cu(OH)2.     

C. Phản ứng với dd AgNO3 / NH3.                       D. Phản ứng H2/Ni,t0.

Câu 5: Phản ứng với chất nào sau đây có thể chuyển hoá glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau?     

A. Phản ứng H2 /Ni, t0.                                    B. Phản ứng với Cu(OH)2.    

C. Dd AgNO3.                                                            D. Phản ứng với Na.

Câu 6: Chọn câu nói đúng

A. Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.

B. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.

C. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.

D.  Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.     

Câu 7: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là

A. tinh bột.                         B. saccarozơ.               C. xenlulozơ.               D. protit.

Câu 8: Khi thuỷ phân saccarozơ, sản phẩm thu được là

A. glucozơ và fructozơ.                                 B. chỉ có glucozơ.      

C. chỉ có fructozơ.                                          D. chỉ có mantozơ.

Câu 9: Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là

A. tinh bột.                        B. xenlulozơ.               C. saccarozơ.               D. mantozơ.

Câu 10: Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng

A. với axit H2SO4.             B. với kiềm.                C. với dd iôt.              D. thuỷ phân.

Câu 11: Nhóm các chất đều tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng khử Cu(OH)2 thành Cu2O là

A. glucozơ và mantozơ.                                 B. glucozơ  và xenlulozơ.      

C. glucozơ và saccarozơ.                              D. saccarozơ và mantozơ.

Câu 12: Cho các dd sau: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, glucozơ, saccarozơ, C2H5OH. Số lượng dd có thể hoà tan được Cu(OH)2 là       

A. 4.                            B. 5.                            C. 6.                            D. 3.

Câu 13: Dãy chất mà tất cả các chất đều tác dụng được với dd AgNO3/NH3

A. CH3CHO, C2H2, saccarozơ.                              B. CH3CHO, C2H2, anilin.      

C. CH3CHO, C2H2, saccarozơ, glucozơ.               D. HCOOH, CH3CHO, C2H2, glucozơ.

Câu 14: Để phân biệt các chất: Glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic, có thể chỉ dùng một  thuốc thử nào sau đây?

A. dung dịch HNO3.      B. Cu(OH)2/OH-.       C. dung dịch AgNO3/NH3.                      D. dung dịch brom.

Câu 15: Chọn câu phát biểu sai:

A. Saccarozơ là một đisaccarit.

B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.

C. Khi thuỷ phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.

D. Khi thuỷ phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ.

Câu 16: Cùng là chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, dễ tan trong nước, có vị ngọt là tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của nhóm chất nào sau đây?

A. glucozơ và saccarozơ.                              B. glucozơ và tinh bột.

C. glucozơ và xenlulozơ.                               D. saccarozơ và tinh bột.

Câu 17: Nhóm gluxit đều tham gia phản ứng thuỷ phân là

A. Saccarozơ, mantozơ, glucozơ.                   B. Saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ.

C. Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ.                    D. Saccarozơ, glucozơ, tinh bột.

Câu 18: Nhóm gluxit đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là

A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ.                  B. Glucozơ, fructozơ, tinh bột.

C. Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ.                   D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ.   

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.                   

B. Metyl a - glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở.

C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở.

D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.

Câu 20: Chọn câu phát biểu sai: Phương trình:  6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây?

A. quá trình hô hấp.                                        B. quá trình quang hợp.

C. quá trình khử.                                             D. quá trình oxi hoá.                                           

Câu 21: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói  → X → Y →  sobit. Tên gọi X, Y lần lượt là

A. xenlulozơ, glucozơ.                   B. tinh bột, etanol.                 C. mantozơ, etanol.                   D. saccarozơ, etanol.

Câu 22: Saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là

A. đều lấy từ củ cải đường.                                   

B. đều tham gia phản ứng tráng gương.

C. đều hoà tan Cu(OH)2­ ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh đặc trưng.

D. đều có trong biệt dược “huyết thanh ngọt”.

Câu 23: Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng 2 phản ứng hoá học là

A. phản ứng tráng gương, phản ứng cộng hiđro.               B. phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu etylic.

C. phản ứng tráng gương, phản ứng khử Cu(OH)2.          D. phản ứng tráng gương, phản ứng thuỷ phân.

Câu 24: Sobit (sobitol) là sản phẩm của phản ứng

A. khử glucozơ bằng H2/Ni, to.                                          B. oxi hoá glucozơ bằng [Ag(NH3)2]OH.

C. lên men rượu etylic.                                                       D. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.

Câu 25: Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là

A. amilozơ.             B. amilopectin.                        C. glixerol.                  D. alanin.

AMINO AXIT- POLIME

Câu 26: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là

A. 4.                               B. 3.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 27: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là

A. 4.                               B. 3.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 28: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là

A. 5.                               B. 7.                                  C. 6.                                  D. 8.

Câu 29: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là

A. 4.                               B. 3.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 30: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?

A. 3 amin.                      B. 5 amin.                          C. 6 amin.                         D. 7 amin.     

Câu 31: Anilin có công thức là

A. CH3COOH.              B. C6H5OH.                      C. C6H5NH2.                     D. CH3OH.

Câu 32: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?

A. H2N-[CH2]6–NH2      B. CH3–CH(CH3)–NH2    C.  CH3–NH–CH3            D. C6H5NH2

Câu 33: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?

A. Metyletylamin.          B. Etylmetylamin.             C. Isopropanamin.            D. Isopropylamin. 

Câu 34: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2

A. Phenylamin.              B. Benzylamin.                 C. Anilin.                          D. Phenylmetylamin.

Câu 35: Trong các chất: C6H5CH2NH2 , NH3 , C6H5NH2 , (CH3)2NH , chất có lực bazơ mạnh nhất là:

A. NH3                           B. C6H5CH2NH2               C. C6H5NH2                      D. (CH3)2NH 

Câu 36: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là

A. Anilin                        B. Natri hiđroxit.               C. Natri axetat.                 D. Amoniac.

Câu 37: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là

A. C6H5NH3Cl.              B. C6H5CH2OH.               C. p-CH3C6H4OH.            D. C6H5OH.

Câu 38: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. anilin, metyl amin, amoniac.                               B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.

C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.                            D. metyl amin, amoniac, natri axetat.

Câu 39: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào

A. ancol etylic.               B. benzen.                         C. anilin.                           D. axit axetic.

Câu 40: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là

A. C2H5OH.                   B. CH3NH2.                      C. C6H5NH2.                     D. NaCl.

Câu 41: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch

A. NaOH.                      B. HCl.                              C. Na2CO3.                       D. NaCl.

Câu 42: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là     

A. dung dịch phenolphtalein.                         B. nước brom.             C. dung dịch NaOH.  D. giấy quì tím.

Câu 43: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với

A. dung dịch NaCl.       B. dung dịch HCl.            C. nước Br2.                      D. dung dịch NaOH.

Câu 44: Chất có tính bazơ là                         

A. CH3NH2.                   B. CH3COOH.                  C. CH3CHO.                    D. C6H5OH.

Câu 45: Nguyên nhân gây ra tính bazơ của amin là:

A. do amin dễ tan trong nước.                                B. do nguyên tử N còn cặp electron tự do.

C. do phân tử amin bị phân cực.                              D. do amin có khả năng tác dụng với axit.

Câu 46: Tên gọi của aminoaxit có công thức cấu tạo CH3 – CH(NH2) – COOH là:

A. axit - aminopropionic.                                                                                      B. axit - aminoaxetic.

C. axit - aminopropionic.                                                                                     D. axit - aminoaxetic.

Câu 47: Số đồng phân aminoaxit của C4H9O2N là:

A. 3.                                  B. 4.                               C. 5.                                  D. 6.

Câu 48: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào không lưỡng tính?

A. Amino axetat.              B. Lizin.                         C. Phenol.                         D. Alanin.

Câu 49: Dung dịch glixin ( axit amino axetic) có môi trường:

A. axit.                              B. bazơ.                          C. trung tính.                     D. không xác định.

Câu 50: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N. X có thể tác dụng với NaOH, HCl và làm mất màu dung dịch brom. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH2=CHCOONH4.                                             B. H2NCH2CH2COOH.

C. CH3CH(NH2)COOH.                                         D. CH3CH2CH2NO2.

B. BÀI TẬP:

Câu 1 Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3  trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 16,2.                       B. 32,4.                       C. 10,8.                       D. 21,6.

Câu 2 Lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80% thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là                 

A. 5,60                        B. 8,96                         C. 4,48                        D. 11,20

Câu 3 Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là

A. 9,0.                         B. 4,5.                         C. 8,1.                         D. 18,0

Câu 4 Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,20M.                    B. 0,10M.                    C. 0,01M.                    D. 0,02M.

Câu 5 Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

A. 2,25 gam.               B. 1,80 gam.                C. 1,82 gam.                D. 1,44 gam.

Câu 6 Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

A. 20,0.                       B. 30,0.                       C. 13,5.                       D. 15,0.

Câu 7 Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là:

A. 60%                         B. 40%                            C. 80%                      D. 54%

Câu 8 Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là

A. 90%.                       B. 10%.                       C. 80%.                       D. 20%

Câu 9 Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 15,0                          B. 18,5                     C. 45,0                           D. 7,5

Câu 10 Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 21,60.                      B. 2,16.                      C. 4,32.                        D. 43,20.

Câu 11 Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40)

A. 550.                         B. 810.                        C. 650.                         D. 750.

Câu 12 Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)      

A. 5,0 kg.                     B. 5,4 kg.                    C. 6,0 kg.                    D. 4,5 kg

Câu 13 Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%, Hấp thụ toàn bộ lượng CO2, sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong , thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là:

A. 405                        B. 324                           C. 486                          D.297

Câu 14 Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)      

A. 5,0 kg.                   B. 5,4 kg.                      C. 6,0 kg.                    D. 4,5 kg

Câu 15 Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là    

A. 42 kg.                    B. 10 kg.                     C. 30 kg.                     D. 21 kg.

...

Trên đây là Chuyên đề ôn tập môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Lý Tự Trọng, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể xem 1 vài tư liệu tham khảo cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!      

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?