Chuyên đề ôn tập cách so sánh lực mạnh bazơ giữa các bazơ với nhau môn Hóa học 11 năm 2021

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. So sánh định tính

- Nguyên tắc chung: khả năng nhận H+ càng lớn thì tính bazơ càng mạnh.

- Với oxit, hiđroxit của các kim loại trong cùng một chu kì: tính bazơ giảm dần từ trái sang phải.

NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3 và Na2O > MgO > Al2O3

- Với các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A: tính bazơ của oxit, hidroxit tăng dần từ trên xuống dưới.

LiOH < NaOH < KOH < RbOH

- Với amin và amoniac: Gốc R đẩy e làm tăng tính bazơ ngược lại gốc R hút e làm giảm tính bazơ.

 (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH

- Trong một phản ứng bazơ mạnh đẩy bazơ yếu khỏi muối.

- Axit càng mạnh thì bazơ liên hợp càng yếu và ngược lại.

2. So sánh định lượng

- Với bazơ B trong nước có phương trình phân ly là:

B + H2O ↔ HB + OH- ta có hằng số phân ly bazơ KB.

- KB chỉ phụ thuộc bản chất bazơ và nhiệt độ. Giá trị Kcàng lớn thì bazơ càng mạnh.

II. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Cho các chất sau: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) (CH3)2NH, (4) C6H5NH2, (5) (C6H5)2NH. Thứ tự tăng dần tính bazo của các chất trên là:

Hướng dẫn giải

Nếu nhóm hút e (C6H5) gắn vào N ⇒ Lực bazo giảm

Nếu nhóm đẩy e (hidrocacbon no) gắn vào N ⇒ Lực bazo tăng

(Nếu số lượng nhóm tăng thì tăng độ hút (đẩy) e

5 < 4 < 1 < 2 < 3

Bài 2: So sánh tính bazo của các chất sau: p-O2NC6H4NH2, NH3, C6H5NH2, CH3NH2, NaOH

Hướng dẫn giải

Nếu nhóm hút e (C6H5) gắn vào N ⇒ Lực bazo giảm

Nếu nhóm đẩy e (hidrocacbon no) gắn vào N ⇒ Lực bazo tăng

(Nếu số lượng nhóm tăng thì tăng độ hút (đẩy) e

NaOH> CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 > p-O2NC6H4NH2

Bài 3: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/lít sau: NH4Cl, CH3NH3Cl, (CH3)2NH2Cl, C6H5NH3Cl. Dung dịch có pH lớn nhất là

A. NH4Cl

B. CH3NH3Cl

C. (CH3)2NH2Cl

D. C6H5NH3Cl

Hướng dẫn giải

Vì (CH3)2NH có tính bazơ mạnh nhất nên (CH3)2NH2Cl có tính axit yếu nhất nên với cùng một nồng độ mol/lít thì dung dịch này phải có pH lớn nhất.

→ Đáp án C

Bài 4: Từ quan điểm axit-bazơ của Bronsted, hãy cho biết tính axit, bazơ, trung tính hay lưỡng tính của các dung dịch sau: NaCl, Na2S, NaHCO3, Cu(NO3)2. NH4Cl, CH3COOK, Ba(NO3)2, Na2CO3.

Hướng dẫn giải

- Dung dịch có tính axit: Cu(NO3)2, NH4Cl.

Cu(NO3)2 → Cu2+ + 2NO3-

Cu2+ + H2O ⇔ [Cu(OH)]+ + H+

NH4Cl → NH4+ + Cl-

NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

- Dung dịch có tính bazơ: Na2S, CH3COOK.

Na2S → 2Na+ + S2-

S2- + H2O ⇔ HS- + OH-

CH3COOK → CH3COO- + K+

CH3COO- + H2O ⇔ CH3COOH + OH-

- Dung dịch có tính lưỡng tính: NaHCO3.

NaHCO3 → Na+ + HCO3-

HCO3- + H2O ⇔ H2CO3 + OH-

HCO3- + H2O ⇔ CO32- + H3O+

- Dung dịch trung tính: NaCl, Ba(NO3)2

NaCl → Na+ + Cl-

Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Cho các chất sau: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) (CH3)2NH, (4 ) C6H5NH2, (5) (C6H5)2NH. Thứ tự tăng dần tính bazo của các chất trên là?

Câu 2: So sánh tính bazo của các chất sau: p-O2NC6H4NH2, NH3, C6H5NH2, CH3NH2, NaOH?

Câu 3: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/lít sau: NH4Cl, CH3NH3Cl, (CH3)2NH2Cl, C6H5NH3Cl. Dung dịch có pH lớn nhất là

A. NH4Cl

B. CH3NH3Cl

C. (CH3)2NH2Cl

D. C6H5NH3Cl

Câu 4: Chất nào có lực bazơ mạnh nhất?

A. CH3-NH2

B. (CH3)2-CH-NH2

C. CH3-NH-CH3

D. (CH3)3-N

Câu 5: Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là :

A. Do amin tan nhiều trong H2O.

B. Do phân tử amin bị phân cực mạnh.

C. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp e chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.

D. Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.

Câu 6: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?

A. C6H5NH2

B. C6H5CH2NH2

C. (C6H5)2NH

D. NH3

Câu 7: Cho các dung dịch amino axit sau: alanin, lysin, axit glutamic, valin, glyxin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là:

A.4

B. 2

C.3

D.1

Câu 8: Cho các chất sau: lysin, axit glutamic, valin, glyxin, alanin, trimetylamin, anilin. Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng, màu xanh và không đổi màu lần lượt là

A. 1,2,4

C. 2,2,3

B. 3,1,3

D. 2,1,4

Câu 9: Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?

A.Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein

B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước.

C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Câu 10: Cặp oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ là:

A. K2O, Fe2O3.            

B. Al2O3, CuO.           

C. Na2O, K2O.         

D. ZnO, MgO.

Câu 11: Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao:

A. Ca(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3               

B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2                                                 

C.Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2          

D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH                                                         

Câu 12: Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy:

A. Fe(OH)3, BaCl2, CuO, HNO3.                        

B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2

C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3                                           

D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2

Câu 13: Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?

A. NaCl, HCl, Na2CO3, KOH                              

B. H2SO4, NaCl, KNO3, CO2

C. KNO3, HCl, KOH, H2SO4                                              

D. HCl, CO2, Na2CO3, H2SO4

Câu 14: Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch ( không tác dụng được với nhau) là:

A. NaOH, KNO3                                                

B. Ca(OH)2, HCl

C. Ca(OH)2, Na2CO3                                         

D. NaOH, MgCl2

Câu 15: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?

A. Muối NaCl          

B. Nước vôi trong           

C. Dung dịch HCl            

D. Dung dịch NaNO3

Câu 16: Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:

A.Quỳ tím và dung dịch HCl                               

B. Phenolphtalein và dung dịch BaCl2

C. Quỳ tím và dung dịch K2CO3                                        

D. Quỳ tím và dung dịch NaCl

Câu 17: Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng :

A. Ca(OH)2 và Na2CO3.                 

B. NaOH và Na2CO3.

C. KOH và NaNO3.                        

D. Ca(OH)2 và NaCl

Câu 18: Cặp chất  khi phản ứng với nhau tạo ra dung dịch NaOH và khí H2:

A. Na2O và H2O.                             

B. Na2O và CO2.

C. Na và H2O.                                 

D. NaOH và HCl

Câu 19: Cặp chất  đều làm đục nước vôi trong Ca(OH)2 :

A. CO2, Na2O.                                 

B. CO2, SO2.

C. SO2, K2O                                    

D. SO2, BaO

Câu 20: Dãy các bazơ đều làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenolphtalein :

A. KOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2           

B. NaOH, Al(OH)3, Ba(OH)2, Cu(OH)2    

C. Ca(OH)2, KOH, Zn(OH)2, Fe(OH)2          

D. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2    

 

Trên đây là phần trích dẫn Chuyên đề ôn tập cách so sánh lực mạnh bazơ giữa các bazơ với nhau môn Hóa học 11 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?