Tổng ôn Vấn đề khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi vùng Tây Nguyên Địa lí 12

KHAI THÁC THỦY NĂNG KẾT HỢP VỚI THỦY LỢI Ở VÙNG TÂY NGUYÊN

I. Lý thuyết

Các bậc thang thủy điện ở Tây Nguyên

– Tiềm năng thủy điện lớn, tập trung trên hệ thống các sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai…

– Các công trình thủy điện đã hoạt động và đang xây dựng:

+ Chỉ từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây, hàng loạt các công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng.

+ Theo thời gian các bậc thang thủy điện sẽ được hình thành trên các hệ thống sông nổi tiếng của TN như:

– Trên sông Xê Xan : có thủy điện Yaly công suất 720 MW (hoạt động 4/2002), bậc dưới là thủy điện Xê Xan 3, Xê Xan 3A, và Xê Xan 4; ở thượng lưu của Yaly là thủy điện Plây Krông . Dòng Xê Xan cho tổng công suất là 1500 MW.

– Trên dòng Xrê Pốk : đã có thủy điện Đrây H’linh (12 MW), đang xây dựng 6 bậc thang thủy điện là: Buôn Kuôp (280 MW, Buôn Tua Srah (85 MW, khởi công cuối năm 2004), Xrê Pôk 3 (137 MW), Xrê Pôk 4 (33 MW), Đức Xuyên (58 MW), Đrây H’linh đã mở rộng lên 28 MW. Tổng công suất của dòng Xrê Pôk là 600 MW.

– Trên hệ thống sông Đồng Nai : trước đây đã có thủy điện Đa Nhim (160 MW), hiện đang xây dựng thủy điện Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW).

=>Ý nghĩa: Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH của vùng, đặc biệt việc khai thác & chế biến quặng bô-xit của vùng. Các hồ thuỷ điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác phục vụ du lịch và nuôi trồng thuỷ sản

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng?

Hướng dẫn giải

*Thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy

– Tiềm năng thủy điện lớn, tập trung trên hệ thống các sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai…

– Các công trình thủy điện đã hoạt động và đang xây dựng:

+ Chỉ từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây, hàng loạt các công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng.

+ Theo thời gian các bậc thang thủy điện sẽ được hình thành trên các hệ thống sông nổi tiếng của TN như:

– Trên sông Xê Xan : có thủy điện Yaly công suất 720 MW (hoạt động 4/2002), bậc dưới là thủy điện Xê Xan 3, Xê Xan 3A, và Xê Xan 4; ở thượng lưu của Yaly là thủy điện Plây Krông . Dòng Xê Xan cho tổng công suất là 1500 MW.

– Trên dòng Xrê Pốk : đã có thủy điện Đrây H’linh (12 MW), đang xây dựng 6 bậc thang thủy điện là: Buôn Kuôp 280 MW, Buôn Tua Srah (85 MW, khởi công cuối năm 2004), Xrê Pôk 3 (137 MW), Xrê Pôk 4 (33 MW), Đức Xuyên (58 MW), Đrây H’linh đã mở rộng lên 28 MW. Tổng công suất của dòng Xrê Pôk là 600 MW.

– Trên hệ thống sông Đồng Nai : trước đây đã có thủy điện Đa Nhim (160 MW), hiện đang xây dựng thủy điện Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW).

*Điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

– Thuận lợi cho khai thác và chế biến kim loại màu trên cơ sở giá thành thủy điện rẻ, nhất là khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit có trữ lượng rất lớn.

– Các hồ thủy điện cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào mùa mưa.

– Phát triển du lịch. – Nuôi trồng thủy sản.

+ Việc nâng cấp các cảng biển hiện tại và xây dựng các cảng nước sâu (Dung Quất, Cam Ranh, Vân Phong) tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất.

+ Phát triển ngành thủy sản (khai thác, môi trường, chế biến, xuất khẩu) và ngành du lịch.

– Thúc đẩy mối liên hệ KT với các vùng khác trong cả nước và quốc tế. Giao lưu với các vùng phía Bắc và phía Nam thông qua quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất và đường Hồ Chí Minh; mở rộng trao đổi hàng hóa với Lào và Tây Nguyên nhờ các tuyến đường theo hướng Đông – Tây như QL 19, 25 26, 27.

– Thúc đẩy sự phát triển KT và hình thành cơ cấu KT ở phần phía Tây của vùng. Hiện nay, hoạt động KT của vùng còn tập trung chủ yếu ở phía Đông, trong khi đó vùng phía Tây còn chậm phát triển. Việc nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giúp cho việc khai thác hiệu quả hơn tiềm năng vùng gò đồi, miền núi và hoàn thiện cơ cấu KT theo lãnh thổ của vùng.

Câu 2: Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do

A. địa hình núi cao và nhiều sông lớn.

B. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng lớn.

C. lượng mưa dồi dào.

D. nền địa chất ổn định.

Hướng dẫn giải

Tây Nguyên có địa hình là các cao nguyên xếp tầng với nhiều độ cao khác nhau +  nhiều sông lớn, nguồn nước dồi dào

⇒ Tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn → mang lại nguồn thủy năng dồi dào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Việc làm thủy lợi ở vùng Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn là do

A. Đất tơi xốp, tầng phong hóa sâu

B. Sự phân mùa của khí hậu

C. Độ dốc lớn

D. Số giờ nắng nhiều

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 4: Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí là do

A. Sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng

B. Sông dốc, tốc độ dòng chảy lớn

C. Lưu lượng nước lớn

D. Có nhiều hồ

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 5: Điểm giống nhau về tiềm năng giữa vùng Tây Nguyên với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Phát triển thủy điện

B. Có các vũng, vịnh để xây dựng cảng

C. Có một mùa đông lạnh

D. Có các cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ là hai vùng có trữ lượng thủy điện lớn nhất nước ta.

Câu 6: Vì sao việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí?

A. Sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng.

B. Sông dốc, tốc độ dòng chảy lớn.

C. Lưu lượng nước lớn.

D. Có nhiều hồ.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí là do sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng.

Câu 7:  Việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Đại Ninh có tác động rất lớn đến việc :

A. Phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản.

B. Khai thác bôxit và chế biến bột nhôm.

C. Phát triển vùng chuyên canh chè ở Lâm Đồng.

D. Cung cấp thực phẩm và đẩy mạnh phát triển du lịch.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 8:  Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không phải là

A. thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển.

B. chỉ để phục vụ khai thác và chế biến bôxit.

C. đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.

D. góp phần phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 9:  Các nhà máy điện có công suất từ 100 MW trở lên đang hoạt động ở Tây Nguyên tính đến 12 - 2005 là :

A. Đrây Hơ-linh, Đa Nhim, Y-a-li.

B. Đa Nhim, Y-a-li, Xê Xan 3.

C. Y-a-li, Xê Xan 3, Đại Ninh.

D. Đại Ninh, Đrây Hơ-linh, Đa Nhim.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 10:  Nhà máy thủy điện nào sau đây nằm trên sông Xê Xan?

A. Yaly.

B. Buôn Kuop.

C. Xrê Pôk.

D. Đức Xuyên.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 11:  Nhà máy thuỷ điện có công suất khá lớn được xây dựng đầu tiên ở Tây Nguyên trên lưu vực sông Đồng Nai là:

A. Y-a-li.

B. Đa Nhim.

C. Đại Ninh.

D. Đrây Hơ-linh.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 12:  Các nhà máy điện đã hoạt động và đang xây dựng trên dòng sông Xê Xan tính đến 12 - 2005 là :

A. Y-a-li, Đrây Hơ-linh, Đại Ninh, Xê Xan 3 và Xê Xan 4.

B. Y-a-li, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4, Plây Krông.

C. Y-a-li, Đa Nhim, Xê Xan 3 Xê Xan 4.

D. Y-a-li, Hàm Thuận - Đa Mi, Đức Xuyên.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 13:  Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Cung cấp nước tưới vào mùa khô.

B. Sử dụng cho mục đích phát triển du lịch.

C. Phát triển nuôi trồng thủy sản.

D. giữ mực nước ngầm.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Vấn đề khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi vùng Tây Nguyên Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?