Chuyên đề kim loại phản ứng với muối (kim loại không tác dụng với nước) môn Hóa học 12 năm 2021

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Một kim loại tác dụng với 1 muối

Sơ đồ biểu diễn kim loại tác dụng với 1 muối

\({\rm{nA   +   m}}{{\rm{B}}^{{\rm{n + }}}}{\rm{ }} \to {\rm{ n}}{{\rm{A}}^{{\rm{m + }}}}{\rm{  +   mB}}\)

Điều kiện của phản ứng:

- A phải đứng trước B trong dãy điện hóa.

- Muối B phải tan:

Ví dụ:

\({\rm{Fe   +   C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ }} \to {\rm{ F}}{{\rm{e}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{  +   Cu}}\)

Nhưng:

 \({\rm{Fe   +   A}}{{\rm{l}}^{{\rm{3 + }}}}{\rm{ }} \to {\rm{ }}\) không xảy ra do tính khử của Fe yếu hơn \({\rm{A}}{{\rm{l}}^{{\rm{3 + }}}}\)

Hay:

 \({\rm{A}}{{\rm{l}}^{{\rm{3 + }}}}\) không xảy ra do \({\rm{AgCl}}\) không tan

● Độ tăng dảm khối lượng của thanh kim loại:

- Nếu \({{\rm{m}}_{{\rm{B}} \downarrow }}\) > \({{\rm{m}}_{{\rm{A tan}}}}\) thì khối lượng thanh kim loại A tăng: Độ tăng khối lượng: =  \({{\rm{m}}_{{\rm{B}} \downarrow }}\)- \({{\rm{m}}_{{\rm{A tan}}}}\).

- Nếu \({{\rm{m}}_{{\rm{B}} \downarrow }}\) < \({{\rm{m}}_{{\rm{A tan}}}}\) thì khối lượng thanh kim loại A giảm: Độ giảm khối lượng: =  \({{\rm{m}}_{{\rm{A tan}}}}\)- \({{\rm{m}}_{{\rm{B}} \downarrow }}\).  

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Một thanh kim loại M hóa trị II nhúng vào 1 lít dung dịch \({\rm{ FeS}}{{\rm{O}}_4}\) có khối lượng tăng lên 16 gam. Nếu nhúng cùng thanh kim loại ấy vào 1 lít dung dịch CuSO4 thì khối lượng của thanh tăng 20 gam. Biết rằng các phản ứng nói trên đều hoàn toàn và sau phản ứng còn dư kim loại M, 2 dung dịch\({\rm{ FeS}}{{\rm{O}}_4}\)  và CuSO4 có cùng nồng độ mol ban đầu. Kim loại M là:

A. Mg.            

B.Al.                          

C.Cu.                         

D.Zn.

Hướng dẫn giải

Gọi x là số mol\({\rm{ FeS}}{{\rm{O}}_4}\)  phản ứng , nó cũng chính là số mol CuSO4 phản ứng (2 dung dịch\({\rm{ FeS}}{{\rm{O}}_4}\)  và CuSO4 có cùng nồng độ mol ban đầu)

Với\({\rm{ FeS}}{{\rm{O}}_4}\):

\(\begin{array}{l}

{\rm{M   +   F}}{{\rm{e}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ }} \to {\rm{ }}{{\rm{M}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{  +   Fe}}\\

{\rm{x        x             x           x  }}

\end{array}\)

Độ tăng khối lượng: m = (56 – M)x = 16                         (1)

Với CuSO4:

\(\begin{array}{l}

{\rm{M   +   C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ }} \to {\rm{ }}{{\rm{M}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{  +   Cu}}\\

{\rm{x         x             x           x  }}

\end{array}\)

Độ tăng khối lượng: m = (64 – M)x = 20                         (2)

Từ 1 và 2 ─> \(\frac{{56{\rm{  -  M}}}}{{64{\rm{  -  M}}}}{\rm{  =  }}\frac{{16}}{{20}}{\rm{ }} \to {\rm{ M}} = {\rm{ 24}}\) kim loại Mg

Ví dụ 2 : Ngâm một thanh Zn vào một cốc thủy tinh chứa 50ml dung dịch Cu(NO3)2 0,05M đến khi dung dịch trong cốc mất hẳn màu xanh, thì khối lượng thanh Zn sau phản ứng sẽ:

A. Tăng 0,0025 gam so với ban đầu.             

B. Giảm 0,0025 gam so với ban đầu. 

C. Giảm 0,1625 gam so với ban đầu.                       

D. Tăng 0,16 gam so với ban đầu.

Hướng dẫn giải

Dung dịch trong cốc mất hẳn màu xanh tức là\({\rm{ CuS}}{{\rm{O}}_4}\) đã phản ứng hết.

\(\begin{array}{l}

{\rm{       Zn             +            C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{          }} \to {\rm{          Z}}{{\rm{n}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{             +               Cu}}\\

{\rm{ 0,0025 mol                0,0025 mol                      0,0025 mol                 0,0025 mol}}

\end{array}\)

Vậy khối lượng thanh kẽm sau phản ứng giảm 0,0025 gam so với ban đầu

3. LUYỆN TẬP

Câu 1: Nhúng bản kẽm và bản sắt vào cùng một dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc hai bản kim loại ra thì trong dung dịch thu được nồng độ mol của kẽm sunfat bằng 2,5 lần của sắt sunfat. Mặt khác khối lượng của dung dịch giảm 0,11gam. Khối lượng đồng bám trên mỗi kim loại là:

A. 1,28 gam và 3,2 gam.                                

B. 6,4gam và 1,6 gam.                  

C. 1,54 gam và 2,6 gam.                    

D. 8,6 gam và 2,4 gam.

Câu 2: Hoà tan 3,28 gam hỗn hợp muối CuCl2và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch X có mầu xanh. Nhúng vào X một thanh Mg và khuấy đều cho đến khi mầu xanh của dung dịch biến mất. Lấy thanh Mg ra cân lại, thấy khối  lượng tăng thêm 0,8 gam. Cô đặc dung dịch đến khan thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 1,15gam.            

B. 1,43 gam.   

C. 2,48 gam.       

D. 4,13 gam.

Câu 3: Một thanh kim loại A hóa trị II nhúng vào dung dịch \({\rm{ C}}{{\rm{u}}^{2 + }}\) thì có khối lượng giảm 1% so với khối lượng ban đầu, nhưng cũng cùng thanh kim loại ấy khi nhúng vào muối \({\rm{H}}{{\rm{g}}^{{\rm{2 + }}}}\) thì có khối lượng tăng lên 67,5% so với khối lượng thanh ban đầu(khối lượng ban đầu là 10 gam). Biết rằng độ giảm số mol của\({\rm{ C}}{{\rm{u}}^{2 + }}\)  bằng 2 lần độ giảm số mol \({\rm{H}}{{\rm{g}}^{{\rm{2 + }}}}\), kim loại M là:

A. Mg.            

B.Al.                          

C.Cu.                             

D.Zn.

Câu 4: Trộn hỗn hợp X có 0,2 mol K và 0,1 mol Al với 9,3 gam hỗn hợp Y chứa a mol K và b mol Al được hỗn hợp Z. Hỗn hợp Z tan hết trong nước cho dung dịch B. Thêm HCl vào dung dịch B thì ngay giọt đầu tiên dung dịch HCl thêm vào đã có kết tủa . Gía trị của a,b là:

A. \({{\rm{n}}_{_{\rm{K}}}}{\rm{ =  0,1 mol}};{{\rm{n}}_{_{{\rm{Al}}}}}{\rm{ =  0,2 mol}}\)                

B.  \({{\rm{n}}_{_{\rm{K}}}}{\rm{ =  0,2 mol}};{{\rm{n}}_{_{{\rm{Al}}}}}{\rm{ =  0,1 mol}}\)

C. \({{\rm{n}}_{_{\rm{K}}}}{\rm{ =  0,2 mol}};{{\rm{n}}_{_{{\rm{Al}}}}}{\rm{ =  0,15 mol}}\)              

D.  \({{\rm{n}}_{_{\rm{K}}}}{\rm{ =  0,15 mol}};{{\rm{n}}_{_{{\rm{Al}}}}}{\rm{ =  0,1 mol}}\)

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 7,7 gam một hỗn hợp X gồm Na, Al trong nước dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và 2,7 gam một chất rắn không tan. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X là:

A. \({{\rm{m}}_{{\rm{Na}}}}{\rm{ =  2,3 gam; }}{{\rm{m}}_{{\rm{Al}}}}{\rm{ =  4,5 gam}}\)     

B. \({{\rm{m}}_{{\rm{Na}}}}{\rm{ =  4,6 gam; }}{{\rm{m}}_{{\rm{Al}}}}{\rm{ =  3,1 gam}}\)

C. \({{\rm{m}}_{{\rm{Na}}}}{\rm{ =  2,3 gam; }}{{\rm{m}}_{{\rm{Al}}}}{\rm{ =  2,7 gam}}\)     

D. \({{\rm{m}}_{{\rm{Na}}}}{\rm{ =  2,3 gam; }}{{\rm{m}}_{{\rm{Al}}}}{\rm{ =  5,4 gam}}\)

 

Trên đây là phần trích dẫn Chuyên đề kim loại phản ứng với muối (kim loại không tác dụng với nước) môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?