Lý thuyết Các nguyên tắc chọn các cặp bố mẹ để lai tạo giống Sinh 12

NGUYÊN TẮC CHỌN CÁC CẶP BỐ MẸ ĐỂ LAI

1. Nguyên tắc khác nhau về kiểu sinh thái địa lý:

KG  →    mt    →     KH

Các giống và các dạng thực vật trong quá trình CLTN được hình thành t/n với một điều kiện khí hậu, đất đai nhất định. Bất cứ cây trông nào trên trái đất cũng có nhiều giống và dạng được hình thành trong các điều kiện sinh thái, địa lý khác nhau.

Ví dụ: Vùng ôn đới đã xuất hiện và phổ biến các dạng lúa thuộc loài phụ Japonica chịu lạnh; ngược lại vùng đông nam Châu á nhiệt đới lại phổ biến là các loại hình Indica nhiệt đới chịu nóng.

            Cùng loài phụ indica do được hình thành trong các điều kiện sinh thái địa lý khác nhau: Tại đồng tháp mười lúa thơm cao cây; tại Tây nguyên có lúa cạn chịu hạn; vùng đồng bằng bắc bộ có lúa mùa, lúa chiêm,…

            Thực chất của nguyên tắc chọn cặp bố mẹ theo loại hình sinh thái địa lý là ở chỗ làm thế nào thống nhất các tt và các đặc tính được phân cách giữa các giống và dạng xa nhau về phương diện địa lí và sinh thái vào một giống mới trong sự phối hợp cần thiết giữa chúng.

            Các dạng lai xa về địa lí không phải liên kết với nhau một cách cơ giới về tính trạng mong muốn mà chính là sự tổ hợp các gen khác nhau của bố mẹ.

            Giá trị của các kiểu sinh thái  địa lí được xác định ở chỗ chúng có b/cd/t khác nhau được b/h ra bên ngoài bằng các tt và đặc tính chịu hạn, chịu úng, chịu chua, chịu mặn, chịu rét, chịu nóng, tgst dài, ngắn…

            Việc chọn bố mẹ xa nhau về địa lí là nhằm tổ hợp được các gen kiểm tra các tính trạng khác nhau. Do đó kết quả của lai giống sẽ chắc chắn hơn và việc cung cấp cho c/l sẽ phong phú hơn, xác suất chọn được giống tốt, t/n với điều kiện sinh thái địa phương cao hơn.

            Đây là một nguyên tắc căn bản trong chọn giống hiện đại được các nhà chọn giống ở các nước và nước ta đều sử dụng.

Ví dụ:

       Giống lúa NN1       =                  Giống lúa tiên Ba thắc Nam Bộ       x                                                   Giống lúa BuncoNB

Hạt bầu dục để tăng vụ     Quen KH nước ta, hạt dài chống sâu bệnh    Năng suất cao, gạo ngon, hạt phổ biến ở miền bắc trong những năm 60-65

     Giống lúa VN10 =A5 là dòng có gốc ĐN á x Rumari45 có nguồn  gốc Châu Âu ôn đới

Chịu rét tốt, trồng vụ xuân, năng suất cao            Xa nhau về địa lý.

            Điều kiện sinh thái phức tạp, càng khắc nghiệt thì khi sử dụng các giống địa phương làm mẹ sẽ dễ dàng tạo ra các giống có tính thích ứng cao.

2. Nguyên tắc khác nhau về cấu thành năng suất.

- Khi chọn bố mẹ nhằm nâng cao năng suất ở các thế hệ lai thì bố mẹ phải có sự khác nhau về yếu tố cấu thành năng suất, phối hợp với nhau để tạo ra một giống mới hoàn chỉnh hơn.

- Các yếu tố cấu thành năng suất là các tt số lượng, các tt này hầu hết do hệ thống đa gen quyết định.

+ Năng suất của cây trồng trên một đơn vị dt = Năng suất của cá thể* số cá thể trên một đvdt – năng suất của cá thể cao và trồng được nhiều cá thể trên một đơn vị diện tích là mục tiêu phấn đấu của các nhà chọn giống.

+ Năng suất cá thể được tạo nên bởi các yếu tố cấu thành n/s.

Như ở lúa là: Số bông/khóm; số hạt/bông; trọng lượng 1000 hạt.

Ví dụ công trình của Sinha và Bnejee<1985>.   

            Trong tổ hợp Viajava  *                   ASD1              Dạng lai.

            +Số nhánh hữu hiệu             6

            +Số hạt chắc/bông               120     80                    N/s cao hơn hẳn bố mẹ.

            +Khối lượng 1000 hạt         25        25

            +Năng suất cá thể                 12        12       

3. Nguyên tắc khác nhau về thời gian các giai đoạn sinh thái.

- Do nhu cầu của sản xuất mà phải tạo ra các giống có tgst khác nhau: từ ngắn – TB – dài. Để tăng vụ, tránh các điều kiện sinh thái bất lợi gây thiệt hại cho mùa màng cần có các giống cực ngắn, song năng suất và chất lượng phải đạt yêu cầu.

- Để phát huy tối đa tự do tổ hợp của các kg q/đ các pha s/t của cây trồng nhẵm tạo ra giống mới có t/g s/t theo ý muốn thì bố mẹ dùng trong phép lai cần có cấu trúc t/g  các g/đ s/t khác nhau.

Có thể tạo ra các giống có tgst ngắn từ 2 giống có cùng tgst.

4. Nguyên tắc khác nhau về tính chống chịu sâu bệnh.

- Tạo ra giống vừa có năng suất cao vừa có tinh chống chịu tốt là mục tiêu của bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

- Mỗi vùng sinh thái có các nòi khác nhau của cùng một loại bệnh nên một giồng hoàn toàn có thể kháng bệnh ở vùng này nhưng sang vùng khác lại bị nhiễm bệnh nên cần tạo ra giống có phổ kháng sâu bệnh rộng cùng lúc có thể chống được nhiều nòi sinhlý khác nhau để có khả năng thích ứng rộng.- Khi chọn các dạng bố mẹ cần chú ý sự khác nhau về tính kháng ngang để tổ hợp được một tổ kháng sâu bệnh rộng vào giống tương lai.

(Tính kháng ngang:……..)

Ví dụCR203 là giống chống rầy với cả biotyp nên được trồng ở những vùng khác nhau từ vĩ tuyến 17 trở ra là giống  được tạo ra giữa các giống lúa có khả năng chống rầy khác nhau…

 Giống lúa IRI 352 kháng đạo ôn đới tổng hợp cũng được tạo ra từ….

5. Nguyên tắc bổ sung các tính trạng cần thiết.

Một giống cây trồng tốt sẽ được con người nhân rộng ra nhiều vùng địa lý khác nhau → một giống tốt không còn bó hẹp trong một nước. Nhân nội giống cây trồng có các tính trạng tốt là pp nhanh để đưa giống vào sản xuất. Tuy nhiên các giống cây trồng mới tạo ra khi di chuyển từ vùng sinh thái này sang vùng sinh thái khác tỏ ra còn khiếm khuýt hoặc thiếu một số tính trạng nào đó như kém chịu rét, chống đổ không tốt, chất lượng chưa cao,…Trên tổng thể các giống mới được tạo ra theo các pp tạo giống hiện đại đều là các kg tốt, chúng chỉ còn thiếu một số tính trạng mà nếu được bổ sung thị sẽ là một giống hoàn chỉnh

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Các nguyên tắc chọn các cặp bố mẹ để lai tạo giống Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?