Chuyên đề giải bài tập di truyền liên kết với giới tính Sinh học 12.

CHUYÊN ĐỀ GIẢI BÀI TẬP

DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

 

I/ Lý thuyết:

+ NST giới tính:  

* Người, ĐV có vú:  ♀ XX, ♂XY

* Chim,  bướm, gia cầm:  ♀ XY, ♂XX

* Bọ xít, rệp, châu chấu:  ♀ XX, ♂XO

* Bọ nhậy:  ♀ XO, ♂XX

* Lưu ý:  Nếu đầu bài không nêu loài nàoà XĐ như sau:

            - Dựa vào cá thể mang tính lặn F2: 3: 1 vì XY

            - Loại dần thứ từng kiểu NST- GT=> kiểu nào cho KQ phù hợp nhận

            - VD:  Loài 1 cá thể mang 1 cặp gen dị hợp cánh thẳng lai với cơ thể khácà F1: 256 c.thẳng: 85 c.cong (♂)

                        Bài giải:  Cặp gen dị hợp quy định cánh thẳng nên c.thẳng>cánh cong

                                    F1:  3 thẳng: 1cong mà lặn chỉ ở con ♂à NST- GT ♂ là XY, ♀ XX

+ Nhận dạng quy luật di truyền:

* Dựa vào KQ lai thuận+nghịch:

            - khác nhau mà gen- TTà Gen NST GT

            - TT chỉ XH ở con ♂à DT thẳngà gen NST GT Y

            - TT chỉ XH con ♂à DT chéoà Gen NST- GT X

* Dựa vào di truyền chéo:

            - Dấu hiệu:  TT từ Ông ngoại biểu hiệnà con gái không biểu hiệnàCháu trai biểu hiệnà gen NST- GT X

* Tính trạng biểu hiện không đồng đều ở 2 giới:

            - Cùng 1 thế hệ:  TT nào dod chỉ XH ở con ♂ còn giới ♀ không có và ngược lạià gen NST- GT

+ Các tỷ lệ KH và KG tương ứng trong trường hợp gen liên kết với NST giới tính, không có alen tương ứng trên Y.

Kiểu gen P

TLKH F1

XAXA x XAY

100% trội

XaXa x XaY

100% lặn

XAXA x XaY

100% trội

XaXa x XAY

1 trội: 1 lặn

(KH giới đực khác giới cái)

XAXa x XAY

3 trội:  1 lặn

(tất cả TT lặn thuộc 1 giới)

XAXa x XaY

1 cái trội:  1 cái lặn:  1 đực trội:  1 đực lặn

 

II/ Phương pháp Bài giải bài tập

1. Bài toán thuận:  Biết KH P, gen liên kết trên NST- GTà XĐ KQ lai

Bước 1:  Từ KH P và gen LK trên GTà KGP

Bước 2:  Viết SĐL để XĐ KQ

(Dạng Bt dễ)

Bài 1:

Phép lai giữa một chim hoàng yến ♂ màu vàng với một chim ♀ màu xanh sinh ra tất cả chim ♂ có màu xanh và tất cả chim ♀ có màu vàng. Hãy Bài giải thích các kết quả này.

Gợi ý Bài giải

Màu sắc lông là tính trạng liên kết với giới tính và giới ♂ là giới đồng giao tử. Chúng ta thấy có sự khác biệt về kiểu hình giữa giới ♂ và giới ♀ cho thấy có sự liên kết với giới tính. Vì tất cả các cá thể của mỗi giới giống nhau về kiểu hình nên bố mẹ không thể là dị hợp tử. Ta lập phép lai theo cách thông thường (A:  xanh; a:  vàng) :

XAXA

x

XaY

(xanh)

(vàng)

XAXa, XAY

(tất cả xanh)

Trong trường hợp này thì cả chim trống và chim mái đều có màu xanh, vì chim ♀ con là XAXa và chim ♂ con là XAY. Kết quả này không phù hợp với kết quả thực tiễn. Do vậy có thể có sai lầm khi chúng ta đã cho rằng giới ♀ là giới đồng giao tử. Vì giới ♂ là giới đồng giao tử nên phép lai bây giờ sẽ là:

ZAW

x

ZaZa

(♀ xanh)

(♂ vàng)

ZaW

ZAZa

(♀ vàng)

(♂ xanh)

 

2. Bài toán nghịch:  Biết KH P, gen liên kết trên NST- GT và KQ laià XĐ KG P

Bước 1:  Tìm trội lặn và quy ước gen

Bước 2:  Nhận dạng quy luật DT chi phối và Từ TLPL KH F+gen trên NST- GTà KG P

Bước 3:  Viết SĐL

Lưu ý:  Bài toán ngược có nhiều dạng bài tập như:  LKGT thuần, LKGT+PLĐL, LKGT+Gen gây chết, LKGT+Hoán vị gen.

 

A/ BÀI TẬP LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH THUẦN

 

* Phương pháp Bài giải:

Bước 1:  Tìm trội lặn và quy ước gen

Bước 2:  Nhận dạng quy luật DT chi phối và Từ TLPL KH F+gen trên NST- GTà KG P

Bước 3:  Viết SĐL

* Các bài tập:

Bài 1: Gà:  ♂ lông vằn x ♀ lông đenà F1 100% Lông vằn. F1 tạp giaoàF2:  50 Vằn: 16 đen

  1. Biện luận SĐL P- F2
  2. Tỷ lệ phân tính ở F3 đối với mỗi công thức lai:

Bài giải

1/  + Bước 1:  Tìm trội lặn và quy ước gen

ta có F2 vằn: đen=50: 16=3 vằn: 1 đen (KQ ĐL phân ly) A- Vằn, a- đen.

     + Bước 2:  Nhận dạng quy luật DT chi phối và Từ TLPL KH F+gen trên NST- GTà KG P

Thấy F2 chỉ có gà mái lông đenà TT màu sắc lông LK với GT

Ptc:  ♂Lông vằn XAXA ,  ♀XaY   

     + Bước 3:  Viết SĐL

 

♂XAXA

x

♀ XaY

(Lông vằn)

(lông đen)

F1:  XAXa, XAY(tất cả lông vằn)

♂XAXa lông vằn

x

♀XAY lông vằn

F2:  KG:  1  XAXA:  1 XAXa:  1 XAY:  1 XaY                                

       KH:  2 trống vằn:  1 mái vằn: 1 mái đen

2/ Các công thức lai:

♂XAXA

x

♀ XAY

♂XAXA

x

♀ XaY

♂XAXa

x

♀ XAY

♂XAXa

x

♀ XaY

 

{--Xem đầy đủ nội dung tại xem online hoặc tải về--}

E/ BÀI TẬP LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ TƯƠNG TÁC GEN

 

1. Kiến thức cơ bản.

Các gen có thể tương tác với nhau để quy định một tính trạng. Phổ biến là hai gen không alen (và thường nằm trên các nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau) tương tác với nhau. Vì vậy, tỷ lệ phân ly ở F2 thường là tỷ lệ biến đổi của phép lai hai tính (9: 3: 3: 1) của Mendel. Ví dụ tỷ lệ 9: 6: l. Có các kiểu tương tác chủ yếu sau:

- Tương tác bổ trợ:  Hai gen trội cùng có mặt trong một kiểu gen tương tác với nhau làm xuất hiện tính trạng mới, khác bố mẹ. Ngoài cơ chế tương tác, các gen còn có thể có các chức năng riêng. Vì vậy, kiểu tương tác bổ trợ có thể cho các tỷ lệ phân ly 9: 3: 3: 1, 9: 6: 1 hoặc 9: 7.

- Tương tác át chế. Kiểu tương tác trong đó một gen ức chế sự biểu hiện của gen kia. Gen ức chế được gọi là gen át, còn gen bị ức chế dược gọi là gen khuất. Tuỳ thuộc vào gen át là gen trội hay gen lặn mà F2 có thể có các tỷ lệ phân ly 13: 3, 12: 3: 1 hoặc 9: 3: 4.

- Tương tác cộng gộp:  Kiểu tương tác trong đó mỗi alen trội (hoặc lặn) của mỗi gen đóng góp một phần vào sự hình thành tính trạng. Kiểu tương tác này đặc trưng cho các tính trạng số lượng. Với hai gen tương tác cộng gộp, F2 sẽ có tỷ lệ phân ly kiểu hình là 1: 4: 6: 4: 1. Nếu kiểu hình không phụ thuộc vào số lượng alen trội trong kiểu gen, ta có tỷ lệ phân ly 15: 1 ở F2. Tuy nhiên cũng có những trường hợp hai gen tương tác nhưng lại cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. Khi đó, ngoài quy luật tương tác, các gen còn chịu sự chi phối của quy luật liên kết và hoán vị gen.

2. Bài tập.

Bài 1:

Có những con chuột rất mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chúng có thể bị đột biến dẫn đến ung thư da. Người ta chọn lọc được hai dòng chuột thuần chủng, một dòng mẫn cảm với ánh sáng mặt trời và đuôi dài, dòng kia mẫn cảm với ánh sáng và đuôi ngắn. Khi lai chuột cái mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn với chuột đực mẫn cảm với ánh sáng đuôi dài, người ta thu được các chuột F1 đuôi ngắn và không mẫn cảm với ánh sáng. Lai F1 với nhau, được F2 phân ly như sau:

 

Chuột cái

Chuột đực

Mẫn cảm, đuôi ngắn

42

21

Mẫn cảm, đuôi dài

0

20

Không mẫn cảm, đuôi ngắn

54

27

Không mẫn cảm, đuôi dài

0

28

 

 

Hãy xác định quy luật di truyền của hai tính trạng trên và lập sơ đồ lai.

Gợi ý giải

            Tính mẫn cảm ánh sáng do tương tác bổ trợ hai gen trội cho tỷ lệ 9: 7; độ dài đuôi liên kết giới tính. Nếu cho hai gen A và B tương tác quy định tính mẫn cảm ánh sáng, D quy định đuôi ngắn thì ta có sơ đồ lai:  AAbbXDXD x aaBBXdY =>  F1:  AaBbXDXd và AaBbXDY.

Bài 2:

            Một ruồi đực mắt trắng được lai với ruồi cái mắt nâu. Tất cả ruồi F1 có mắt đỏ kiểu dại. Cho F1 nội phối. Kết quả thu được:

Ruồi cái

Ruồi đực

Mắt đỏ:  450

Mắt đỏ:  230

Mắt nâu:  145

Mắt trắng:  305

 

Mắt nâu:  68

Hãy giải thích các kết quả này

{--Xem đầy đủ nội dung tại xem online hoặc tải về--}

Trên đây là một phần trích của chuyên đề, để xem chi tiết nội dung các em hãy đăng nhập vào Chúng tôi và tải về máy. Ngoài ra các em có thể xem thêm các chuyên đề giải bài tập Sinh học khác như:

  • Chuyên đề giải bài tập di truyền Menden
  • Chuyên đề giải bài tập di truyền tương tác gen
  • Chuyên đề giải bài tập di truyền liên kết gen và hoán vị gen
  • Phương pháp giải bài tập di truyền quần thể
  • ...

Chúc các em học tập và thi cử tôt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?