TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Hơn 80% các nguyên tố hóa học là kim loại. Trong bảng tuần hoàn, kim loại gồm:
- Các nguyên tố s thuộc nhóm IA và IIA (trừ H, He).
- Các nguyên tố p thuộc nhóm IIIA (trừ Bo), Sn, Pb (nhóm IVA), Bi (nhóm VA) và Po (nhóm VIA).
- Tất cả các nguyên tố d (thuộc các nhóm B).
- Tất cả các nguyên tố f (thuộc họ Lantan và họ Actini).
→ Kim loại tập trung ở phía dưới và bên trái của bảng tuần hoàn.
II. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ KIM LOẠI
- Nguyên tử kim loại có ít e ở lớp ngoài cùng: thường từ 1 đến 3e.
- Bán kính nguyên tử lớn và điện tích hạt nhân nhỏ so với các phi kim trong cùng chu kì.
- Năng lượng ion hóa thấp và độ âm điện nhỏ so với các phi kim cùng chu kỳ.
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ Lý thuyết Đại cương về kim loại ôn thi THPT QG có đáp án nhé!
V. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Tính chất hóa học của các kim loại là tính khử:
M → Mn+ + ne
1. Tác dụng với phi kim
a. Với oxi
- Hầu hết các kim loại đều tham gia phản ứng trừ Au, Pt, và Ag → oxit bazơ hoặc oxit lưỡng tính.
2xM + yO2 → 2MxOy
- Mức độ phản ứng với oxi của các kim loại khác nhau: kim loại càng mạnh thì phản ứng càng mạnh.
+ K, Na cháy tạo thành oxit khi có lượng oxi hạn chế. Nếu oxi dư thì tạo thành peoxit.
+ Ca, Mg, Al, Zn, Fe cháy tạo thành oxit và khả năng phản ứng với oxi giảm dần.
+ Các kim loại từ Pb → Hg không cháy nhưng tạo thành màng oxit trên bề mặt.
+ Các kim loại từ Ag → Au không cháy và không tạo thành lớp màng oxit trên bề mặt.
- Phản ứng với oxi của kim loại phụ thuộc vào bề mặt của lớp oxit tạo thành: nếu bề mặt không khít thì phản ứng hoàn toàn; nếu bề mặt khít thì chỉ phản ứng ở trên bề mặt như Al, Zn...
TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
A.TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
Câu 1: Liên kết kim loại tạo thành là do:
A.Sự góp chung electron của các nguyên tử kim loại.
B.Các electron tự do gắn kết các iôn dương kim loại với nhau.
C.Tương tác tĩnh điện giữa mỗi iôn kim loại với electron hoá trị.
D.Sự góp chung electron đồng thời với sự tương tác tĩnh điện.
Câu 8: Chọn phát biểu không đúng:
A.Liên kết iôn và liên kết kim loại đều do lực hút tĩnh điện.
B.Liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị đều do góp chung electron.
C.Liên kết iôn do lực hút tĩnh điện giữa iôn dương và âm.
D.Liên kết kim loại do lực hút giữa 1 electron và một iôn kim loại.
Câu 9: Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong các kim loại sau.
A.Cs B.Hg C.Na D.Rb
Câu 13: Những kim loại khác nhau có độ dẫn điện dẫn nhiệt khác nhau.Sự khác nhau đó được quyết định bởi đặc điểm nào sau đây:
A.Có tỉ khối khác nhau
B.Kiểu mạng tinh thể không giống nhau
C.Mật độ eletron tự do khác nhau
D.Mật độ các iôn dương khác nhau
Câu 14: Một nguyên tố A có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.Vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là:
A.Chu kì 4,nhóm IA B.Chu kì 4,nhóm IB
C.Chu kì 4,nhóm VIB D.A,B,C đều đúng.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
1B | 2B | 3A | 4B | 5A | 6D | 7D | 8D | 9B | 10B |
11D | 12A | 13C | 14D | 15A |
|
|
|
|
|
B. TRẮC NGHIỆM ĐIỀU CHẾ - ĐIỆN PHÂN – NHẬN BIẾT VÀ TÁCH CHẤT
Câu 4: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm CuCl2 ; HCl ; NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Hỏi trong quá trình điện phân pH của dung dịch thế nào?
A.không thay đổi B.tăng lên.
C.giảm xuống. D.lúc đầu tăng sau đó giảm
Câu 5: Để điều chế được cả 3 kim loại Na, Cu, Al người ta dùng phương pháp nào sau đây
A. Nhiệt luyện B. Thủy luyện
C. Điện phân dung dịch D. Điện phân nóng chảy
Câu 6: Điện phân dung dịch muối nitrat của kim loại M với điện cực trơ. Sau một thời gian t,ta ngắt dòng điện thấy trong dung dịch vẫn còn ion Mn+ ; lượng khí bay ra ở anot là 2,24 lít(đktc) và ở catôt tăng thêm 12,8g kim loại M là :
A.Ag B.Au. C.Cu. D.Fe
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ĐIỀU CHẾ - ĐIỆN PHÂN – NHẬN BIẾT VÀ TÁCH CHẤT
1.A | 2.D | 3.B | 4.B | 5.D | 6.C | 7.D | 8.A | 9.B | 10.C |
11.A | 12.B | 13.B | 14.B | 15.C | 16.B | 17.B | 18.D | 19.B | 20.B |
21.A | 22.D | 23.A | 24.D | 25.C | 26.C | 27.D | 28.D | 29.B | 30.B |
31.A | 32.B | 33.A | 34.A | 35.C | 36.C | 37.B | 38.D | 39.B | 40.B |
41.C | 42.D |
|
|
|
|
|
|
|
|
C. TRẮC NGHIỆM DÃY ĐIỆN HOÁ - ĂN MÒN KIM LOẠI
Câu 1: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng
A. Điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng.
B. Cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng.
C. Điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm.
D. Cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm
Câu 16: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung
dịch HCl.Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM DÃY ĐIỆN HOÁ – ĂN MÒN KIM LOẠI
1.A | 2.D | 3.A | 4.B | 5.B | 6.C | 7.B | 8.C | 9.B | 10.B |
11.C | 12.B | 13.D | 14.D | 15.A | 16.B | 17.A | 18.B | 19.C | 20.C |
21.C | 22.B | 23a-D | 23b-A | 24.B | 25.A | 26.B | 27.C | 28.A | 29.C |
30.B | 31.B | 32.D | 33.B | 34.B | 35.C | 36.A | 37.D | 38.D | 39.C |
40.D | 41.C | 42.D | 43.B | 44.C | 45.A | 46.A | 47.A | 48.C | 49.B |
50.D | 51.C | 52.D |
|
|
|
|
|
|
|
D. TRẮC NGHIỆM TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG.
Câu 1:Kim loại có tính khử mạnh nhất là:
A.Na B.Ca C.Mg D.K
Câu 2: Kim loại nào sau đây tác dụng được hết với 4 dung dịch muối sau: FeSO4 ; Pb(NO3)2 ; CuCl2 ;AgNO3
A. Zn B. Sn C. Ni D. Hg
Câu 3:Khuynh hướng chính của các kim loại khi tham gia phản ứng hoá học là:
A.Nhận electron B.Nhường electron
C.Góp chung electron D.Nhận hoặc nhường electron.
Câu 4: Nhúng một thanh Fe vào dung dịch HCl, nhận thấy thanh Fe sẽ tan nhanh nếu ta nhỏ thêm vào dung dịch một vài giọt:
A. dung dịch H2SO4 B. dung dịch Na2SO4
C. dung dịch CuSO4 D. dung dịch NaOH
Câu 5: Một hợp kim gồm các kim loại sau: Ag, Zn, Fe, Cu. Hoá chất có thể hoà tan hoàn toàn hợp kim trên thành dung dịch là
A. Dung dich NaOH. B. Dung dịch H2SO4 đặc nguội
C. Dung dịch HCl. D. Dung dich HNO3 loãng
Câu 6: Mg phản ứng trực tiếp được với chất nào sau đây:
A.Cl,NaCl,CuSO4,HCl B.Cl2,CH3COOH,CuSO4,HCl
C.Cl2,C2H5OH,CuSO4,HCl D.A,B,C đều sai.
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ Lý thuyết Đại cương về kim loại ôn thi THPT QG có đáp án nhé!
Câu 10: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.
C. Fe(NO3)2 và AgNO3. D. AgNO3 và Zn(NO3)2.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG.
1.D | 2.A | 3.B | 4.C | 5.D | 6.B | 7.D | 8.D | 9.B | 10.A |
11.B | 12.A | 13.A | 14.C | 15.A | 16.B | 17.A | 18.D | 19.C | 20.D |
21.C | 22.B | 23.D | 24.C | 25.C | 26.B | 27.D | 28.B | 29.C | 30.C |
31.A | 32.B | 33.C |
|
|
|
|
|
|
|
Trên đây chỉ trích một phần nội dung của Chuyên đề Lý thuyết Đại cương về kim loại ôn thi THPT QG có đáp án môn Hóa học. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải về máy tính. Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
-- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp)--