DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
I. Lý thuyết
1. Dân cư
- Dân số đông, mật độ dân số cao.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm.
- Dân số trẻ, số người trong dộ tuổi lao động > 50%.
- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng tay nghề và trình độ còn hạn .
- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.
2. Xã hội
- Các quốc gia có nhiều dân tộc.
- Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
II. Bài tập vận dụng
Cho bảng số liệu:
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
Câu 1. Mật độ dân số khu vực Đông Nam Á năm 2015 là
A. 150 người/km2.
B.126 người/km2.
C. 139 người/km2.
D.277 người/km2.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Mật độ dân số khu vực Đông Nam Á năm 2015 = 627,8 / 4501,6 x 1000 = 139,5 (làm tròn 139 người/km2).
Câu 2. Quốc gia có mật độ dân số cao nhất là
A. Xin-ga-po.
B.Việt Nam.
C. Phi-lip-pin.
D.In-đô-nê-xi-a.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Một số nước có mật độ dân số cao nhất ở Đông Nam Á là: Xin-ga-po 7857 người/km2, Phi-lip-pin 343 người/ km2, Việt Nam 277 người/km2, In-đô-nê-xi-a 134 người/km2,… Lào là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất, 29 người/km2, Bru-nây 69 người/km2, Cam-pu-chia 85 người/km2.
Câu 3. Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất là
A. Lào.
B. Đông Ti-mo.
C. Mi-an-ma.
D. Thái Lan.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Xin-ga-po 7857 người/km2 là quốc gia có mật dộ dân số cao nhất khu vực Đông Nam Á và Lào là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất, 29 người/km2 (Bru-nây 69 người/km2, Cam-pu-chia 85 người/km2).
Câu 4. Diện tích và số dân của Việt Nam lần lượt chiếm tỉ lệ phần trăm trong tổng diện tích và số dân khu vực Đông Nam Á năm 2015 là
A. 11,4% và 10,4%.
B.7,4% và 14,6%.
C. 15,0% và 8,3%.
D.42,4% và 40,7%.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Diện tích và số dân của Việt Nam lần lượt chiếm tỉ lệ phần trăm trong tổng diện tích và số dân khu vực Đông Nam Á năm 2015 là 7,4% (331/4501,6x100) và 14,6% (91,7/627,8x100).
Câu 5. Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là
A. Việt Nam.
B. Phi-lip-pin.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Xin-ga-po.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Ba quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Xin-ga-po (100%), Bru-nây (77%) và May-lay-xi-a (74%).
Câu 6. Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở
A. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.
B. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 7. Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là
A. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
B. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
C. Lao động không cần cù, siêng năng.
D. Thiếu sự dẻo dai, năng động.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 8. Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do
A. Có số dân đông, nhiều quốc gia.
B. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 9. Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở
A. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
B. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Xem lại kiến thức phân bố dân cư ở Đông Nam Á.
Giải thích giải: Phân bố dân cư ở Đông Nam Á không đều, dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ ba dan (đảo Gia-va tập trung tới hơn 100 triệu dân).
Chọn: C.
Câu 10. Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á
A. hợp tác cùng phát triển.
B. phát triển du lịch.
C. ổn định chính trị.
D. hội nhập kinh tế.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Xem lại kiến thức về đặc điểm xã hội Đông Nam Á.
Giải thích: Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực (văn hóa, chính trị, kinh tế,...).
Chọn đáp án A
Câu 11. Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, đó là
A. văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.
B. văn hóa Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản và Âu, Mĩ.
C. văn hóa Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu – Hàn.
D. văn hóa Hàn, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Xem lại kiến thức văn hóa – xã hội Đông Nam Á.
Giải thích: Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ), Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại (Phật giáo ở Lào, Cam-pu chia, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam; Thiên Chúa giáo ở hầu khắp các nước, đặc biệt là Phi lip-pin với 80% dân số ; Hồi giáo ở Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, chiếm trên 80% dân số).
Chọn: A.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?
A. Có dân số đông, mật độ dân số cao.
B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng gia tăng.
C. Dân số trẻ, số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%.
D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ đặc điểm dân cư Đông Nam Á.
Giải thích: Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm:
- Dân số đông, mật độ dân số cao.
- Dân số trẻ.
- Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Chọn đáp án B
Câu 13. Dân cư các nước Đông Nam Á thường gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước là do
A. có nền văn hóa, tôn giáo phong phú đa dạng.
B. phân bố không đồng đều giữa các quốc gia trong khu vực.
C. dân số đông ở nhiều quốc gia.
D. một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ khó khăn của dân cư, dân tộc ở Đông Nam Á.
Giải thích: Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.
Chọn: D.
Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây là hạn chế lớn nhất của nguồn lao động khu vực Đông Nam Á?
A. Tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.
B. Nguồn lao động dồi dào, đông gây sức ép lớn về việc làm.
C. Chất lượng nguồn lao động ở một số nước chưa cao.
D. Trình độ chuyên môn của lao động phân bố không đều.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ kiến thức những hạn chế của nguồn lao động ở Đông Nam Á.
Giải thích: Nguồn lao động của Đông Nam Á dồi dào, nhưng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế. Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chọn: A.
Câu 15. Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là
A. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
B. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
C. lao động không cần cù, siêng năng.
D. thiếu sự dẻo dai, năng động.
Hướng dẫn giải
Đặc điểm của lao động Đông Nam Á là cần cù có nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp, nguồn lao động trẻ dồi dào, năng động nhưng thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.
Chọn: B.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á Địa lí 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Lý thuyết và bài tập ôn tập Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc Địa lí 11
- Tổng ôn Đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á Địa lí 11
- Kiến thức cơ bản và bài tập ôn tập Nền kinh tế của Ô-xtrây-li-a Địa lí 11
Chúc các em học tập tốt !