Chuyên đề bài toán về phản ứng nhiệt nhôm phần Hóa học vô cơ 12 năm 2021

I. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Ở nhiệt độ cao, nhôm khử được các oxit kim loại yếu hơn nhôm. Thường gặp với oxit sắt.

- Sơ đồ bài toán và phương pháp giải:

Al + (FeO, Fe2O3, Fe3O4) → Chất rắn

- TH1: Chất rắn là (Fe, Al2O3 và Al dư)

+ Tác dụng với NaOH dư → NaAlO2 + H2 → 3nAl = 2nH2

+ Tác dụng với HCl/H2SO4 loãng → muối + H2  → 2nFe + 3Al = 2nH2

+ Tác dụng HNO3 loãng → muối + NO + H2O → 3nFe + 3nAl = 2nNO

- TH2: Chất rắn là (Fe, Al2O3, FexOy dư)

- TH3: Chất rắn là (Fe, Al2O3)

- Nếu hỗn hợp rắn sau phản ứng tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH, …) tạo khí thì chứng tỏ có Al dư sau phản ứng.

- CT tính nhanh khi tác dụng với HNO3:

\(\left\{ \begin{array}{l}

{n_{HN{O_3}}} = 2{n_{O(oxit)}} + 2{n_{N{O_2}}} + 4{n_{NO}} + 10{n_{{N_2}O}} + 12{n_{{N_2}}} + 10{n_{N{H_4}^ + }}\\

{n_{N{O_3}^ - (muoi,KL)}} = 2{n_{O(oxit)}} + {n_{N{O_2}}} + 3{n_{NO}} + 8{n_{{N_2}O}} + 10{n_{{N_2}}} + 8{n_{N{H_4}^ + }}\\

{m_{mu\`e i}} = {m_{KL}} + {m_{N{O_3}^ - }} + {m_{N{H_4}N{O_3}}} = \sum {{m_{ion}}}

\end{array} \right.\)

II. BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1. Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);

- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 22,75                                

B. 21,40.                           

C. 29,40.                           

D. 29,43.

Hướng dẫn giải

PTHH: Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3

\(\frac{1}{2}Y\left\{ \begin{array}{l}

BTe:\,3{n_{Al}} = 2.0,0375\\

BTe:\,2{n_{Fe}} + 3{n_{Al}} = 2.0,1375

\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

{n_{Al\,d}} = 0,025\,mol\\

{n_{Fe}} = \,0,1\,mol\, \Rightarrow \,{n_{A{l_2}{O_3}}} = 0,05\,mol

\end{array} \right.\)

Áp dụng BTKL: \(\,m = {m_Y} = 2(27.0,025 + 56.0,1 + 102.0,05) = 22,75\,gam.\)

Câu 2. Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe; 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 4x mol H2.

- Phần 2: Phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được x mol H2. (Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

A. 5,40.                                 

B. 3,51.                             

C. 4,05.                             

D. 7,02.

Hướng dẫn giải

\(\frac{1}{2}Y\left\{ \begin{array}{l}

BTe:\,3{n_{A{l_{d}}}} + 2.\frac{{0,27}}{2} = 8x\\

BTe:\,3{n_{Al\,d}} = 2x

\end{array} \right. \Rightarrow \,6x = 0,27 \Rightarrow \,x = 0,045\,mol\, \Rightarrow \,{n_{Al\,d}} = 0,03\,mol\)

\({n_{Al}} = 2.0,1 + 0,06 = 0,26\,mol\, \Rightarrow \,m = 7,02\,gam.\)

Câu 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al, FeO, Fe2O3 trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít H2 và m gam chất rắn không tan. Nếu cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 5,6 lít NO (sản phẩm khử duy nhất). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các thể tích khí đều được đo ở đktc. Giá trị của m là

A. 11,1.                                 

B. 8,4.                               

C. 16,2.                             

D. 11,2.

Hướng dẫn giải

- Rắn X phản ứng với NaOH tạo khí ⇒ X chứa Al dư.

- Phản ứng xảy ra hoàn toàn ⇒ FeO, Fe2O3 hết ⇒ rắn không tan là Fe.

3nAl dư = 2nH2 → nAl dư = 0,1 mol

→ 3nFe + 3nAl dư = 3nNO → nFe = 0,15 mol → m rắn = mFe = 0,1.56 = 8,4 gam

Câu 4. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), thu được 36,15 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần. Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và 5,6 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần hai trong 850 ml dung dịch HNO3 2M, thu được 3,36 lít khí NO (đktc) và dung dịch chi chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 113.                                  

B. 95.                                

C. 110.                              

B. 103.

Hướng dẫn giải

\(\begin{array}{l}

{n_{N{O_3}^ - }} = 2{n_O} + 3{n_{NO}} + 8{n_{N{H_4}^ + }} = 2.0,3 + 3.0,15 + 8.0,05 = \,1,45\,mol\\

 \Rightarrow {m_{mu\`e i}} = {m_{KL}} + {m_{N{O_3}^ = }} + {m_{N{H_4}N{O_3}}} = \,(0,1.27 + 0,2.56 + 0,2.27) + 62.1,45 + 80.0,05 = 113,2\,gam.

\end{array}\)

\({n_{HN{O_3}}} = 4{n_{N{H_4}^ + }} + 2{n_{{H_2}O}}\, \Rightarrow \,{n_{{H_2}O}} = 0,75\,mol\,\,{m_{mu\`e i}} = 113,2\,gam.\)

III. LUYỆN TẬP

Bài 1. Nung hỗn hợp (Al, Fe2O3) trong điều kiện không có không khí. Để nguội hỗn hợp sau phản ứng rồi nghiền nhỏ, trộn đều chia thành 2 phần. Phần 2 có khối lượng nhiều hơn phần 1 là 59 gam. Cho mỗi phần tác dụng với NaOH dư thu được lần lượt là 40,32 lít và 60,48 lít H2 (đktc). Biết hiệu suất các phản ứng là 100%. Khối lượng Al trong hỗn hợp đầu là:

A. 135 gam

B. 220,5 gam

C. 270 gam

D. 101,25 gam

Bài 2. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. Sục CO2 đến dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là

A. Fe3O4 ; 2,76 gam.

B. Fe3O4 ; 6,96 gam.

C. FeO ; 7,20 gam.

D. Fe2O3 ; 8,00 gam.

Bài 3. X là hỗn hợp chứa Al và sắt oxit FexOy. Sau phản ứng nhiệt nhôm mẫu X thu được 92,35 gam chất rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư thấy có 8,4 lít (đktc) khí bay ra và còn lại phần không tan Z. Hòa tan 1/4 lượng chất Z bằng H2SO4 đặc nóng, thấy tiêu tốn 60 gam H2SO4 98%. Số mol Al2O3 có trong chất rắn Y là:

A. 0,14 mol

B. 0,40 mol

C. 0,44 mol

D. 0,20 mol

Bài 4. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 53,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chât rắn Y. Lấy toàn bộ Y cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thấy thoát ra 22,4 lít H2 (đktc). Hiệu suất các phản ứng là 100%. Thành phần phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp X là:

A. 20,15%

B. 40,3%

C. 59,7%

D. 79,85%

Bài 5. Nung nóng m gam hỗn hợp Al và FexOy (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư được 0,03 mol H2, dung dịch Y và 4,48 gam chất rắn không tan. Cho từ từ dung dịch HCl vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Giá trị m và công thức FexOy lần lượt là

A. 11,2 ; Fe3O4

B. 9,1 ; Fe2O3

C. 8,5 ; FeO.

D. 10,2 ; Fe2O3.

Bài 6. Nung a gam hỗn hợp bột Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau :

- Phần 1 : Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư được 0,15 mol H2

- Phần 2 : Cho tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,55 mol H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí, lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn Z. Giá trị a, b lần lượt là

A. 45,5 ; 32,0.

B. 91,0 ; 32,0.

C. 59,0 ; 14,4.

D. 77,5 ; 37,1.

Bài 7. Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Lấy 85,6 gam X đem nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm, sau một thời gian thu được m gam chất rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau:

=> Phần 1: Cho vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và còn lại m1 gam chất không tan.

=> Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 10,08 lít khí (đktc).

Thành phần chất rắn Y gồm các chất nào ?

A. Al, Fe2O3, Fe, Al2O3

B. Al, Fe, Al2O3

C. Fe, Al2O3

D. Fe2O3, Fe, Al2O3

Bài 8. Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 có khối lượng mol trung bình của hỗn hợp là M1. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với hiệu suất H%, sau phản ứng thu được hỗn hợp Y có khối lượng mol trung bình là M2. Quan hệ giữa M1 và M2 là:

A. M1 > M2

B. M1 = M2

C. M2 = H.M1

D. M1 < M2

Bài 9. Nung nóng hỗn hợp gồm bột Al và bột Fe3O4 trong môi trường không có không khí (phản ứng hoàn toàn). Các chất sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được 6,72 lít khí H2 (đktc), cũng lượng chất này nếu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 26,88 lít khí H2 (đktc). % khối lượng Al và Fe3O4 trong hỗn hợp đầu lần lượt là:

A. 43,69%; 56,31%

B. 27,95%; 72,05%

C. 21,85%; 78,15%

D. 60,81%; 39,19%

Bài 10. Nung m gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 ở nhiệt độ cao sau một thời gian thu được chất rắn Y. Để hoà tan hết Y cần V lít dung dịch H2SO4 0,7M loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 9,846 lít khí (27oC; 1,5 atm). Cho NaOH dư vào Z được kết tủa T. Nung T trong chân không đến khối lượng không đổi thu được 44 gam chất rắn E. Khử hoàn toàn E bằng H2 dư thu được 11,7 gam nước. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và thể tích V lần lượt là

A. 75%; 2 lít.

B. 80%, 2 lít.

C. 75%; 1,7 lít.

D. 80%, 1,7 lít.

Bài 11. Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (đktc);

- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (đktc).

Giá trị của m là

A. 22,75

B. 29,43.

C. 29,40.

D. 21,40.

Bài 12. Hỗn hợp X gồm bột Al và Fe2O3. Lấy 85,6 gam X đem đun nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm, sau 1 thời gian được m gam hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau :

- Phần 1 : Hòa tan trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (ở đktc).

- Phần 2 : Hòa tan trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 10,08 lít khí H2 (ở đktc).

Phần trăm khối lượng Fe trong Y là

A. 18,0%.

B. 19,62%.

C. 39,25%.

D. 40,0%.

Bài 13. Hỗn hợp X gồm 0,56 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao (không có không khí), sau khi kết thúc phản ứng được hỗn hợp Y. Nếu cho Y tan trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được được V1 (lít) khí, nhưng nếu cho Y tan hết trong dung dịch NaOH dư thì thu được V2 lít khí (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Biết V1 : V2 = 4. Khoảng giá trị của m là:

A. 0,54 < m < 2,70.

B. 2,7 < m < 5,4.

C. 0,06 < m < 6,66.

D. 0,06 < m < 5,4.

Bài 14. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp Y (H = 100%). Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Hoà tan phần 1 trong H2SO4 loãng dư, thu được 1,12 lít khí (đktc). Cho phần 2 vào dung dịch NaOH dư thì khối lượng chất không tan là 4,4 gam. Giá trị của m là

A. 6,95.

B. 13,9.

C. 8,42.

D. 15,64.

Bài 15. Cho hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3. Nung 52,35 gam X trong điều kiện không có không khí một thời gian thu được hỗn hợp Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau:

Phần I: cho vào dung dịch NaOH loãng, dư thấy có 20,4 gam chất rắn không tan và thu được 0,84 lít khí(đktc).

Phần II: tác dụng dung dịch HCl dư, đun nóng thu được V lít khí H2 (đktc).

Giá trị của V là

A. 3,08 lít.

B. 2,8 lít.

C. 5,04 lít.

D. 3,92 lít.

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Chuyên đề bài toán về phản ứng nhiệt nhôm phần Hóa học vô cơ 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?