PHÂN BỐ ĐÔ THỊ
I. Lý thuyết
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng
– Năm 1990 : 12,9 triệu người (19,5% dân số cả nước).
– Năm 2005 : 22,3 triệu người (26,9% dân số cả nước).
B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
– Năm 2006, cả nước có 689 đô thị, trong đó có 38 thành phố, 54 thị xã và 597 thị trấn.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đo thị nhất : 167 đô thị (chủ yếu quy mô nhỏ), tiếp theo là : Đồng bằng sông Hồng (118), Đồng bằng sông Cửu Long (133).
+ Đông Nam Bộ là vùng có số đô thị ít nhất : 50 đô thị (có quy mô đô thị lớn nhất nước ta), tiếp theo là Tây Nguyên (54), Duyên hải Nam Trung Bộ (69), Bắc Trung Bộ (98).
– Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đo thị : TDMNBB có tỷ lệ 9/167, ĐBSH là 7/118, ĐBSCL là 5/133, BTB là 4/98…
– Nếp sống xen giữa thành thị và nông thôn làm hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh tế.
=>Nguyên nhân :
+ Do nước ta xuất phát điểm nền KT thấp lại chịu hậu quả của chiến tranh.
+ Do đặc điểm KT : nền NN vẫn là ngành KT chủ đạo trong việc nuôi sống đại bộ phận dân số, các ngành CN, DV chưa phát triển mạnh.
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành:
A. 3 loại.
B. 4 loại.
C. 5 loại.
D. 6 loại.
Đáp án: Dựa vào các tiêu chí như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp… mạng lưới đô thị ở nước ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại 1,2,3,4,5.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là
A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.
D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5:
B1. Nhận biết kí hiệu đô thị trực thuộc Trung ương.
B2. Đọc tên các đô thị trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do
A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất
B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm
D. Có sự di dân từ thành thị vè nông thôn
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Giải thích: Quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra chậm với hàng nghìn năm mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn ở mức thấp. Vì vậy, phần lớn dân cư ở nước ta vẫn chủ yếu sống ở các vùng nông thôn (chiếm khoảng 70% dân số).
Câu 4: Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là:
A. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng , Đà nẵng
B. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ
C. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
Đáp án: C
Câu 5: Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đông Nam Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án: B
Câu 6: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long’
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Đáp án: C
Câu 7: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm nào dưới đây?
A. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng
B. Số dân thành thi tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm
C. Số dân thành thi giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng
D. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm
Đáp án: A
Câu 8: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta ( năm 2007) là
A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
B. Hà Nội, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh
C. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
D. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh
Đáp án: D
Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta (năm 2007) là Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh với quy mô dân số trên 1 triệu người.
Câu 9: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, số lượng đô thị loại đặc biệt ( năm 2007) ở nước ta là
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Đáp án: A
Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, nước ta có 2 đô thị đặc biệt, đó là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Câu 10: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào dưới đây có quy mô dân số ( năm 2007) dưới 500 nghìn người?
A. Đà Nẵng B. Cần Thơ
C. Biên Hòa D. Hạ Long
Đáp án: D
Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số (năm 2007) trên 500 nghìn người là Đà Nẵng, Cần Thơ và Biên Hòa. Hạ Long, Thái Nguyên, Nam Định, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Long Xuyên và Rạch Gia có quy mô dân số từ 200 – 500 nghìn người.
Câu 11: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số ( năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Thái Nguyên, Việt Trì B. Thái Nguyên, Hạ Long
C. Lạng Sơn, Việt Trì D. Việt Trì, Bắc Giang
Đáp án: B
Giải thích :Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên và Hạ Long với qui mô dân số từ 200 – 500 nghìn người.
Câu 12: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị nào dưới đây, có quy mô dân số ( năm 2007) dưới 100 nghìn người ?
A. Hải Dương và Hưng Yên B. Hưng Yên và Bắc Ninh
C. Hung Yên và Phủ Lý D. Phủ Lý và Thái Bình
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) dưới 120 nghìn người là Hưng Yên và Phủ Lý. Các đô thị Bắc Ninh, Hải Dương và Thái Bình có quy mô dân số từ 120 – 200 nghìn người.
Câu 13: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số ( năm 2007) lớn thứ hai ở vùng Đông Nam Bộ là:
A. TP Hồ Chí Minh B. Thủ Dầu Một
C. Vũng Tàu D. Biên Hòa
Đáp án: D
Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là TP. Hồ Chí Minh với quy mô dân số trên 1 triệu người, lớn thứ hai là Biên Hòa với quy mô dân số 500 – 1 triệu người, tiếp theo là Vũng Tàu, Thủ Dầu Một,…
Câu 14:Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, nếu chỉ xét số lượng đô thị loại hai ( năm 2007) thì vùng có ít nhất là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Tây Nguyên
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Giải thích :Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, nếu chỉ xét số lượng đô thị loại hai (năm 2007) thì vùng có ít nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (có 1 – Nam Định), Tây Nguyên có 2 (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt), Trung du và miền núi Bắc Bộ có 3 (Hạ Long, Thái Nguyên và Việt Trì), Đồng bằng sông Cửu Long có 2 (Cần Thơ và Mỹ Tho).
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Đặc điểm phân bố đô thị ở nước ta Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !