Ảnh hưởng của đô thị đến sự phát triển kinh tế-xã hội Địa lý 12

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

I. Lý thuyết

a. Tích cực

– Đô thị hoá tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

– Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT-XH. Đóng góp của đô thị cho cả nước năm 2005:

+ Chiếm 70,4% GDP cả nước.

+ Chiếm 84% GDP của CN-XD

+ Chiếm 87% GDP dịch vụ.

+ Chiếm 80% ngân sách Nhà nước.

– ĐTH có ảnh hưởng đến sự phát triển các địa phương, các vùng & khai thác tài nguyên, môi trường vì các đô thị là :

+ Các thị trường tiêu thụ lớn

+ Sử dụng lao động có chuyên môn, kĩ thuật

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại

+ Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển KT.

– Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người LĐ.

b. Tiêu cực

Ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, an ninh trật tự…cần khắc phục.

II. Bài tập minh họa

Câu 1: Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là

A. công nghiệp hoá phát triển mạnh.

B. quá trình đô thị hoá tự phát.

C. mức sống của người dân cao.

D. kinh tế phát triển nhanh.

Đáp án: Thời gian qua, nước ta đã thực hiện chính sách Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong công nghiệp, dịch vụ. Nhờ vậy hệ thống cơ sở hạ tầng kiến trúc được xây dựng và hiện đại hóa, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân...làm xuất hiện nhiều thành phố công nghiệp, đô thị lớn tập trung đông dân cư.

⇒ Như vậy quá trình công nghiệp hóa đã thúc đẩy đô thị hóa ở nước ta phát triển mạnh mẽ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Tỉ lệ thị dân của nước ta chiếm chưa đến 1/3 dân số đã chứng tỏ

A. điều kiện sống ở nông thôn tốt hơn.

B. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

C. trình độ đô thị hoá thấp.

D. điều kiện sống ở thành thị còn nhiều hạn chế.

Đáp án: Tỉ lệ thị dân (tỉ lệ dân thành thị) thể hiện đặc điểm của quá trình đô thị hóa

⇒ Tỉ lệ thị dân ít (chưa đến 1/3 dân số)

⇒ Chứng tỏ trình độ đô thị hóa thấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là

A. tạo việc làm cho người lao động.

B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. tăng thu nhập cho người dân.

D. tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Đáp án: - Đô thị hóa  có vai trò:

+ thu hút dân cư lao động tập trung tại các thành phố, đô thị lớn (đặc biệt lao động có chuyên môn) 

+ các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hoàn thiện, hiện đại.

⇒ Thu hút đầu tư, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ.

⇒ Như vậy: Quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ nhất đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có chức năng là

A. là các trung tâm kinh tế.

B. trung tâm chính trị - hành chính.

C. văn hóa - giáo dục.

D. tổng hợp.

Đáp án: - Thành phố Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa – giáo dục, hành chính- chính trị của cả nước (tập trung nhiều khu công nghiệp,công ty, bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa - chính trị lớn (nhà hát lớn, lăng chủ tịch, trụ sở các Bộ ngành, cơ quan Chính phủ).

- Tương tự, TP. HCM cũng là trung tâm kinh tế rất lớn của cả nước, là đô thị đặc biệt, tập trung nhiều trường ĐH lớn, bệnh viện TW, các trung tâm văn hóa du lịch lớn (Dinh Thống nhất, nhiều nhà hát, bảo tàng, là nơi có hoạt động giải trí sôi động nhất cả nước).

⇒ Hai thành phố này có chức năng tổng hợp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.

C. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.

D. xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.

Đáp án: - Nguyên nhân của di dân tự do là: Vùng nông thôn, do tính mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp ⇒ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.

⇒ Người dân từ nông thôn di chuyển lên thành thị để tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sông.

⇒ Để khắc phục tình trạng di dân này cần tạo nhiều việc làm cho người dân ở vùng nông thôn bằng các biện pháp xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển sản xuất công nghiệp…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6So với các nước trong khu vực và thế giới, nhìn chung cơ sở hạ tầng của các đô thị nước ta ở vào

A. Cao      

B. Khá cao

C. Trung bình      

D. Thấp

Đáp án: D

Câu 7: Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là

A. Phát triển và mở rộng hệ mạng lưới đô thị

B. Giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn

C. Kiểm soát việc nhập hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố

D. Xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn

Đáp án: D

Giải thích : Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị tìm việc làm thì giải pháp chủ yếu và lâu dài nhất là xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn, điều đó sẽ tạo nhiều việc làm ở các khu vực nông thôn.

Câu 8: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị cần

A. Hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị

B. Ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị

C. Giảm bớt tốc độ đô thị hóa

D. Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Độ thị hóa phát triển nhanh không gắn liền với quá trình công nghiệp hóa sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, môi trường,... Chính vì vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa thì cần tiến hành đô thị hóa xuất phát hay gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.

Câu 9: Nhận định nào dưới đây không đúng?

Đô thị hóa tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do các đô thị là

A. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng

B. Nơi có các trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế lớn

C. Nơi có động lực lao động đông đảo, được đào tạo chuyên môn kĩ thuật

D. Nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt

Đáp án: B

Câu 10Ảnh hướng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là

A. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa

B. Tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật

C. Tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

D. Tăng cường thu hút đầu tư cơ cấu kinh tế

Đáp án: C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Ảnh hưởng của đô thị đến sự phát triển kinh tế-xã hội Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?