Chuyên đề Bài tập về Máy biến áp và truyền tải điện năng đi xa trong cuộc sống

BÀI TẬP VỀ MÁY BIẾN ÁP VÀ TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA TRONG CUỘC SỐNG

1) MÁY BIẾN ÁP:

Description: Chúng tôi/fckeditorimg/upload/images/1(1386).PNG

2) BÀI TOÁN TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG  ĐI XA

Description: Chúng tôi/fckeditorimg/upload/images/2(447).PNG

a) Công suất máy phát : Pphát = UphátI.cosj

b) Công suất hao phí trong quá trình truyền điện năng:

                    \(\Delta P = \frac{{{P^2}}}{{{U^2}c{\rm{o}}{{\rm{s}}^2}\varphi }}R = \Delta U.I\)

Với:  P  là công suất truyền đi ở nơi cung cấp

       U là điện áp ở nơi cung cấp cosj là hệ số công suất của dây tải điện

        I  là cường độ dòng điện chạy trên đường dây

         \(R = \rho \frac{l}{S}\)  là điện trở tổng cộng của dây tải điện (lưu ý: dẫn điện bằng 2 dây)

         \(\Delta U = {\rm{ }}IR\;\) là độ giảm điện áp trên đường dây tải điện

             Ở hình vẽ trên ta có: \(\Delta U = {\rm{ }}IR\; = {U_A}' - {U_B}'\)

c) Biện pháp giảm hao phí:  có 2 cách

   Giảm R : cách này rất tốn kém chi phí

   Tăng U : Bằng cách dùng máy biến thế, cách này có hiệu quả

⇒   Ta có:  Hiệu suất truyền tải điện năng:   

\(H = \frac{{P - \Delta p}}{P}.100\% \)

Nhận xét quan trọng:

Có thể nói bài toán về máy biến và truyền tải điện năng đi xa có mối quan hệ với nhau: 

Từ tăng (giảm) điện áp giảm→ năng lượng hao phí  → nâng cao hiệu suất

3. CÁC BÀI TẬP VÍ DỤ:

Ví dụ 1:

Cuộn sơ cấp của một máy biến áp được nối với mạng điện xoay chiều có điện áp 380V. Cuộn thứ cấp có dòng điện 1,5A chạy qua và có điện áp giữa hai đầu dây là 120V. Biết số vòng dây của cuộn thứ cấp là 30. Tìm số vòng dây của cuộn sơ cấp và cường độ dòng điện chạy qua nó. Bỏ qua hao phí điện năng trong máy.

Giải

Vì bỏ qua sự hao phí năng lượng nên hiệu suất là 100%, máy biến áp là lí tưởng. 

Ta có:

     \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{{I_1}}}{{{I_2}}}\)                      

Thay các đại lượng đã biết:

   \(\frac{{380}}{{120}} = \frac{{{N_1}}}{{30}} = \frac{{{I_1}}}{{1,5}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {N_1} = 95{\rm{ }}\\ {I_1} = 4,75A \end{array} \right.\)

Ví dụ 2(ĐH -2010):

Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng (bỏ qua hao phí) một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 100V. Ở cuộn thứ cấp, nếu giảm bớt n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của nó là U, nếu tăng thêm n vòng dây thì điện áp đó là 2U. Nếu tăng thêm 3n vòng dây ở cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của cuộn này bằng

A. 100 V                     B. 200 V                     

C. 220 V                     D. 110 V

Giải:

 U1, N1 không đổi. Ta có:

\(\begin{array}{l} {U_2} = {U_1}\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}} = 100\\ \left\{ \begin{array}{l} U = \frac{{{U_1}}}{{{N_1}}}({N_2} - n)\\ 2U = \frac{{{U_1}}}{{{N_1}}}({N_2} + n) \end{array} \right.\\ \Rightarrow n = \frac{{{N_2}}}{3}\\ \Rightarrow U_2^, = \frac{{{U_1}}}{{{N_1}}}({N_2} + 3n) = 200 \end{array}\)

→ đáp án B

Ví dụ 3(ĐH -2011):

Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn sơ cấp gấp hai lần số vòng dây của cuộn thứ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,43. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 24 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,45. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp

A. 100 vòng dây.                B. 84 vòng dây.     

C. 60 vòng dây.      D. 40 vòng dây.

Giải

Ta có tỉ số biến áp cần quấn đúng:

\(\begin{array}{l} k = \frac{{{N_t}}}{{{N_s}}} = 0,5\\ \Leftrightarrow {N_s} = \frac{{{N_t}}}{{0,5}} \end{array}\)

Gọi số vòng cuộn thứ cấp lúc đầu là N2 , số vòng phải tiếp tục quấn thêm là x ta có:

\(\begin{array}{l} {N_s} = \frac{{{N_2}}}{{0,43}} = \frac{{{N_2} + 24}}{{0,45}} = \frac{{{N_2} + 24 + x}}{{0,5}}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} 0,45{N_2} = 0,43{N_2} + 10,32\\ 0,5{N_2} = 0,43{N_2} + 10,32 + 0,43{\rm{x}} \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {N_2} = 516\\ x = 60 \end{array} \right. \end{array}\)

 →  Đáp án C

Ví dụ 4 (CĐ - 2011):

Khi truyền điện năng có công suất P từ nơi phát điện xoay chiều đến nơi tiêu thụ thì công suất hao phí trên đường dây là ∆P. Để cho công suất hao phí trên đường dây chỉ còn là \(\frac{{\Delta P}}{n}\) (với n > 1), ở nơi phát điện người ta sử dụng một máy biến áp (lí tưởng) có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là

A. \(\sqrt n \)                         B. \(\frac{1}{{\sqrt n }}\)           

C. n.                          D. \(\frac{1}{{ n }}\)

Giải

Vì máy biến áp là lí tưởng nên ta có công suất hao phí trước và sau sử dụng máy biến áp:

\(\Delta {P_1} = \frac{{{P^2}R}}{{U_1^2}};\Delta {P_2} = \frac{{{P^2}R}}{{U_2^2}}\)          

Theo đề bài:     

\(\Delta {P_2} = \frac{{\Delta {P_1}}}{n}\)   

Suy ra:     

\(\begin{array}{l} U_2^2 = nU_1^2\\ \Leftrightarrow U_2^{} = \sqrt n U_1^{}\\ \Rightarrow \frac{{{N_1}}}{{{N_1}}} = \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{1}{{\sqrt n }} \end{array}\)

 → Đáp án B

...

---Để xem tiếp nội dung Các bài tập trắc nghiệm về Máy biến áp và truyền tải điện năng, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề Bài tập về Máy biến áp và truyền tải điện năng đi xa trong cuộc sống. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?