TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ ĐỘT BIẾN GEN
Câu 1: Điền vào chỗ chấm các thuật ngữ đã cho trước trong câu sau:
Đột biến xảy ra ở một tế bào sinh dục trong….(1)…qua thụ tinh đi vào hợp tử. Nếu là đột biến gen…(2)… thì biểu hiện thành kiểu hình. Nếu là đột biến gen…(3)… thì không biểu hiện ra kiểu hình mà nằm trong cặp gen…(4)… và tồn tại trong quần thể. Chúng chỉ biểu hiện khi trạng thái….(5).
a. giảm phân. b. nguyên phân. c. đồng hợp. d. dị hợp. e. lặn. f. trội.
Phương án chọn đúng là:
A. 1a, 2f, 3e, 4d, 5c. B. 1b,2e,3f,4c, 5d. C. 1b,2f,3e,4c,5d. D. 1a,2f,3d,4e,5c.
Câu 2: Nhận xét không đúng về hậu quả của đột biến gen dạng thay thế một cặp nuclêôtit là
A. Có thể thay thế một axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
B. Có thể không làm thay đổi cấu trúc prôtêin.
C. Có thể làm dừng quá trình giải mã.
D. Thay đổi nhiều axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
Câu 3: Đột biến giao tử là:
A. Đột biến phát sinh trong qúa trình giảm phân tạo giao tử.
B. Đột biến xảy ra trong cơ quan sinh sản.
C. Đột biến phát sinh khi phôi bắt đầu có sự phân hóa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Trong quá trình nhân đôi của ADN, sự lắp ghép các nuclêôtit sai nguyên tắc bổ sung thường dẫn đến dạng đột biến nào sau đây?
A. Thêm cặp nuclêôtit. B. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
C. Mất cặp nuclêôtit. D. Thay thế các cặp nuclêôtit.
Câu 5: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit của gen (không ảnh hưởng đến mã mở đầu và mã kết thúc) thì phân tử protein được tổng hợp từ gen đột biến có thể thay đổi so với prôtêin bình thường là:
A. Một axit amin. B. Nhiều axit amin. C. Không axit amin. D. Một axit amin hoặc không đổi.
Câu 6: Đột biến chỉ di truyền qua sinh sản sinh dưỡng mà không di truyền qua sinh sản hữu tính là:
A. Đột biến tiền phôi. B. Đột biến giao tử.
C. Đột biến trên các tế bào sinh dưỡng. D. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
Câu 7: Dạng đột biến gen nào sau đây gây hậu quả lớn nhất (biết rằng đột biến không ảnh hưởng đến mã kết thúc)
A. Đột biến mất cặp nuclêôtit thứ 6 của gen.
B. Đột biến mất 3 cặp nuclêôtit thứ 4, 5, 6 của gen.
C. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit thứ 5 của gen.
D. Đột biến thêm vào 1 cặp nuclêôtit ở sau cặp nuclêôtit thứ 50 của gen.
Câu 8: Dạng đột biến gen nào dưới đây sẽ gây ra biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của chuỗi polipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp?
A. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở cuối gen. B. Đột biến mất cặp nuclêôtit ở đầu gen.
C. Đột biến thêm cặp nuclêôtit ở cuối gen. D. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở đầu gen.
Câu 9: Dạng biến đổi nào dưới đây không phải là đột biến gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Mất 2 cặp nuclêôtit. D. Trao đổi gen giữa 2 NST cùng một cặp tương đồng.
Câu 10: Nhận xét nào sau đây là đúng khi đề cập đến hậu quả của các dạng đột biến gen chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit?
A. Đột biến gen liên quan đến cặp nuclêôtit G-X thường gây hậu quả lớn hơn đối với cặp A-T vì cặp G-X chứa nhiều liên kết hyđro hơn.
B. Đột biến mất một cặp nuclêôtit càng về cuối gen thì hậu quả càng lớn.
C. Đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit càng gần ở đầu gen thì hậu quả càng lớn
D. Đột biến thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X (hoặc ngược lại) luôn làm thay đổi 1 axit amin tương ứng trong chuỗi pôlipeptit.
Câu 11: Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là:
A. Đột biến lặp đoạn trên NST thường. B. Đột biến giao tử.
C. Đột biến xôma. D. Đột biến tiền phôi.
Câu 12: Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác nhau nhưng trình tự axit amin lại vẫn không bị thay đổi. Nguyên nhân là do.
A. một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau.
B. mã di truyền có tính phổ biến.
C. mã di truyền có tính không đặc hiệu.
D. mã di truyền là mã bộ ba.
Câu 13: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng ?
A. Mã di truyền là mã bộ ba.
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin
C. Một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin.
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 14: Hóa chất gây đột biến nhân tạo 5 – Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng:
A. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X B. thay thế cặp A – T bằng cặp T – A.
C. thay thế cặp G _ X bằng cặp X – G. D. thay thế cặp G - X bằng cặp A – T.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây là đúng khi đề cập đến hậu quả của của các dạng đột biến gen chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit ?
A. Đột biến gen liên qua đến cặp nuclêôtit G-X thường gây hậu quả lớn hơn đối với cặp A-T vì cặp G-X chứa nhiều liên kết hyđro hơn.
B. Đột biến mất một cặp nuclêôtit càng về cuối gen thì hậu quả càng lớn.
C. Đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit càng gần ở đầu gen thì hậu quả càng lớn
D. Đột biến thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X (hoặc ngược lại) luôn làm thay đổi 1 axit amin tương ứng trong chuỗi pôlipeptit.
Câu 16: Một gen sau khi xảy ra đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm 1 liên kết hiđrô. Dạng đột biến đã xảy trên gen này là :
A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. D. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T
Câu 17: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng
A. di truyền qua sinh sản hữu tính B. tạo thể khảm.
C. nhân lên trong mô sinh dưỡng. D. di truyền qua sinh sản vô tính.
Câu 18: Nếu gen đột biến mất các cặp Nu số 4,6,8 thì các axitamin trong đoạn polipeptit tương ứng sẽ (Nếu codon mới tổng hợp axitamin mới) :
A. Mất 1 và có 2 mới.
B. Mất 1 và có 1 mới
C. Mất 1 và không có mới.
D. Mất 2 và có 1 mới.
Câu 19: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi nhiều nhất trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi Polypeptit (trong trường hợp gen không có đoạn intron)?
A. thay thế một cặp nuclêotit.
B. mất ba cặp nuclêotit ở phía trước bộ ba kết thúc.
C. mất ba cặp nuclêotit nằm trọn trong 1 bộ ba ngay sau bộ ba mở đầu.
D. mất một cặp nuclêotit ở bộ ba thứ nhất (ngay sau bộ ba mở đầu)
Câu 20: Phát biểu nào sau đây nói về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính là không đúng?
A. các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN.
B. chỉ có các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới được di truyền cho các thế hệ sau.
C. các đột biến trội gây chết có thể được truyền cho thế hệ sau qua các cá thể có kiểu gen dị hợp tử
D. đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật sẽ có xu hướng được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen Sinh học 12 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !