TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP LÝ THUYẾT ĐỘT BIẾN GEN
Câu 1: Đột biến là
A. sự tổ hợp lại vật liệu di truyền của bố, mẹ.
B. sự biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
C. sự biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể).
D. sự biến đổi đột ngột vật chất di truyền dẫn tới biến đổi kiểu hình của cá thể.
Câu 2: Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây:
Đột biến là những biến đổi trong…(1)… xảy ra ở cấp độ….(2) (trong ADN ), hoặc ở cấp độ…(3) (trong NST), làm cho …(4) bị biến đổi, dẫn đến …(5) bị biến đổi.
a) phân tử. b) kiểu gen. c) vật chất di truyền. d) kiểu hình. e) tế bào.
Đáp án đúng là:
A. 1a, 2b,3c,4d,5e. B. 1b,2e,3a,4c,5d. C. 1c,2a,3e,4b,5d. D. 1d,2e,3a,4b,5e.
Câu 3: Đột biến gen là
A. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.
B. sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen.
C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN.
Câu 4: Đột biến gen là những biến đổi
A. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.
B. trong cấu trúc của NST, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào.
C. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN.
D. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN
Câu 5: Biến đổi một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
A. đột biến B. đột biến gen. C. thể đột biến. D. đột biến điểm.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến điểm?
A. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.
B. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
C. Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.
D. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
Câu 7: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST
B. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
C. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
D. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen.
Câu 8: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen.
B. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.
C. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.
D. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân hoá học.
Câu 9: Thể đột biến là
A. tập hợp các kiểu gen trong tế bào của cơ thể bị đột biến.
B. tập hợp các dạng đột biến của cơ thể.
C. tập hợp các NST bị đột biến.
D. cơ thể bị đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình.
Câu 10: Bệnh bạch tạng ở người là do
A. đột biến gen trội trên NST thường. B. đột biến gen lặn trên NST thường.
C. đột biến gen trội trên NST giới tính. D. đột biến gen lặn trên NST giới tính.
Câu 11: Đột biến làm cho hồng cầu có hình lưỡi liềm gây bệnh thiếu máu ở người là dạng đột biến gen
A. thêm 1 cặp nuclêôtit. B. mất 1 cặp nuclêôtit.
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit. D. đảo vị trí của cặp nuclêôtit này với cặp nuclêôtit khác.
Câu 12: Bệnh máu khó đông ở người là do
A. đột biến gen trội trên NST thường. B. đột biến gen lặn trên NST thường.
C. đột biến gen trội trên NST giới tính. D. đột biến gen lặn trên NST giới tính.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?
A. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình.
B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.
C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 14: Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình khoảng
A. 10-6 . B. 10-4 . C. 10-6 → 10-4. D. 10-6 → 10-2.
Câu 15.Tần số phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen
B. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
C. sức đề kháng của từng cơ thể.
D. điều kiện sống của sinh vật.
Câu 16: Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào:
(1) Số lượng gen có trong kiểu gen. (2) Đặc điểm cấu trúc của gen.
(3) Cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến.
(4) Sức chống chịu của cơ thể dưới tác động của môi trường.
Phương án đúng là:
A. (2), (4). B. (1), (2). C. (3), (4). D. (2), (3)
Câu 17: Tần số đột biến gen tùy thuộc vào:
A. Số lượng gen trong cơ thể sinh vật. B. Số lượng cá thể trong quần thể.
C. Tổ hợp gen của cơ thể. D. Loại tác nhân gây đột biến.
Câu 18: Các dạng đột biến điểm là:
A. Mất đoạn NST, thay thế đoạn NST, thêm đoạn NST.
B. Mất 1 NST, thêm 1 NST, thay thế 1 NST.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit, thêm 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit.
D. Mất một gen, thêm một gen, thay thế gen này bằng gen khác.
Câu 19: Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm:
A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.
C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu.
Câu 20: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen Sinh học 12 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !