CÁC DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG 5
PHƯƠNG PHÁP GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH
Bước 1: Qui đổi các số liệu bài toán cho như khối lượng, thể tích khí,… về số mol ( nếu có)
Bước 2: Viết các phương trình phản ứng
Bước 3: Gọi x, y,… là số mol chất cần tìm
Bước 4: Dựa vào dữ liệu → Lập hệ phương trình , giải hệ phương trình
Bước 5: Từ số mol (x, y,…) tính các giá trị đề bài yêu cầu
Bài tập 1: Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al trong dung dịch HCl 10%. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 7 g.
a) Tính khối lượng và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?
b) Lượng axit còn dư trong dung dịch sau phản ứng được trung hoà vừa đủ bởi 100 ml dung dịch KOH 0,02M. Tính khối lượng dung dịch axit đã dùng?
Bài tập 2: Hoà tan 23,6 gam hỗn hợp KBr và NaCl vào nước rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 0,5M thấy tạo ra 47,5 gam hỗn hợp kết tủa.
a) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu?
b) Tính thể tích dung dịch AgNO3 cần dùng?
Bài tập 3: Cho 16,5 gam hỗn hợp muối Na2S và Na2SO3 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl đun nóng ta được hỗn hợp khí có tỉ khối đối với hiđro là 27. Lượng axit dư trung hoà vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M.
a) Tìm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp?
b) Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl?
Bài tập 4: Cho 9,14 gam hợp kim gồm Cu, Mg, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 4M dư thì thu được 1 khí A, 1 dung dịch B và 1 phần không tan C có khối lượng 2,84 gam.
a) Xác định A, B, C?
b) Xác định % mỗi kim loại có trong hợp kim, biết rằng khối lượng Al gấp 5 lần khối lượng Mg ?
c) Tính khối lượng dung dịch HCl 2M cần dùng biết dung dịch HCl có d=1,2 g/ml?
PHƯƠNG PHÁP LÀM TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG
Bước 1: Viết phương trình phản ứng
Bước 2: Dựa vào phương trình, tính độ tăng (hoặc giảm) khối lượng của muối (chất rắn)
Bước 3: Từ dữ liệu của bài toán, xác định độ tăng (hoặc giảm) khối lượng của muối (chất rắn) rồi dùng qui tắc tam suất (nhân chéo chia ngang) để suy ra giá trị đề bài yêu cầu tính.
Bài tập 1: Cho khí clo dư tác dụng hết với NaI. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối lượng muối thu đựơc nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 9,15 gam. Tính khối lượng NaI ban đầu?
Bài tập 2: Cho Br2 dư tác dụng hết với dung dịch NaI, sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối lượng muối thu được nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 2,82 gam. Tính khối lượng Br2 đã phản ứng?
Bài tập 3: Cho 5 gam Br2 có lẫn tạp chất là clo vào 1 lit dung dịch chứa 1,6 gam KBr. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thu được 1,155 gam chất rắn khan. Xác định % khối lượng của clo trong 5 gam brom đem phản ứng?
PHƯƠNG PHÁP DÙNG MÓC SO SÁNH
Bước 1: Viết các phương trình phản ứng.
Bước 2: Giả sử các phản ứng xảy ra theo tuần tự (1) và (2). Xác định số liệu cho trong đề ra nằm ở giai đoạn nào:
- Chưa xong phản ứng (1)
- Xong phản ứng (1) bắt đầu qua phản ứng (2) → mốc 1
- Đã xong 2 phản ứng (1) và (2) → mốc 2
Bước 3: So sánh số liệu trong đề với 2 mốc xác định phản ứng xảy ra đến giai đoạn nào
Bước 4: Xác định giá trị cần tìm
Bài tập 1: Cho 200 ml dung dịch X chứa NaCl 0,2M và NaBr 0,1 M. Thêm dung dịch AgNO3 0,1M vào dung dịch X. Tính thể tích dung dịch AgNO3 đã thêm vào với khối lượng kết tủa lần lượt bằng:
a) 1,88 gam
b) 6,63 gam
( Chấp nhận rằng AgCl chỉ kết tủa sau khi AgBr kết tủa hết)
ĐÁP ÁN
PHƯƠNG PHÁP GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH
Bài tập 1:
a) Theo định luật bảo toàn khối lượng: mddHCl + mKL = mdd sau + m
→ mdd tăng = m dd sau – mddHCl = mKL - m
→ m = mKL – 7 = 7,8 – 7 = 0,8 (g)
Phương trình phản ứng:
Mg + 2 HCl → MgCl2 + H2 (1)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (2)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Al. Ta có hệ pt:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{24x + 27y = 7,8}\\
{x + \frac{3}{2}y = \frac{{0,8}}{2}}
\end{array}} \right.\)
Gải hệ phương trình ta có: x = 0,1 ; y = 0,2
mMg = 0,1 . 24 = 2,4 (g)
mAl = 7,8 – 2,4 = 5,4 (g)
%mMg = 2,4 . \(\frac{{100}}{{7,8}}\) = 30,77 %
%mAl = 100% - 30,77% = 69,23 %
b) HCl + KOH → KCl + H2O (3)
nKOH = 0,02 . 0,1 = 0,002 (mol)
nHCl = n + n + n = 2x + 3y + 0,002 = 2 . 0,1 + 3 . 0,2 + 0,002 = 0,802 (mol)
mHCl = 0,802 . 36,5 = 29,273 (g)
mddHCl = \(\frac{{29,273.100}}{{10}}\) = 292,73 (g)
Bài tập 2:
KBr + AgNO3 → AgBr + KNO3
x x (mol) x (mol)
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
y y (mol) y (mol)
Gọi x, y lần lượt là số mol của KBr và NaCl.
Ta có: mKBr + mNaCl = 119x + 58,5y = 23,6 (1)
mAgBr + mAgCl = 188x + 143,5y = 47,5 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ pt
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{119x + 58,5y = 23,6}\\
{188x + 143,5y = 47,5}
\end{array}} \right.\)
Giải hệ pt ta có nghiệm x = 0,1 (mol) ; y = 0,2 (mol)
b) n = x + y = 0,1 + 0,2 = 0,3 (mol)
\({V_{ddAgN{O_3}}} = \frac{n}{{{C_M}}} = \frac{{0,3}}{{0,5}} = 0,6(l)\)
Bài tập 3:
Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S (1)
x (mol) 2x (mol) x (mol)
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O (2)
y (mol) 2y (mol) y (mol)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Na2S và Na2SO3
Ta có: mNa2S + mNa2SO3 = 78x + 126y = 16,5 (1)
dhh khí/H2 = 27 → Mtbhhkhi = 27 . 2 = 54
Hổn hợp khí gồm: H2S (x mol) ; SO2 (y mol)
Mtbhhkhi = \(\frac{{34x + 64y}}{{x + y}}\) = 54 → 20x = 10y → y = 2x (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ pt
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{78x + 126y = 16,5}\\
{y = 2x}
\end{array}} \right.\)
Giải hệ pt ta có nghiệm x = 0,05 (mol) ; y = 0,1 (mol)
mNa2S = 78 . 0,05 = 3,9 (g)
mNa2SO3 = 126 . 0,1 = 12,6 (g)
b) HCl + NaOH → NaCl + H2O (3)
nNaOH = 0,5 . 1 = 0,5 (mol)
Số mol HCl đã dùng = mHCl (1) + mHCl (2) + mHCl (3) = 2x + 2y + 0,5 = 2 . 0,05 + 2 . 0,1 + 0,5 = 0,8 (mol)
CMddHCl = \(\frac{n}{{{V_{dd}}}} = \frac{{0,8}}{{0,1}}\) = 8 (M)
PHƯƠNG PHÁP LÀM TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG
Bài tập 1:
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Ta có: 150 g (2 mol) NaI tạo 58,5 g (2 mol) NaCl thì khối lượng giảm bằng = 150 – 58,5 =91,5 (g)
Theo đề: x g NaI tham gia phản ứng thì khối lượng giảm = 9,15 (g)
→ x = \(\frac{{9,15.150}}{{91,5}}\) = 15 (g)
Vậy khối lượng NaI ban đầu là: 15 (g)
PHƯƠNG PHÁP DÙNG MÓC SO SÁNH
Bài tập 1:
AgNO3 + NaBr → AgBr + NaNO3 (1)
AgBr kết tủa hết thì:
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3 (2)
nNaBr = 0,2 . 0,1 = 0,02 (mol)
nNaCl = 0,2 . 0,2 = 0,04 (mol)
Nếu AgBr kết tủa hết (xảy ra xong pt (1)) thì:
mAgBr = 0,02 . 188 = 3,76 (g)
Nếu AgCl kết tủa hết (xảy ra cả pt (1) và (2)) thì
m = mAgBr + mAgCl = 3,76 + 0,04 . 143,5 = 9,5 (g)
a) m = 1,88 < 3,76 → chỉ mới xảy ra pt (1), chưa xảy ra pt (2)
nAgBr = 1,88 : 188 = 0,01 (mol)
→ nAgNO3 = nAgBr = 0,01 (mol)
→ VAgNO3 = 0,01 : 0,1 = 0,1 (lít)
b) 3,76 g < m = 6,63 (g) < 9,5 (g) → xảy ra xong phản ứng (1), chưa xảy ra tiếp phản ứng (2)
mAgBr = 3,76 (g) → mAgCl = 6,63 – 3,76 = 2,87 (g)
nAgCl = 2,87 : 143,5 = 0,02 (mol)
→ nAgNO3 = nAgNO3 (1) + nAgNO3 (2) = 0,02 + 0,02 = 0,04 (mol)
→ VAgNO3 = 0,04 : 0,1 = 0,4 (lít)
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các dạng và phương pháp giải bài tập Chương 5 môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.