Các dạng toán về Góc Toán 6

CÁC DẠNG TOÁN VỀ GÓC

I. LÍ THUYẾT

1. Góc

Góc là hình gồm hai tia chung gốc . Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc . Hai tia là hai cạnh của góc

Kí hiệu: 

2. Góc bẹt

Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau

3. Vẽ góc

Cho tia Ox, vẽ góc xOy sao cho ∠xOy = mo (0o < mo < 180o)

+ Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với góc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o

+ Kẻ tia Oy qua vạch mo của thước

Nhận xét: Trên mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho ∠xOy = mo

4. Điểm nằm trong góc

Điểm nằm trong góc

Khi hai tia Ox và Oy không đối nhau, điểm M gọi là điểm nằm trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy. Khi đó tia OM nằm trong góc xOy

Nếu tia OM nằm trong góc xOy thì mọi điểm thuộc tia OM đều nằm trong góc xOy

II. CÁC DẠNG TOÁN

1. Dạng 1. VẬN DỤNG KHÁI NIỆM GÓC VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA GÓC

Phương pháp giải

Đối chiếu với định nghĩa.

Ví dụ 1.

Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau :

a) Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là … . Điểm O là … .

Hai tia Ox, Oy là …

b) Góc RST có đỉnh là …. , có hai cạnh là … .

c) Góc bẹt là … .

Hướng dẫn

a) Góc xOy ; đỉnh ; hai cạnh. b) s ; SR và ST.

c) Góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.

2. Dạng 2. ĐỌC TÊN GÓC, VIẾT KÍ HIỆU GÓC VÀ ĐẾM GÓC

Phương pháp giải

Dùng ba chữ để viết các góc : chữ ở giữa chỉ đỉnh của góc ; hai chữ hai bên cùng với chữ ở giữa là tên của hai tia chung

gốc tạo thành hai cạnh của góc. Trên ba chữ của tên góc có kí hiệu ^.

Ví dụ 2. 

Quan sát hình 10 rồi điền vào bảng sau

Hướng dẫn

Ví dụ 3. 

Đọc tên và viết kí hiệu các góc ở hình 11. Có tất cả bao nhiêu góc ?

Hướng dẫn

Chớ tưởng lầm chỉ có 2 góc. Có tất cả ba góc.

Ví dụ 4. Vẽ 5 tia chung gốc Ox, Oy, Om, On, Ot. Chúng tạo thành bao nhiêu góc ?

Hướng dẫn

Có thể dùng công thức  n(n-1)/2  trong đó n là số tia.

Đáp số: 10 góc.

Ví dụ 5. Vẽ một số tia chung gốc. Biết rằng chúng tạo thành tất cả 21 góc. Hỏi có bao nhiêu tia ?

Hướng dẫn

n(n-1)/2 = 21 suy ra n (n – 1) = 42 = 7.6. Vậy n = 7. Đáp số: 7 tia.

Ví dụ 6. Vẽ 3 đường thẳng cắt nhau tại một điểm. Chúng tạo thành bao nhiêu góc ?

Giải

Ba đường thẳng cắt nhau tại một điểm tạo thành tia chung gốc.

Số góc tạo thành là ( 6.5 )/2 = 15 (góc).

3. Dạng 3. ĐIỂM NẰM TRONG GÓC

Phương pháp giải

Muốn biết điểm M có nằm trong góc xOy hay không ta chỉ cần xét xem tia OM có nằm giữa hai tia Ox, Oy hay không ?

Ví dụ 7. 

Điền vào chỗ trông trong phát biểu sau :

Khi hai tia Oy, Oz không đối nhau, điểm A nằm trong góc yOz nếu tia OA nằm giữa hai tia …

Hướng dẫn

Oy, Oz.

 Ví dụ 8. 

Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C. Gạch chéo phần mặt

phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong ba góc BAC, ACB, CBA.

Hướng dẫn

Hình 13.

Cần chú ý không kể các điểm nằm trên ba đoạn thẳng AB,BC, CA.

Ví dụ 9. Vẽ ba đường thẳng cắt nhau tại ba điểm A,  B, C. Lấy một điểm O nằm trong góc

ABC và nằm trong  góc ACB. Hãy chứng tỏ rằng điểm O cũng nằm trong góc BAC.

Điểm O nằm trong góc ABC nên tia BO nằm giữa hai tia BA và BC, do đó tia BO cắt đoạn thẳng AC tại điểm D

nằm giữa A và C, suy ra điểm D nằm trên tia CA.

Điểm O nằm trong góc ACB nên tia CO nằm Hình 14 giữa hai tia CA, CB do đó tia CO cắt đoạn thẳng BD tại điểm

O nằm giữa B và D.

Điểm O nằm giữa B và D nên tia AO nằm giữa hai tia AB, AC do đó điểm O nằm trong góc BAC.

Trên đây là nội dung tài liệu Các dạng toán về Góc Toán 6. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?