Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Nhiệt học môn Vật lý 6 năm 2021

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN NHIỆT HỌC MÔN VẬT LÝ 6

 

1. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT VÀ ỨNG DỤNG

Câu 1. Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì

A. Khối lượng của vật giảm đi.

B. Thể tích của vật giảm đi.

C. Trọng lượng của vật giảm đi.

D. Trọng lượng của vật tăng lên.

Câu 2. Khi nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?

A. Nóng nút.    

B. Làm nóng cổ lọ.

C. Làm lạnh cổ lọ.      

D. Làm lạnh đáy lọ.

Câu 3. Các trụ bêtông cốt-thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bêtông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

B. Bêtông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

C. Bêtông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm BOL

D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bêtong

Câu 4: Trong các cách sắp xếp các chất răn nở vì nhiệt sau đây, cách nào đúng?

A. Nhôm, đồng. sẳt.    

B. Sắt, đồng,nhôm.

C. Sắt, nhôm, đồng.   

D. Đồng, nhôm, sắt.

Câu 5. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất

A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm,

C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chât lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 6. Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 0°c đến 4°c thì

A. Nước co lại, thể tích nước giảm đi.

B. Nước co lại, thể tích nước tăng lên.

C. Thể tích nước không thay đồi.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 7. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20°c đến 50°C thì 1 lít nước nở thêm 10,2cm3. Vậy 2000cm3 nước ban đầu ở 20°C khi được đun nóng tới 50°C thì sẽ có thể tích là

A. 20,4 cm3.

B. 2010,2cm3.

C. 2020,4cm3

D. 20400cm3.

Câu 8. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí ôxi?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn ôxi.

B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn ôxi.

C. Không khí và ôxi nở vì nhiệt như nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 9. Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lổp xe vì

A. Lốp xe dễ bị nổ.

B. Lổp xe bị xuống hơi.

C. Không có hiện tượng gì xảy ra đối với lốp xe.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 10. Quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhứng vào nước nóng sẽ phồng lên vì

A. Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra.

B. Không khí bên trong quả bóng nở ra khi nhiệt độ tăng,

C. Không khí bên trong quả bóng co lại.

D. Nước bên ngoài ngấm vào bên trong quả bóng. 

Câu 11: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Khối lượng của hòn bi tăng

B. Khối lượng của hòn bi giảm

C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng

D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.

Câu 12. Người ta dùng cách nào dưới đây để mở nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt?

A. Hơ nóng nút.          

B. Hơ nóng thân lọ.

C. Hơ nóng cổ lọ.      

D. Hơ nóng đáy lọ

Câu 13. Chọn phương án đúng.

Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.

C. Chỉ có chiều cao tăng.

D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Câu 14. Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng vì sao?

A. Vì răng dễ bị sâu. 

B. Vì răng dễ bị rụng.

C. Vì răng dễ bị vỡ. 

D. Vì men răng dễ bị rạn nứt.

Câu 15. Cho ba thanh kim loại cùng chiều dài được làm bằng nhôm, đồng và sắt. Ban đầu ba thanh ở cùng nhiệt độ phòng, sau đó tăng nhiệt độ của mỗi thanh lên 50°C. Kêt luận nào sau đây là đúng khi nói về chiều dài của ba thanh khi đã tăng nhiệt độ?

A. Thanh đồng dài nhất.        

B. Thanh nhôm dài nhất.

C. Thanh sắt dài nhất.

D. Cả ba thanh có cùng chiều dài.

Câu 16. Kết  luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4°C?

A. Khối lượng riêng nhỏ nhất.

B. Khối lượng riêng lớn nhất.

C. Khối lượng lớn nhất.         

D. Khối lượng nhỏ nhất.

Câu 17. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh? về mùa đông, ở các xứ lạnh

A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước.

B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.

C. nước ở mặt hồ đóng băng trước.

D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.

Câu 18. Hiện tượng gì xảy ra đối với giọt nước trên ống thủy tinh khi ta dùng khăn lạnh áp vào bình thủy tinh?

A. Giọt nước chuyển động đi lên.

B. Giọt nước chuyển động đi xuống.

C. Giọt nước đứng yên.

D. Giọt nước chuyển động đi lên sau đó lại chuyển động đi xuống.

Câu 19. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí và chất rắn?

A. Chất khí nở vì nhiệt ít hơn chất rắn.

B. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

C. Chất khí và chất rắn nở vì nhiệt giống nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 20. Chọn câu đúng:

A. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng khối khí giảm.

B. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí tăng.

C. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, trọng lượng riêng khối khí không thay đổi.

D. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí giảm.

...

ĐÁP ÁN

1-B

2-B

3-B

4-B

5-B

6-A

7-C

8-C

9-A

10-B

11-D

12-C

13-A

14-D

15-B

16-B

17-C

18-B

19-B

20-D

21-B

22-B

23-D

24-D

25-A

26-C

27-A

28-C

29-A

30-A

 

2. ĐO NHIỆT ĐỘ - NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI

Câu 1. Sử dụng dụng cụ nào trong các dụng cụ sau đây để đo nhiệt độ?

A. Lực kế.

B. Nhiệt kế.

C. Cân đồng hồ.

D. Ampe kế.

Câu 2. Quan sát các nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu thấy ở phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng

A. chứa lượng thủy ngân hoặc rượu khi dâng lên.

B. chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên.

C. phình ra cho cân đối nhiệt kế.

D. nhìn nhiệt kế đẹp hơn.

Câu 3. Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì

A. ống nhiệt kế dài ra.

B. ống nhiệt kế ngắn lại.

C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.

D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.

B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.

C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.

D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.

Câu 5. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh biến đổi nhiệt độ Io trong nhiệt giai Xen-xi-ut và nhiệt giai Fa-ren-hai?

A. 1C = 1°F.

B. 1,8°C = 1°F.

C. 1°C = 32°F.

D. 1°C = 1,8°F.

Câu 6. Nhiệt độ của nước đang sôi theo nhiệt giai Ken-vin là

A. 100K

B. 373K.        

C. 273K.        

D. 123K.

Câu 7. Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì

A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.

B. nhiệt độ nóng chảy thấp.

C. nhiệt độ đông đặc cao.

D. Tất cả các câu trên đều sai.

Câu 8. Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng

A. dãn nở vì nhiệt.     

B. nóng chảy

C. đông đặc.   

D. bay hơi.

Câu 9. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để:

A. Đo lực.

B. Đo nhiệt độ.

C. Đo thể tích

D. Đo thời gian.

Câu 10. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A. Nhiệt kế thuỷ ngân.          

B. Nhiệt kế rượu.

C. Nhiệt kế y tế.         

D. Cả 3 nhiệt kế trên

Câu 11. Một bạn dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể và đo được 37°C. Nhiệt độ đó bằng bao nhiêu trong nhiệt giai Fa-ren-hai?

A. 98,6°F.

B. 9,6°F.         

C. 9,8°F.         

D. 96°F.

Câu 12. Nhiệt độ 50°C tương ứng với bao nhiêu độ Fa-ren-hai?

A. 82°F.            

B. 90°F.          

C. 122°F.       

D. 107,6°F.

Câu 13. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc hoạt động của các nhiệt kế thường dùng trong đời sống?

Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên:

A. hiện tượng bay hơi.

B. hiện tượng biến dạng khi chịu tác dụng lực

C. hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất

D. cả ba hiện tượng trên đều không phải.

Câu 14. Chọn phương án đúng.

Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo

A. nhiệt độ cơ thể người.       

B. nhiệt độ phòng.

C. nhiệt độ nước lã.   

D. nhiệt độ của nước đá đang tan

Câu 15. Biểu thức nào biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-ut và nhiệt giai Kenvin?

A. K = 273 - °C.         

B. K = 273 + °C.

C. K = 373 + °C.         

D. K = 373 - °C.

Câu 16. Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì

A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.

B. nhiệt độ nóng chảy thấp.

C. nhiệt độ đông đặc cao       

D. tất cả các câu trên đều sai

Câu 17. Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng

A. dãn nở vì nhiệt.     

B. nóng chảy.

C. đông đặc.   

D. bay hơi.

Câu 18. Nhiệt kế nào dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A. Nhiệt kế dầu trong bộ thí nghiệm vật lí 6.

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.

D. Cả 3 loại nhiệt kế trên.

Câu 19. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?

A. 100°c

B. 42°c

C. 37°c           

D. 20°c.

 Câu 20. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là

A. 0°C và 100°C;        

B. 0°C và 37°c

C. -100°C và 100°C;  

D. 37°C và 100°C

ĐÁP ÁN

1-B

2-B

3-C

4-B

5-D

6-B

7-B

8-A

9-B

10-A

11-A

12-C

13-C

14-A

15-B

16-B

17-A

18-B

19-B

20-A

 

3. SỰ CHUYỂN THỂ CÁC CHẤT

Câu 1. Sự nóng chảy là sự chuyển từ

A. thể lỏng sang thể rắn.       

B. thể rắn sang thể lỏng.

C. thể lỏng sang thể hơi.         

D. hơi sang thể lỏng.

Câu 2. Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiện tượng đông đặc?

A. Thổi tắt ngọn nến. 

B. Ăn kem.

C. Ngọn đèn dầu đang cháy.

D. Rán mỡ.

Câu 3. Sự bay hơi là sự chuyển từ

A. thể rắn sang thể lỏng.

B. thể lỏng sang thể rắn.

C. thể hơi sang thể lỏng         

D. thể lỏng sang thể hơi.

Câu 4. Chọn phương án sai.

Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào

A. nhiệt độ.     

B. gió.

C. thể tích của chất lỏng.       

D. diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sự sôi?

A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.

B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi.

D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

Câu 6. Sự sôi có đặc điểm nào dưới đây?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

B. Nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi.

C. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng.

D. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 7. Ở nhiệt độ trong lớp học, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?

A. Thủy ngân.

B. Rượu.        

C. Nhôm.       

D. Nước.

Câu 8. Nhận định nào sau đây sai?

A. Nước bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào.

B. Trong điều kiện đặc biệt nước có thể bay hơi ở cả trong lòng khối nước.

C. Trong thời gian bay hơi. nhiệt độ của nước có thể thay đổi.

D. Nước trong bình đậy kín không bay hơi.

Câu 9. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự đông đặc?

A. Đúc tượng đồng     

B. Đổ bê tông.

C. Làm nước đá.        

D. Hàn chì.

Câu 10. Nước sôi ở bao nhiêu °F?

A. 100.

B. 212.           

C. 32.

D. 112
Câu 11. Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?

A. Đốt một ngọn nến.

B. Đun nấu mỡ vào mùa đông.

C. Pha nước chanh đá.           

D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá.

Câu 12: Sự đông đặc là sự chuyển từ

A.thể lỏng sang thể rắn.         

B. thể rắn sang thể lỏng,

C. thể lỏng sang thể hơi.        

D. thể hơi sang thể lỏng.

Câu 13. Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiện tượng ngưng tụ của hơi nước?

A. Đun nước sôi.       

B. Phơi quần áo.

C. Ăn kem.     

D. Uống nước chanh đá.

Câu 14. Vào mùa lạnh hơi thở của chúng ta như có "khói" vì

A. hơi nước trong không khí ngưng tụ khi ta thở.

B. do sương mù nhiều.

C. hơi nước bay ra khi ta thở, gặp không khí lạnh và ngưng tụ.

D. do nhiều khói bụi công nghiệp.

Câu 15. Một cốc nước càng nhanh bay hơi khi

A. nước trong cốc càng nhiều.

B. nhiệt độ trong cốc càng cao.

C. nhiệt độ trong cốc càng thấp.

D. cốc bịt thật kín.

Câu 16. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải của sự sôi?

A. Xảy ra với mọi chất lỏng.

B. Xảy ra cả trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng,

C. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

Câu 17. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của chất lỏng vào độ cao so với mặt nước biển?

A. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng giảm.

B. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng cao.

C. Nhiệt độ sôi không phụ thuộc vào độ cao.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 18. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi nào?

A. Nước trong cốc càng nhiều.

B. Nước trong cốc càng ít.

C. Nước trong cốc càng nóng.

D. Nước trong cốc càng lạnh.

Câu 19. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.

C. Không nhìn thấy được.

D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định cuả chất lỏng.

Câu 20: Chọn câu trả lời đúng. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

A. Làm bếp bị đè nặng.

B. Nước nóng thể tích tăng nên tràn ra ngoài.

C. Tốn chất đốt.

D. Lâu sôi.

...

ĐÁP ÁN

1-B

2-A

3-D

4-C

5-A

6-B

7-C

8-D

9-B

10-B

11-D

12-A

13-D

14-C

15-B

16-D

17-A

18-D

19-D

20-B

21-A

22-C

23-B

24-B

25-A

26-B

27-B

28-B

29-B

30-A

 

4. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Dùng gạch nối để ghép mệnh đề bên trái và mệnh đề bên phải thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng:

 

Câu 2: Đổ nước nóng vào một bình kín rồi cắm vào một ống hút. Khi nhiệt độ tăng nước dâng lên trong ống

-  Bạn A giải thích: Nước nóng nên nở ra dâng lên trong ống hút.

-  Bạn B giải thích: Lớp không khí bên trong nóng lên nở ra rồi đẩy nước lên trong ống.

  Em có ý kiến như thế nào về sự giải thích của hai bạn ấy?

Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a, Chất khí…… khi nóng lên,.....khi lạnh đi.

b, Các chất khí thì nở vì nhiệt

c, Trong ba chất rắn, lỏng, khí, ….. nở vì nhiệt nhiều nhất, còn…..nở vì nhiệt ít nhất.

d, Khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ…..khi…nhiệt độ tăng vì thể tích của không khí

Câu 4. Giải thích hiện tượng khi ta rót nước nóng vào bình thủy rồi đậy nắp lại ngay thì nắp bị bật ra. Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Câu 5. Em hãy đổi 0°F, 68°F, 132°F, 241°F ra °C.

Câu 6. Một băng kép được cấu tạo bởi hai vật liệu L1, L2 có độ dãn nở vì nhiệt khác nhau, hàn dính lại nhau, khi nung nóng thì băng kép cong về phía L2. Vậy lớp L1 dãn nở nhiều hay ít hơn lớp L2?

Câu 7. Em hãy giải thích vì sao tôn lợp mái nhà lại được làm theo dạng gợn sóng?

Câu 8. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị .... có thể gây ra .... Vì thế mà ở chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để .... , một đầu cầu thép phải đặt trên ....   

b. Băng kép gồm 2 thanh .... có bản chất được tán chặt vào với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh, do 2 kim loại khác nhau thì .... khác nhau nên băng kép bị .... Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc ...

Câu 9. Tại sao người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế mà không chọn nước?

Câu 10. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là bao nhiêu trong thang: Xen-xi-ut, Kenvin.

Câu 11. Từ bảng nhiệt độ nóng chảy, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Người ta thường chọn kim loại nào làm dây tóc bóng đèn?

- Để đo nhiệt độ ở các vùng địa cực giá lạnh, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu?

- Vật liệu nào dùng để làm cầu chì (một dụng cụ mà khi nhiệt độ qua hệ thống điện tăng, dụng cụ tự ngắt, bảo vệ an toàn cho máy)? 

Câu 12. Lấy ba thí dụ liên quan đến sự nóng chảy và sự đông đặc?

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

1-b; 2-c; 3-a; 4-d;5-f; 6-e

Câu 2:

Giải thích của B đúng: Lớp không khí bên trong nóng lên nở ra rồi đẩy nước dâng lên trong ống.

Câu 3:

a) Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

b) Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau,

Trong ba chất rắn, lỏng, khí, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, còn chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.

Khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ giảm khi nhiệt độ tăng vì thể tích của không khí.

Câu 4.

Khi ta rót nước nóng vào bình thủy rồi đậy nắp lại ngay thì nắp bị bật ra.

Sở dĩ như vậy là vì không khí trong miệng bình bị nóng lên, dãn nở, đẩy nắp bật ra. Để tránh hiện tượng này khi rót nước xong, ta chờ một chút cho khí dãn nở ra hết mới đậy nắp.

Câu 5.

+) 0°F = (0 - 32)/ 1,8 = - 17,78°C.

+) 68°F = (68 - 32)/ 1,8 = 20°C.

+) 132°F = (132 - 32)/ 1,8 = 55,56°C.

+) 241°F = (241 - 32)/ 1,8 = 116,1°C.

Câu 6:

Lớp L1 nở vì nhiệt nhiều hơn lớp L2.

Câu 7:

Tôn lợp mái nhà được làm theo dạng gợn sóng vi làm như vậy khi bị nóng hoặc lạnh thì tôn dễ co dãn, không làm bật các đinh đóng.

Câu 8:

a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị giữ lại có thể gây ra một lực rất lớn. Vì thế mà ở chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để hở một khoảng nhỏ, một đầu cầu thép phải đặt trên những con lăn.

b. Băng kép gồm 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh, do 2 kim loại khác nhau thì dãn nở vì nhiệt khác nhau nên băng kép bị cong đi. Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc tạo ra các rơle nhiệt.

Câu 9:

Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế mà không chọn nước vì nhiệt độ nóng chảy của chúng thấp, còn nước lại có nhiệt độ nóng chảy khá cao và có một khoảng từ 0°c đến 4°c dãn nở không theo quy luật.

Câu 10:

+ Trong thang: Xen-xi-ut nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là 0°C và 100°C.

+ Trong thang Ken-vin: nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là 273°K và 373°K.

Câu 11.

Cồn bay hơi nhanh hơn nước, vì vậy ngón tay nào đã nhúng vào cồn sẽ cảm thấy lạnh hơn.

Câu 12 .

- Trong hơi thở của ta có nước, khi hà hơi ra gặp gương lạnh nên hơi nước ngưng tụ trên gương làm mặt gương mờ đi.

- Sau một vài phút những hạt nước nhỏ này bay hơi hết và mặt gương lại sáng trở lại.

- Thí nghiệm này chưa hợp lí ở chỗ là đặt 2 cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng, như vậy hai cốc chịu tác động của hai yếu tố khác nhau, cốc trong nhà là gió, cốc ngoài trời là nắng vì vậy không thể so sánh được.

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Nhiệt học môn Vật lý 6 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?