Các dạng bài toán cơ bản liên quan đến Nito - Photpho

CÁC DẠNG BÀI TOÁN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN NITO - PHOTPHO

 

Dạng 1: Bài toán tính hiệu suất

Bài 1: Cho 3,36 lít nitơ ở (đktc) tác dụng với hiđro thu được V lít amoniac (đktc). Biết hiệu suất phản ứng là 20%.

a. Tính V?

b. Từ 112lit khí N2 và 392 lít H2 tạo ra được 34g NH3. Tính hiệu suất phản ứng. Biết V đo ở đktc?

c. Cho V1 lít khí N2 (đktc) tác dụng với V2 lít H2 (đktc) thu được 3,4 gam NH3. Biết H = 50%. Tính V1 và V2?

Bài 2: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích là 16,4 lít (các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).

a. Tính thể tích NH3 tạo thành?                     

b. Tính hiệu suất phản ứng?

Bài 3: Tiến hành tổng hợp NH3 từ hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 6,8. Tính hiệu suất tổng hợp NH3?

Bài 4: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He là 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín có Fe làm xúc tác được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He là 2. Tính hiệu suất tổng hợp NH3?

Bài 5: Trong bình phản ứng có chứa hỗn hợp khí A gồm 10 mol N2 và 40 mol H2. Áp suất trong bình lúc đầu là 400 atm, nhiệt độ bình được giữ không đổi. Khi phản ứng xảy ra và đạt đến trạng thái cân bằng thì hiệu suất của phản ứng tổng hợp là 25%.

a. Tính số mol các khí trong bình sau phản ứng.

b. Tính áp suất trong bình sau phản ứng

Bài 6: Trong bình phản ứng có 100 mol N2 và H2 theo tỉ lệ 1 : 4 . Áp suất của hỗn hợp khí lúc đầu là 200 atm và của hỗn hợp khí sau phản ứng là 192 atm.Nhiệt độ trong bình được giữ không đổi.

      a. Tính số mol các khí trong hỗn hợp sau phản ứng.

b. Tính hiệu suất phản ứng.

Dạng 2: Bài toán amoniac và muối amoni

Bài 7: Cho 1,12 lit khí NH3 (đktc) tác dụng với 16 g CuO nung nóng, sau phản ứng còn lại chất rắn X.

       a.Tính khối lượng chất rắn X.

       b.Tính thể tích dung dịch HCl 0,5 M đủ để tác dụng với X.

Bài 8: Cho 1,12 lit NH3 (đktc) vào dung dịch HX vừa đủ thu được 200 g dung dịch muối 2,45%.

a. Xác định công thức muối.                                           

b. Tính nồng độ % dung dịch HX ban đầu.

Bài 9. Hoà tan m gam hỗn hợp NH4Cl và (NH4)2SO4 có tỉ lệ số mol NH4Cl : (NH4)2SO4 = 1 : 2 vào nước được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 13,44 lít NH3 (đktc). Tính giá trị m?

Bài 10. Cho 400 ml dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3 có tỉ lệ số mol Al2(SO4)3 : Fe2(SO4)3 = 1 : 2 tác dụng với dung dịch NH3 dư. Lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 4,22 gam kết tủa. Tính nồng độ ion SO42- trong dung dịch ban đầu?

Dạng 3: Bài toán kim loại tác dụng với HNO3 – xác định sản phẩm khử - tính khối lượng muối tạo thành- tính lượng HNO3 phản ứng.

Bài 1: Hòa tan 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe bằng dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít khí NO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối.

a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.                             

b. Tính m.

Bài 2: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được 44,8 lít hỗn hợp 3 khí gồm NO, N2O và N2 (ở đktc) có tỉ lệ mol mol: . Xác định  giá trị m.

Bài 3: Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe, Mg bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,9856 lít hỗn hợp khí NO và N2 (ở 27,30C và 1atm) có tỉ khối so với hidro bằng 14,75.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.                      

b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Bài 4: Một lượng 8,32 g Cu tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch HNO3, Cho 4,928 l (đktc) hỗn hợp hai khí NO và NO2 bay ra.

a. Tính số mol mỗi khí đã tạo ra.               

b. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch axit ban đầu.

Bài 5: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp Al và Cu vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thì thu được 3584ml khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra ( đktc ) và dung dịch X. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 2688ml khí thoát ra ( đktc ).

a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

b. Tính khối lượng kết tủa khi cho 650ml dung dịch NaOH 1,25 M vào dung dịch X.

Bài 6: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lit NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là bao nhiêu?

Bài 7: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3  loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m .

Bài 8: Cho 1,35 gam hh gồm Mg, Al, Cu tác dụng hết với HNO3 thu được hh khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hh muối với khối lượng là bao nhiêu?

Bài 9: Cho 7,2 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,672 lít khí Y và dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được 47,4g chất rắn khan. Xác định công thức phân tử của khí Y.

Bài 10: Hòa tan hoàn toàn 9 gam hỗn hợp Al, Mg cần vừa đủ 750 ml dung dịch HNO3 1,5M chỉ  thu được dung dịch A.                      

a. Tính % theo khối lượng mỗi kim loại có trong hh đầu.

b. Tính khối lượng dung dịch NaOH 40% tối thiểu cần thiết để tác dụng vừa đủ với dung dịch A để được kết tủa lớn nhất, kết tủa nhỏ nhất.

Bài 11: Hòa tan hết 1,92 gam một kim loại trong 1,5 lít dd HNO3 0,15M thu được 0,448 lít khí NO (ở đktc) và dd A. Biết khi phản ứng thể tích dd không thay đổi.

a. Xác định kim loại R.

b. Tính nồng độ mol của các chất trong dd A.

Bài 12: Chia 34,8 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau:

- Phần I: Cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (ở đktc).

- Phần II: Cho vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2 (ở đktc).

Hãy xác định khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 13: Hòa tan hết 4,431 gam hh kim loại gồm Al và Mg trong dd HNO3 loãng thu được dd A và 1,568 lít hh khí X đều không màu, có khối lượng 2,59 gam, trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí. Vậy % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hh bằng bao nhiêu?

Bài 14: Hòa tan 16.2g một kim loại chưa rõ hóa trị bằng dd HNO3 loãng, sau pư thu được 4.48lit(đktc) hỗn hợp khí X gồm N2O và N2 . Biết tỷ khối của X đối với H2 bằng 18, dd sau pư không có muối NH4NO3. Xác định tên kim loại.

Bài 15: Hòa tan hoàn toàn 11,2g Fe vào HNO3 dư thu được dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X, với tỉ lệ thể tích là 1:1. Xác định khí X?

Bài 16: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3  đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2  (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3  (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m la bao nhiêu?

Bài 17: Hoà tan 0.2 mol Fe và 0.3 mol Mg vào HNO3 dư thu được 0.4mol một sản phảm khử chứa N duy nhất. Xác định spk.   

Bài 18: Hòa tan hoàn toàn 19,2g kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96lít(đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M.

Bài 19: Cho 3,445 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 1,12 lít NO (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được muối khan có khối lượng là bao nhiêu?

Bài 20: Cho 44 g hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hóa trị không đổi. Chia X làm hai phần bằng nhau.

- Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl thu được 14,56 lít H2

- Phần 2: Hòa tan hết vào dung dịch HNO3 thu được 11,2 lit NO duy nhất (đktc)

a. Xác định kim loại M.

b. Tìm % khối lượng mỗi kim loại trong X.

...

Trên đây là phần trích dẫn Các dạng bài toán cơ bản liên quan đến Nito - Photpho, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?