Các dạng bài tập về sắt trong đề thi THPT QG môn Hóa

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ SẮT (Fe) TRONG ĐỀ THI THPT QG MÔN HÓA

 

Dạng 1: Sắt tác dụng với phi kim

Câu 1: Nung 20,8 gam hỗn hợp X gồm bột sắt và lưu huỳnh trong bình chân không thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất rắn không tan và 4,48 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 9. Giá trị của m là

A. 6,4.                      B. 16,8.              C. 4,8.                    D. 3,2

Câu 2: Cho 4,368 gam bột Fe tác dụng với m gam bột S. Sau phản ứng được rắn X. Toàn bộ X tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư  được sản phẩm khử duy nhất là 0,12 mol NO. Giá trị m là

A. 0,672 gam           B. 0.72 gam       C. 1,6gam                D. 1,44 gam

Dạng 2: Kim loại tác dụng với muối:

Câu 1: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là ?

A. 25,4                     B. 31,7                 C. 44,4                     D. 34,9

Câu 2: Cho 6,8g hỗn hợp X gồm Zn,Fe vào 325 ml dung dịch CuSO4 0,2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch và 6,96g hỗn hợp kim loại Y. Khối lượng Fe bị oxi hóa là :  

A.1,4g                      B.2,8g                   C.2,1g                      D.4,2g                     

Câu 3: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là:

A. 85,30%.               B. 82,20%.             C. 12,67%.                D. 90,27%.

Câu 4: Một lá sắt có khối lượng m gam nhúng vào dung dịch CuSO4. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng lá sắt bằng (m + 2,4) gam. Khối lượng Cu do phản ứng sinh ra bám lên lá sắt là

A. 12,8 gam               B. 9                       C. 16 gam                 D. 19,2 gam     

Câu 5: Nhúng một đinh sắt có khối lượng 8 gam vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là

A. 0,27M.                   B. 1,36M.              C. 1,8M.                    D. 2,3M.,6 gam          

Dạng 3: Fe tác dụng với Ag+

Câu 6: Cho hỗn hợp X chứa 2,4 gam Mg và 10,64 gam Fe vào dung dịch Y chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,3 mol AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 34,56.                      B. 31,36.               C. 44,56.                   D. 41,36.

Câu 7: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7g Al và 5,6g Fe vào 550ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là (Cho biết thứ tự trong dãy điện hóa: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag).

A. 54                              B. 32,4                  C. 64,8                     D. 59,4

Câu 8: Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 11,2 gam Fe vào 800ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 100,0.                        B. 97,00.               C. 98,00.                 D. 92,00.

Dạng 4: Fe2+  tác dụng với Ag+

Câu 9: Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol 1 : 2, cho dung dịch có 12,2g X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m(g) kết tủa, giá trị của m là :

A. 28,7                          B. 34,1                    C.14,35                  D. 5,4

Câu 10: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1M vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M, sau phản ứng hoàn toàn khối lượng kết tủa thu được là ?

A. 28,7 gam.                B. 10,8 gam.            C. 39,5 gam.          D. 71,75 gam.

 

...

Trên đây là phần trích dẫn Các dạng bài tập về sắt trong đề thi THPT QG môn Hóa, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?