Bài ôn tập rèn luyện lý thuyết tổng hợp môn Hóa có đáp án

BÀI ÔN TẬP RÈN LUYỆN LÝ THUYẾT TỔNG HỢP CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1: Có các dung dịch riêng biệt sau: NaCl, AgNO3, Pb(NO3)2, NH4NO3, ZnCl2, CaCl2, CuSO4, FeCl2. Khi sục khí H2S vào các dung dịch trên, số trường hợp sinh ra kết tủa là

A. 6.                           B. 5.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 2: Cho các phản ứng sau:

(1) CaOCl2 + 2HCl đặc   CaCl2 + Cl2 + H2O;       (2) NH4Cl   NH3 + HCl;

(3) NH4NO3   N2O + 2H2O;                                  (4) FeS + 2HCl   FeCl2 + H­2S;

(5) Cl2 + 2NaBr   2NaCl + Br2;                              (6) C + CO2   2CO

Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 4                            B. 5                             C. 6                             D. 3

Câu 3: Cho dãy các chất sau đây: Cl2, KH2PO4, C3H8O3, CH3COONa, HCOOH, Mg(OH)2, C6H6, NH4Cl. Số chất điện li trong dãy là:

A. 4                            B. 6                             C. 3                             D. 5

Câu 4: Cho dãy các chất: Al2O3, NaHCO3, K2CO3, CrO3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, AlCl3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 7.                           B. 5.                            C. 4.                            D. 6.

Câu 5: Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là

A. 4                            B. 5                             C. 3                             D. 6

Câu 6:Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là

A. 4.                           B. 5.                            C. 6.                            D. 7.

Câu 7: Cho các chất sau: axetilen, etilen, benzen, buta-1,3-đien, stiren, toluen, anlyl benzen, naphtalen. Số chất tác dụng được với dung dịch nước brom là

A. 6                             B. 3                             C. 5                             D. 4

Câu 8: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 3.                           B. 6.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần.

(2) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần.

(3) Liên kết hóa học giữa một kim loại nhóm IA và một phi kim nhóm VIIA luôn là liên kết ion.

(4) Nguyên tử N trong HNO3 cộng hóa trị là 5.

(5) Số oxi hóa của Cr trong K2Cr2O7 là +6.

Số phát biểu đúng là

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 10: Cho các chất: Cu, Mg, FeCl2, Fe3O4. Có mấy chất trong số các chất đó tác dụng được với dd chứa Mg(NO3)2 và H2SO4 ?

A. 1                            B. 2                             C. 4                             D. 3

Câu 11: Cho các phản ứng sau: 

(1) 2Fe  + 3I2 → 2FeI3 ;  

(2) 3Fe(dư) + 8HNO3 (loãng)  → 3Fe(NO2)2 + 2NO + 4H2O      

(3) AgNO3 + Fe(NO3)2  Fe(NO3)3 + Ag ;

(4) Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 (dư) →  2CaCO3 + Mg(OH)2 + 2H2O    

(5) 2AlCl3  +  3Na2CO3 →   Al2(CO3)3  + 6NaCl  ;           

(6) FeO + 2HNO3 (l) → Fe(NO3)2 + H2O                               

(7) NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O

Những phản ứng đúng là:

A. (2), (3), (5), (7)                                          B. (1), (2), (4), (6), (7)

C. (1), (2), (3), (4), (7)                                   D. (2), (3), (4), (7)

Câu 12 : Cho các chất:  KMnO4, K2Cr2O7, MnOcó cùng số mol lần lượt phản ứng với dd HCl đặc dư. Các chất tạo ra lượng khí Cl2  (cùng điều kiện) theo chiều tăng dần từ trái qua phải là:

A. MnO2; K2Cr2O7; KMnO4                         B. MnO2 ; KMnO4; K2Cr2O7

C. K2Cr2O7 ; MnO2 ; KMnO4                        D. KMnO4 ; MnO2 ; K2Cr2O7

Câu 13: Cho các phân tử  (1) MgO ;  (2) Al2O3 ;  (3) SiO2 ; (4) P2O5. Độ phân cực của chúng được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái qua phải là:

A. (3), (2), (4), (1)         B. (1), (2), (3), (4)          C. (4), (3), (2), (1)           D. (2), (3), (1), (4)

Câu 14: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là :

A. C3H8, CH3COOH, C3H7OH, HCOOCH3            B. C3H8, HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH

C. C3H7OH, C3H8, CH3COOH, HCOOCH3            D. C3H8, C3H7OH, HCOOCH3, CH3COOH

Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(a) Kim loại kiềm đều có cấu trúc lập phương tâm khối và nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs.

(b) Vận dụng phản ứng giữa bột nhôm và sắt oxit (hỗn hợp tecmit) để hàn đường ray.

(c) Trong nhóm IA, từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần.

(d) Có thể điều chế Ba, Ca, Mg bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng của chúng.

(e) Tất cả các muối cacbonat đều kém bền với nhiệt.

(f) Tất cả dung dịch muối của kim loại kiềm, kiềm thổ đều có pH > 7.

Số phát biểu không đúng là

A. 3.                            B. 5.                            C. 4.                            D. 2.

Câu 16: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nung NH4NO3 rắn.                                   (b) Cho Mg tác dụng với dd HNO3 loãng, dư

(c) Cho CaOCl2  vào dung dịch HCl đặc.       (d) Sục khí CO2  vào dd Na2CO3 (dư).

(e) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.               (g) Cho dung dịch KHSO4  vào dung dịch NaHCO3.

h) Cho Cu vào dung dịch HCl (loãng).           (i) Cho từ từ Na2CO3 vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm chắc chắn sinh ra chất khí là

A. 2.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài ôn tập rèn luyện lý thuyết tổng hợp môn Hóa có đáp án, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?