HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ 12
A. Lý thuyết
Câu 1: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2. B. dung dịch NaOH và Al2O3.
C. K2O và H2O. D. Na và dung dịch KCl.
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu khí oxi như hình vẽ dưới đây vì oxi
A. nặng hơn không khí. B. nhẹ hơn không khí.
C. rất ít tan trong nước. D. nhẹ hơn nước.
Câu 3: Cho phản ứng : Nước cứng là nước chứa nhiều các ion
A. HCO3- B. Ba2+, Be2+. C. SO42- D. Ca2+, Mg2+.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đặc.
B. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.
C. CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.
D. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm .
Câu 5: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
A. Na, Fe, K. B. Na, Cr, K. C. Na, Ba, K. D. Be, Na, Ca.
Câu 6: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. bọt khí bay ra. B. kết tủa trắng xuất hiện.
C. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. D. bọt khí và kết tủa trắng.
Câu 7: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hoá và tính khử. B. tính oxi hoá.
C. tính khử. D. tính bazơ.
Câu 8: Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. Al(OH)3. B. NaHCO3. C. AlCl3. D. Al2O3.
Câu 9: Tính bazơ của các hiđroxit được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là
A. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3. B. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.
C. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2. D. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
Câu 10: Cho phương trình hóa học : 5Cl2 + Br2 + 6H2O → 10HCl + 2HBrO3
Nhận định nào sau đây là sai về tính chất của các chất :
A. Cl2 là chất oxi hóa , Br2 là chất khử
B. Cl2 oxi hóa Br2 thành HBrO3 và nó bị khử thành HCl
C. Br2 oxi hóa Cl2 thành HCl và nó bị khử thành HBrO3
D. Br2 bị oxi hóa thành HBrO3 , Cl2 bị khử thành HCl
Câu 11: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được :
A. Cl2. B. NaOH. C. Na. D. HCl.
Câu 12: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là
A. Fe2O3, Fe2(SO4)3. B. FeO, Fe2O3. C. Fe(NO3)2, FeCl3. D. Fe(OH)2, FeO.
Câu 13: Cho phương trình phản ứng: aFeSO4 + bK2Cr2O7 + cH2SO4 → dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + fCr2(SO4)3 + gH2O. Tỉ lệ a : b là
A. 6 : 1. B. 2 : 3. C. 3 : 2. D. 1 : 6.
Câu 14: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng:
- X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
- X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối
- Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T theo thứ tự là:
A. Al; Na; Cu; Fe B. Na; Fe; Al; Cu C. Na; Al; Fe; Cu D. Al; Na; Fe; Cu
Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3
(g) Đốt FeS2 trong không khí
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 16: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra
A. sự khử ion Cl-. B. sự khử ion Na+ C. sự oxi hoá ion Cl-. D. sự oxi hoá ion Na+
Câu 17 : Sắt bị thụ động hóa bởi
A. axit HCl đặc B. axit H2SO4 đặc nóng
C. axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội D. HNO3 loãng nguội
Câu 18 : Tiến hành 4 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa học là:
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2
Câu 19: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong BTH là:
A. X ở ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIA ; Y ở ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. X ở ô 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA ; Y ở ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. X ở ô 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA ; Y ở ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. X ở ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA ;Y ở ô 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
Câu 20: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. HCl, O2. B. HF, NaCl. C. H2O, HF. D. H2O, N2.
...
Trên đây là phần trích dẫn Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa vô cơ 12, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!