Một số bài toán đồ thị trong Hóa học (có đáp án chi tiết)

MỘT SỐ BÀI TOÁN ĐỒ THỊ TRONG HÓA HỌC (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT)

 

Câu 1 : Khi nhỏ từ từ đến dư dd HCl vào dd hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba[Al(OH)4]2 (hoặc Ba(AlO2)2), kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,10 và 0,30.          B. 0,10 và 0,15.           C. 0,05 và 0,15.          D. 0,05 và 0,30

HD:

Cho từ tử HCl vào thì Ba(OH)2 phản ứng trước, sau đó Ba(AlO2)2 phản ứng tạo kết tủa

2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O   ;      2 HCl + Ba(AlO2)2 + 2H2O→2Al(OH)3↓ + BaCl2

0,1 →  0,05  → x = 0,05 mol

Theo đồ thị, tại thời điểm 0,3 mol HCl thì chưa xảy ra sự hòa tan kết tủa

n(Al(OH)3 = n(HCl) (2)  = 0,3 – n(HCl) (1) = 0,3 – 0,1 = 0,2 mol

Tại thời điểm 0,7 mol HCl thì xảy ra sự hòa tan Al(OH)3: 3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O

Áp dụng công thức tính nhanh: n (H+) = n(OH) + 4 n(Al3+) – 3n (Al(OH)3)

0,7  = 0,1 + 4.2y – 3.0,2  → y = 0,15mol

Câu 2 : Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp Na2SO4 và Al2(SO4)3 ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau

Dựa vào đồ thị hãy xác định giá trị của x là

A. 0,28 (mol)                     B. 0,3 (mol)                       C. 0,2 (mol)                       D. 0,25 (mol)

HD:

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH ;    3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3→3BaSO4 + 2Al(OH)3

  a     ←       a     →       a                                  3b     ←        b    →       3b    →       2b

Khi Al(OH)3 tan hết :    Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2  +  4H2O

                                     b     ←        2b  →             b

Ta có : số mol BaSO4=  a + 3b,  số mol Al(OH)3 = 2b ;    số mol Ba(AlO2)2 = b

Hệ phương trình:  nBaSO4 =  a + 3b = 69,9 : 233 = 0,3  (1)

Khi Al(OH)3 tan hết:                                                            

Bảo toàn Ba:  a + 3b + b = n (Ba(OH)2) = 0,32   (2)        

→ giải (1) và (2) :    a = 0,24 ;   b = 0,02

Vậy :  x =  0,32 −  b  =  0,3mol  ( theo đồ thị)

Câu 3: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau

Tỉ lệ a : b là

A. 4 : 3.                             B. 2 : 3.                             C. 5 : 4.                             D. 4 : 5.

HD.   Phương trình hóa học: 

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O  :      CO2 + Na2CO3 + H2O→ 2 NaHCO3

a/2 ←    a     →     a/2                            a/2  ←     a/2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O;        CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2

b   ←      b     →      b                                b   ←      b

Theo đồ thị : n ( Ca(OH)2 ) = n (CaCO3 max)  = b = 0,5

Khi CaCO3 tan hết thi dung dịch chứa NaHCO3 và Ca(HCO3)2 , ta có

n(CO2) =  a/2 + b + a/2 + b = a + 2b = 1,4  →  a = 0,4  →  tỉ lệ a:b = 0,4 : 0,5 = 4 : 5

Câu 4 : Nhỏ từ từ dung dịch đến dư Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch A chứa Al2(SO4)3 xM. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa và số mol OH- được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Nếu cho 100ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,3M vào 100ml dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?

A. 5,44 gam                      B. 4,66 gam                       C. 5,70 gam                      D. 6,22 gam

HD:  pt hóa học:  Al2(SO4)3 +  3Ba(OH)2  →  3BaSO4↓ +  2Al(OH)3

                               0,1x  →         0,3x     →        0,3x  →        0,2x

Khi Al(OH)3 tan hết , kết tủa chỉ có BaSO4:   0,3x =  6,99 : 233 = 0,03 →  x = 0,03 : 0,3 = 0,1

Nếu cho:  Ba(OH)2 = 0,02 ;  NaOH = 0,03 vào dung dịch A có 0,01 mol Al2(SO4)3 ta có:

3 <  n (OH) : n (Al3+)  =  ( 0,04+0,03) : 0,02 = 3,5 < 4 → phản ứng tạo Al(OH)3 và tan một phần tạo muối AlO2 .   

Al3+ +  3 OH  →  Al(OH)3   

0,02 →  0,06  →     0,02                     

số mol Al(OH)3 = 0,02 – 0,01 = 0,01

Số mol OH còn lại hòa tan kết tủa¨:  0,07 – 0,06 = 0,01                

                                            Al(OH)3 +  OH  → AlO2 +  H2O                          

                                               0,01   ←  0,01

Số mo BaSO4 = số mol Ba2+ =  0,02

Khối lượng kết tủa :  0,01x78 + 0,02x 233 = 5,44g

Câu 5:  Cho m gam Al2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z ta có đồ thị sau:

Giá trị của a là:

A. 0,48                              B. 0,36                              C. 0,42                              D. 0,40

HD.  Dung dịch Z có AlCl3 = HCl dư = a mol . Áp dụng công thức tính nhanh:

OH = n (H+) + 4 n (Al3+) – n (Al(OH)3 )

4,25a  =  a + 4a – (a – 0,09)  →  a = 0,36.

Cách 2:

HCl + NaOH → NaCl + H2O                           

a   →    a             

Al(OH)3    +   NaOH → NaAlO2 +  H2O                                    

a−(a−0,09) →  0,09

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl           

a   →     3a               a

→ 4a + 0,09 = 4,25a →  a = 0,36            

Câu 6: Dung dịch chứa a mol Ba(OH)2. Thêm m gam NaOH vào A sau đó sục CO2 dư vào ta thấy lượng kết tủa biến đổi theo đồ thị (hình bên).

Giá trị của (a+m) là :

A. 20,5                              B. 20,6                              C. 20,4                              D. 20,8

HD.  Số mol OH = 2a + m/40. Khi kết tủa tan hết, dung dịch chỉ có muối hidrocacbonat tức là số mol CO2 cũng chính là số mol OH   →  2a + m/40 = 1,3       ( CO2 + OH → HCO3 )

Khi lượng kết tủa bắt đầu giảm tức là lúc CO2 phản ứng với OH tạo ra a mol BaCO3↓và còn lại là muối hidrocacbonat.

→ n(CO2) = n (BaCO3) + n (NaHCO3)

→ a + 0,5   =   a   +  m/40  →  m  =  20  và  a = 0,4

Vậy  a + m = 20,4.

 

...

Trên đây là phần trích dẫn Một số bài toán đồ thị trong Hóa học (có đáp án chi tiết), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?