Bộ đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Mai Sơn

TRƯỜNG THPT MAI SƠN

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Kim cương, fuleren, than chì và than vô định hình là các dạng :

A. đồng hình của cacbon.                               B. đồng vị của cacbon.     

C. thù hình của cacbon.                                  D. đồng phân của cacbon.

Câu 2: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng :

A. C + O2 → CO2                                                           B. C + 2CuO → 2Cu + CO

C. 3C + 4Al → Al4C3                                                     D. C + H2O → CO+ H2

Câu 3: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng :

A. 2C + Ca → CaC2                                       C. C + 2H2 →  CH4

B. C + CO2 → 2CO                                        D. 3C + 4Al → Al4C3

Câu 4: Khi nói về CO2, khẳng định nào sau đây không đúng ?

A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

B. Chất chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính.

C. Chất không độc nhưng không duy trì sự sống.

D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Câu 5: Cacbon phản ứng được với nhóm chất nào dưới đây ?

A. Fe2O3, CaO, CO2, HNO3 đặc, H2SO4 đặc.

B. CO2, Al2O3, Ca, CaO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc.

C. Fe2O3, MgO, CO, HNO3, H2SO4 đặc.

D. CO2, H2O lạnh, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, CaO.

Câu 6: Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là :

A. đồng (II) oxit và mangan oxit.                   B. đồng (II) oxit và magie oxit.  

C. đồng (II) oxit và than hoạt tính.                 D. than hoạt tính.

Câu 7: Dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3, ZnO nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn thu được là :

A. Al2O3, Cu, MgO, Fe, Zn.                           B. Al, Fe, Cu, Mg, Zn.

C. Al2O3, Cu, Fe, Mg, Zn.                              D. Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO, Zn.

Câu 8: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyền vượt quá tiêu chuẩn cho phép ?

A. N2 và CO.              B. CO2 và O2.              C. CH4 và H2O.          D. CO2 và CH4.

Câu 9: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là :

A. CO rắn.                   B. SO2 rắn.                  C. H2O rắn.                 D. CO2 rắn.

Câu 10: Thổi từ từ khí cacbonic vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư. Hiện tượng quan sát được là:

A. Kết tủa màu trắng tăng dần và không tan.

B. Kết tủa màu trắng tăng dần đến cực đại rồi tan dần đến trong suốt.

C. Kết tủa màu trắng xuất hiện rồi tan, lặp đi lặp lại nhiều lần.

D. Không có hiện tượng gì.

Câu 11: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng: Tất cả muối cacbonat đều

A. tan trong nước.                                                 

B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit.

C. không tan trong nước.                                      

D. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.             

Câu 12: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh có thể dùng muối nào sau đây?

A. CaCO3.                  B. NH4HCO3.             C. NaCl.                      D. (NH4)2SO4.

Câu 13: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau :

(1) X  → X1  +  CO2                                     

(2)  X1  +  H2O →  X2

(3) X2   +  Y  → X  +  Y1  + H2O                

(4) X2  +  2Y  → X  +  Y2  + H2O

Hai muối X, Y tương ứng là

A. CaCO3, NaHSO4.                                        B. BaCO3, Na2CO3.

C. CaCO3, NaHCO3.                                        D. MgCO3, NaHCO3.

Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NaHCO3, BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn X và khí Y. Chất rắn X gồm :

A. Na2O, BaO, MgO, Al2O3.                             B. Na2CO3, BaCO3, MgO, Al2O3.

C. NaHCO3, BaCO3, MgCO3, Al.                      D. Na2CO3, BaO, MgO, Al2O3.

Câu 15: Phản ứng nào sau đây không xảy ra ?

A. CaCO3 → CaO + CO2                                  B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

C. MgCO3 → MgO + CO2                                 D. Na2CO3  → Na2O + CO2

Câu 16: Để tách CO2 ra khỏi hỗn hợp gồm CO2, HCl và hơi nước, có thể cho hỗn hợp lần lượt qua các bình đựng

A. NaOH và H2SO4 đặc.                                  B. Na2CO3 và P2O5.      

C. H2SO4 đặc và KOH.                                    D. NaHCO3 và P2O5.

Câu 17: Cặp hóa chất dùng để nhận biết 4 chất rắn KCl, K2CO3, BaCO3, BaSO4 là :

A. và CO2.                       B. và NaOH.                C. và HCl.                D. và BaCl2.

Câu 18: Si phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A. O2, F2, Mg, HCl, NaOH.                           C. O2, F2, Mg, HCl, KOH.

B. O2, F2, Mg, NaOH.                                   D. O2, Mg, HCl, NaOH.

Câu 19: Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây ?

A. HCl.                             B. HF.                         C. NaOH loãng.                      D. H2SO4.

Câu 20: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai ?

A. SiO2  +   4HF   →   SiF4  +  2H2O             B. SiO2  +  4HCl   →   SiCl4 +  2H2O

C. SiO2  +  2C  →  Si   +   2CO                     D. SiO2  +  2Mg   →  2MgO  +  Si

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

A. nhất thiết phải có cacbon, th­ường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P..

B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.

C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

D. th­ường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.

Câu 2: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là

1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.

2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.

5. dễ bay hơi, khó cháy.

6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh. Số nhận định đúng

A. 2.                            B. 3.                         C. 4.                            D. 5.

Câu 3: Cấu tạo hoá học là

A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

C. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Câu 4: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ?

A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.

D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.

Câu 5: Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), nhận xét nào sau đây đúng ?

A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.

C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.

Câu 6: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là

A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.

B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau.

C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

D. Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.

Câu 9: Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.

B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.

C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.

D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Câu 10: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng

A. đồng phân.                         B. đồng vị.                         C. đồng đẳng.                         D. đồng khối.

Câu 11: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.

B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.

C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.

D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.

Câu 12: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?

A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.

B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH.

C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3.

D. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br.

Câu 13: Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6HOH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là:

A. Y, T.                                 B. X, Z, T.                              C. X, Z.                       D. Y, Z.

Câu 14: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

A. C2H5OH, CH3OCH3.                                 B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.                       D. C4H10­, C­6H6.

Câu 15: Các chất hữu cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3

A. CH3COOCH3.                                           B. HOCH2CHO.

C. CH3COOH.                                               D. CH3OCHO.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong tài liệu Bộ đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Mai Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?