Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Quỳnh Nhai

TRƯỜNG THPT QUỲNH NHAI

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 2

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là

A. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.

B. phân tử N2 có liên kết 3 bền vững.

C. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.                    

D. phân tử N­2 không phân cực.

Câu 2.  Nitơ thể hiện tính oxy hoá khi phản ứng với nhóm nào sau đây:

A.   Li, Mg, Al                 

B.  H2, O2                         

C.  Li, O2, Al                

D. O2, Ca, Mg

Câu 3: Người ta sản xuất khí N2 trong công nghiệp bằng cách nào sau đây

A. dùng photpho để đốt cháy hết O2 trong không khí.   

B. cho không khí qua bột Cu nung nóng.

C. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.                      

D. nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà

Câu 4: Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là

A. 1s22s22p3                           B. 1s32s22p3                    C. ns2np3                            D. 1s22s22p6 3s23p3

Câu 5: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là 

A. 50%                                   B. 30%                              C. 20%                        D. 40%

Câu 6: Điều chế NH3 từ đơn chất. Thể tích NH3 tạo ra là 67,2lit. Biết hiệu suất phản ứng là 25%. Thể tích N2 (lit) cần là : (các khí đo ở đktc)

A. 13,44                                  B. 134,4                           C. 403,2                      D. 33,6

Câu 7: Chất dùng để làm khô khí NH3

A. P2O5.                                 B. H2SO4 đặc.                C. NaOH đặc             D. HCl đặc.

Câu 8: Để phân biệt 3 dung dịch không màu: (NH4)2SO4, NH4Cl và Na2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn người ta dùng  

A. NaOH.                                B. BaCl2.                     C. Ba(OH)2.                  D. AgNO3.

Câu 9: Sản xuất HNO3 từ amoniac thông qua

A. 3 giai đoạn.                        B. 2 giai đoạn.             C. 5 giai đoạn.              D. 4 giai đoạn.

Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được các sản phẩm

A. Cu, NO2, O2.                     B. CuO, NO2.               C. CuO, NO2, O2.        D. Cu(NO2)2, O2.

Câu 11. Câu nào sau đây sai khi nói về muối nitrat?

A. Đều tan trong nước                                    B. đều là chất điện li mạnh 

C. Đều kém bền với nhiệt.                              D. Đều không màu 

Câu 12: HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây

A. FeO.                                    B. Fe.                            C. Fe2O3.                    D. Fe(OH)2.

Câu 13: HNO3 loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây

A. Fe.                                      B. CuCl2.                       C. Cu(OH)2.                D. CuO.

Câu 14:Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có :

A. hoá trị V, số oxi hoá +5.                                              B. hoá trị IV, số oxi hoá +5. 

C. hoá trị V, số oxi hoá +4.                                              D. hoá trị IV, số oxi hoá +3.

Câu 15: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dd HCl dư, sau phản thu được 6,72 lít khí H2. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X trên vào lượng dư HNO3 đặc nguội, kết thúc phản ứng thu được 64,48 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là:

A. 15,5.                                 B. 18,2.                           C. 11,8.                          D. 15,6.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Ở điều kiện thường, nitơ là một chất trơ, vì:

A. Nitơ có độ âm điện nhỏ                                     B. Phân tử nitơ gồm có hai nguyên tử

C. Nitơ là một chất khí                                           D. Phân tử có liên kết ba N≡N rất bền

Câu 2: Người ta sản xuất khí N2 trong công nghiệp bằng cách nào sau đây

A. dùng photpho để đốt cháy hết O2 trong không khí. 

B. cho không khí qua bột Cu nung nóng.

C. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.                      

D. nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà

Câu 3: Trong công nghiệp, phần lớn nitơ sản xuất ra dùng để

A. sản xuất amoniac.                                                B. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử.

C. tổng hợp amoniac.                                               D. tổng hợp phân đạm.

Câu 4: Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi:

A. thay đổi nồng độ N2                                            B. thêm chất xúc tác Fe    

C. thay đổi áp suất của hệ                                       D. thay đổi nhiệt độ

Câu 5: Cho một hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần trăm theo thể tích của NH3

A. 45%.                                 B. 50%.                           C. 25%.                            D. 75%.

Câu 6: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm:

A. chuyển thành màu đỏ.                                         B. chuyển thành màu xanh.

C. không đổi màu.                                                   D. mất màu.

Câu 7: Tính bazơ của NH3 do

A. trên N còn cặp e tự do.                                       B. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. NH3 tan được nhiều trong nước.                       D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.

Câu 8: Khi cho NH3 dư tác dụng với Cl2 thu được:

A. N2, HCl, NH4Cl.                B. HCl, NH4Cl.                C. NH4Cl, N2.                 D. N2, HCl.

Câu 9: Để phân biệt 3 dung dịch không màu: (NH4)2SO4, NH4Cl và Na2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn người ta dùng  

A. NaOH.                              B. BaCl2.                         C. Ba(OH)2.                    D. AgNO3.

Câu 10: Dung dịch axit nitric tinh khiết để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển dần sang màu

A. vàng.                              B. đen sẫm.                       C. trắng đục.                   D. đỏ.

Câu 11: Các tính chất hoá học của HNO3 là

A. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh.

B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.

C. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh.

D. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ.

Câu 12: Khi cho C tác dụng với HNO3 đặc, nóng ta thu được các sản phẩm:

A. CO2, NO , H2O            B. CO, NO2 , H2O              C. NO2 , H2O                  D. CO2, NO2 , H2O

Câu 13: Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng với HNO3 đặc nguội:

A. Cu, Ag, Zn, Fe             B. Cu, Ag, Zn, Pb               C. Fe, Sn, Zn, Al            D. Fe, Zn, Al, Pb

Câu 14: Cho Cu tác dụng với HNO3 đặc tạo ra một khí nào sau đây:        

A. Không màu                                                                B. Màu nâu đỏ               

C. Không hòa tan trong nước                                         D. Có mùi khai

Câu 15: HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây

A. FeO.                             B. Fe.                                  C. Fe2O3.                        D. Fe(OH)2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm nitơ (VA) là cấu hình nào dưới đây?

A. ns2np3                           B. (n – 1)d3ns2                       C. ns2np5                               D. (n – 1)d10ns2np3

Câu 2: Chiều tăng dần số oxi hoá của N trong các hợp chất của nitơ dưới đây là

A. NH4Cl, N2, NO2, NO, HNO3                                                        B. N2, NH4Cl, NO2, NO, HNO3

C. NH4Cl, N2, NO, NO2, HNO3                                         D. N2, NO2, NO, HNO3 NH4Cl

Câu 3: Ở nhiệt độ thường N2, phản ứng được với chất nào dưới đây?

A. Li                                   B. Na                                       C. Ca                          D. Cl2

Câu 4: Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào dưới đây?

A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.        

B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.

C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí.     

D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.

Câu 5: Ở dạng hợp chất, nitơ có nhiều trong khoáng vật có tên gọi là diêm tiêu, có thành phần chính là chất nào dưới đây?

A. NaNO2.                                 B. NH4NO3.                            C. NaNO3.                       D. NH4NO2.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Dung dịch amoniac là một bazơ yếu.

B. Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch.

C. Đốt cháy amoniac không có xúc tác thu được N2 và H2O.

D. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.

Câu 7: Cho phương trình N2 + 3H2 ­⇔ 2NH3   Khi giảm thể tích của hệ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào?

A. Chiều thuận.                  B. không thay đổi.                   C. Chiều nghịch.        D. Không xác định được.

Câu 8: Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu

A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ.                                           B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.

C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ.                                           D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.

Câu 9: Từ phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → 6HCl + N2. Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. NH3 là chất khử.                                                            B. NH3 là chất oxi hoá.                                     

C. Cl2 vừa oxi hoá vừa khử.                                              D. Cl2 là chất khử.    

Câu 10: Dung dịch axit nitric tinh khiết để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển dần sang màu

A. đen sẫm.                        B. vàng.                                  C . đỏ.                        D. trắng đục.

Câu 11: HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây?

A. Fe                                    B. Fe(OH)2                            C. FeO                       D. Fe2O3

Câu 12: Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là

A. Dd không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra.           

B. Dd chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra.        

C. Dd chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra.

D. Dd chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra.

Câu 13: Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một phần hóa nâu trong không khí, hỗn hợp khí đó gồm:

A. CO2, NO2                      B. CO, NO                              C. CO2, NO              D. CO2, N2

Câu 14: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hoá chất cần sử dụng là

A. Dung dịch NaNO3 và dung dịch H­2SO4 đặc.                 

B.  NaNO3 tinh thể và dung dịch H­2SO4 đặc.

C. dung dịch NaNO3 và dung dịch H­Cl đặc.                       

D. NaNO3 tinh thể và dung dịch H­Cl đặc.

Câu 15:  Kim loại nào sau đây phản ứng với HNO3 đậm đặc nguội? Al, Zn, Ag, Au, Fe.

A. Al, Au, Fe.                    B. Al, Fe.                                C. Al, Au.                   D. Zn, Ag, Pb.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong tài liệu Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Quỳnh Nhai. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?