TRƯỜNG THPT TP SÓC TRĂNG | BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HK2 MÔN GDCD LỚP 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1. Khái niệm pháp luật được hiểu là:
A. Qui tắc xử sự bắt buộc với một số người.
B. Qui tắc xử sự của cơ quan nhà nước.
C. Qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung.
D. Quy tắc xử sự của một cộng đồng người
Câu 2. Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thể hiện ý chí của:
A. Cán bộ công chức nhà nước
B. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động
C. Nhà nước
D. Giai cấp công nhân
Câu 3. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?
A. Tính qui phạm phổ biến
B. Tính quyền lực, tính bắt buộc chung
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
D. Tính quy phạm phổ biến và tính quyền lực bắt buộc chung
Câu 4. Pháp luật được nhà nước bảo đảm, thực hiện bằng:
A. Biện pháp giáo dục B. Biện pháp răng đe
C. Biện pháp cưỡng chế D. Biện pháp thuyết phục
Câu 5. Chỉ ra đâu là văn bản vi phạm pháp luật:
A. Nội qui nhà trường B. Điều lệ của đoàn thanh niên cộng sản HCM
C. Điều lệ của hội luật gia Việt Nam D. Luật hôn nhân gia đình
Câu 6. Văn bản nào sau đây không mang tính pháp luật:
A. Hiến pháp B. Nội quy C. Nghị quyết D. Pháp lệnh
Câu 7. Trong các văn bản pháp luật sau đây, văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?
A. Lệnh, chỉ thị B. Nghị quyết, nghị định
C. Hiến pháp D. Quyết định, thông tư
Câu 8. Phương pháp quản lý xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lý bằng:
A. Giáo dục B. Đạo đức C. Pháp luật D. Kế hoạch
Câu 9. Tìm câu phát biểu sai trong các câu sau:
A. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội.
C. Quản lý xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính dân chủ, công bằng.
D. Pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
Câu 10. Vì sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?
A. Để phát triển nền kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh.
B. Đển bảo đảm công bằng xã hội.
C. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả.
D. Để bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân.
Câu 11. Cơ quan nào có quyền ban hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết:
A. Chủ tịch nước B. Thủ tướng
C. Chính phủ D. Quốc hội
Câu 12. Trong các quy tắc sau đây, quy tắc nào là quy phạm pháp luật:
A. Đến giao lộ gặp đèn đỏ, phải dừng lại
B. Phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè
C. Phải biết kính trên, nhường dưới
D. Phải biết giúp đỡ những người nghèo
Câu 13. Một đạo luật chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả khi:
A. Đạo luật đó mang bản chất xã hội.
B. Đạo luật đó mang bản chất giai cấp.
C. Đạo luật vừa mang bản chất xã hội vừa mang bản chất giai cấp.
D. Đạo luật đó mang bản chất xã hội hoặc mang bản chất giai cấp.
Câu 14. Không có pháp luật xã hội sẽ không có:
A. Dân chủ và hạnh phúc B. Trật tự và ổn định
C. Hòa bình và dân chủ D. Sức mạnh và quyền lực
Câu 15. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào?
A. Xây dựng hệ thống pháp luật tốt.
B. Tổ chức thực hiện pháp luật.
C. Xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật.
D. Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 16. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì:
A. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống cái ác.
B. Cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải.
C. Các quy tắc của pháp luật cũng là các quy tắc của đạo đức.
D. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
Câu 17. Đặc trưng của pháp luật là:
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, tính bắt buộc chung .
D. Tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ và tinha quyền lực, bắt buột chung.
Câu 18. Cho biết hiến pháp mới nhất của nước ta được ban hành vào năm nào?
A. 1990 B. 1992 C. 2002 D. 2013
Câu 19. Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm pháp lý hay trách nhiệm đạo đức?
A. Cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức.
B. Chỉ chịu trách nhiệm đạo đức nếu trộm cắp tài sản có giá trị nhỏ.
C. Không chịu trách nhiệm nào cả.
D. Trách nhiệm pháp lý.
Câu 20. Người chưa thành niên theo quy định của pháp luật Việt Nam là người chưa đủ:
A. 18 tuổi B. 16 tuổi C. 15 tuổi D. 17 tuổi
Câu 21. Pháp luật quy định người bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi do mình gây ra?
A. 18 tuổi trở lên B. 16 tuổi trở lên C. 15 tuổi trở lên D. 17 tuổi trở lên
Câu 22. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện áp dụng pháp luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tính hiệu đèn đỏ.
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.
Câu 23. Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý?
A. Là người đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
B. Là người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức.
C. Là người tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện.
D. Là người đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
Câu 24. Pháp luật quy định người từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. 18 tuổi trở lên B. 16 tuổi trở lên C. 20 tuổi trở lên D. 14 tuổi trở lên
Câu 25. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào?
A. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
B. Là hành vi không hợp pháp, hành vi trái pháp luật.
C. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Câu 26. Quyền lao động của công dân chỉ bắt đầu thực hiện khi nào?
A. Phải có người có nhu cầu sử dụng lao động (thuê mướn).
B. Công dân phải tìm được việc làm.
C. Người lao động và người sử dụng lao động xác lập một quan hệ pháp luật lao động cụ thể.
D. Công dân đến tuổi lao động.
Câu 27. Quá trình thực hiện pháp luật chỉ đạt hiệu quả khi các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thực hiện:
A. Đúng đắn các quyền của mình theo hiến pháp và pháp luật.
B. Đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật.
C. Đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật.
D. Đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật.
Câu 28. Tuân thủ pháp luật là:
A. Không làm những gì pháp luật cấm.
B. Làm những gì pháp luật quy định phải làm.
C. Làm những gì pháp luật không cấm.
D.Làm những gì pháp luật không quy định phải làm.
Câu 29. Thực hiện pháp luật là:
A. Đưa pháp luật vào đời sống của từng công dân.
B. Làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống.
C. Làm cho những quy định của pháp luật trở thành những hành vi hợp pháp của công dân, tổ chức.
D. Áp dụng pháp luật để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 30. Trong các hành vi sau đây hành vi nào vi phạm pháp luật về mặt hành chính?
A. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước.
B. Đánh người gây thương tích dưới 11%.
C. Phóng nhanh, vượt ẩu gay tai nạn chết người.
D. Tháo trộm các ốc vít trên đường ray xe lửa.
Câu 31. Trong các giai đoạn của quá trình thực hiện pháp luật, giai đoạn nào không phải là giai đoạn bắt buộc:
A. Không có giai đoạn nào là giai đoạn không bắt buộc.
B. Giai đoạn xác lập mối quan hệ pháp luật.
C. Giai đoạn xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể.
D. Giai đoạn các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Câu 32. Tìm câu phát biểu sai:
A. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì.
B. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật.
C. Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người không ai có quyền can thiệp.
Câu 33. A và B đua xe, lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Cảnh cáo, phạt tiền, giam xe. B. Cảnh cáo, phạt tiền.
C. Cảnh cáo, giam xe. D. Phạt tiền, giam xe.
Câu 34. K đánh H gây thương tích 15%. Theo em K phải chịu hình phạt nào?
A. Răn đe, giáo dục. B. Phạt tù.
C. Cảnh cáo và bồi thường tiền thuốc men cho H. D. Tạm giữ để giáo dục.
Câu 35. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân được quy định trong:
A. Luật hành chính. B. Luật hôn nhân – gia đình.
C. Luật dân sự. D. Hiến pháp.
Câu 36. Các hình thức thực hiện pháp luật có những điểm nào giống nhau?
A. Công dân thực hiện đúng đắn các quyền theo quy định pháp luật.
B. Công dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
C. Công dân không làm những điều pháp luật cấm.
D. Công dân thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
Câu 37. Xác định câu phát biểu sai: khi phát sinh tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể thì?
A. Các chủ thể không có quyền tự giải quyết tranh chấp.
B. Các chủ thể có thể nhờ người hòa giải.
C. Các chủ thể có thể thỏa thuận với nhau về cách giải quyết tranh chấp.
D. Các chủ thể có quyền yêu cầu nhà nước giải quyết.
Câu 38. Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm hành chính.
C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỷ luật.
Câu 39. Hãy xác định câu sai trong các nguyên tắc xử phạt hành chính về giao thông đường bộ?
A. Mọi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ phải được phát hiện kịp thời và phải đình chỉ ngay.
B. Một vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt nhiều lần.
C. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
D. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Câu 40. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự?
A. Vượt đèn đỏ, gây tai nạn. B. Đi ngược chiều.
C. Tụ tập và gây rối trật tự công cộng. D. Cắt trộm cáp điện.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 180: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và các tác phẩm, công trình khoa học là Nhà nước:
A. Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết.
B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. Khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. Bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
Câu 181: Giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh là con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là Nhà nước:
A. Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết.
B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
D. Bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
Câu 182: Có chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học là NN:
A. Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết.
B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. Khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. Bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
Câu 183: Các quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện của Nhà nước được qui định trong PL là Nhà nước:
A. Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết.
B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. Khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. Bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
Câu 184: Bồi dưỡng, trân trọng, tôn vinh, sử dụng và đãi ngộ xứng đáng các nhân tài có cống hiến quan trọng cho đất nước là Nhà nước:
A. Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết.
B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. Khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. Bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
Câu 185: Khung pháp lý còn được gọi là:
A. Khuôn khổ pháp luật. B. Khuôn khổ pháp lý.
C. Hành lang pháp luật. D. Hành lang pháp lý.
Câu 186: Những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân còn được gọi là:
A. Khuôn khổ pháp luật. B. Khuôn khổ pháp lý.
C. Hành lang pháp luật. D. Hành lang pháp lý.
Câu 187: Nhận định nào sau đây SAI?
A. Để tăng trưởng kinh tế đất nước chỉ cần chủ trương chính sách.
B. Pháp luật tạo ra khung pháp lý cần thiết của hoạt động kinh doanh.
C. Trong lĩnh vực kinh tế, vai trò pháp luật được thể hiện ở sự tác động của pháp luật đến quá trình tăng trưởng kinh tế.
D. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiện nay, Nhà nước ta cần ban hành các luật quan trọng.
Câu 188: Pháp luật ........quyền tự do kinh doanh của công dân để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội?
A. Ghi nhận và bảo đảm. B. Ban hành và thực hiện.
C. Qui định và khuyến khích. D. Tất cả đều sai.
Câu 189: Pháp luật khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh doanh phát triển thông qua?
A. Các chủ trương, chính sách về kinh tế. B. Các điều luật kinh tế cụ thể.
C. Các qui định về thuế. D. Tất cả đều sai.
Văn hoá là một......(190).......trong toàn bộ hoạt động xã hội, là ...(191)......sự phát triển kinh tế - xã hội .
Câu 190:
A. Bộ phận hữu cơ. B. Lĩnh vực quan trọng.
C. Hoạt động hàng đầu. D. Vai trò thiết yếu .
Câu 191:
A.Yêu cầu thúc đẩy. B. Hoạt động thúc đẩy.
C. Động cơ thúc đẩy. D. Động lực thúc đẩy.
Tất cả những vấn đề xã hội thay đổi và phát sinh hiện nay cần phải được giải quyết để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước là “…(190)…đi đôi với thực hiện …(191)…và …(192)…”.
Câu 190:
A. Phát triển kinh tế. B. Tăng trưởng kinh tế.
C. Đẩy mạnh kinh tế. D. Thúc đẩy kinh tế.
Câu 191:
A.Tiến bộ, công bằng XH. B. Bảo vệ môi trường.
C. An sinh XH. D. Bảo vệ pháp luật.
Câu 192:
A. Tiến bộ, công bằng XH. B. Bảo vệ môi trường.
C. An sinh XH. D. Bảo vệ pháp luật.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là yếu tố không ...(193)...của quá trình phát triển, là một trong những ...(194)...bảo đảm phát triển ...(195)...đất nước.
Câu 193: A. Quan trọng. B. Bỏ qua. C. Bỏ sót. D. Tách rời.
Câu 194: A.Yêu cầu. B. Nguyên tắc. C. Qui định. D. Điều tiên quyết.
Câu 195: A. Bền vững. B. Mạnh mẽ. C. Vững chắc. D. Vượt bậc.
Trong hoạt động bảo vệ môi trường, pháp luật là...(196)...của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường ...(197)...cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Câu 196: A. Phương tiện. B.Yêu cầu. C. Công cụ. D.Đòi hỏi.
Câu 197: A. Pháp luật. B. Pháp lý. C. Tự nhiên. D. Xã hội.
Câu 198: Pháp luật giữ vai trò ……… các điều kiện an ninh trật tự ……… để xã hội ổn định và phát triển. Nếu không có pháp luật thì Nhà nước không thể ……… được xã hội, không thể ……… được an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, đất nước không thể phát triển bền vững được.
I. Cần thiết. II. Giữ vững. III. Bảo đảm. IV. Quản lý.
A. I, II, III, IV. B. II, I, IV, III. C. I, III, II, IV . D. III, I, IV, II.
Câu 199: “Công dân có thể thành lập công ty để sản xuất hàng tiêu dùng”. Là việc làm thuộc nội dung cơ bản nào của PL về sự phát triển bền vững của đất nước?
A. Phát triển kinh tế. B. Phát triển văn hóa.
C. Phát triển các lĩnh vực xã hội. D. Bảo vệ môi trường.
Câu 200: “ Khi hoạt động các nhà sản xuất, kinh doanh phải đảm việc bảo vệ môi trường”. Là việc làm thuộc nội dung cơ bản nào của PL về sự phát triển bền vững của đất nước?
A. Phát triển kinh tế. B. Phát triển văn hóa.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT TP Sóc Trăng. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: