TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG | BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP HK2 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019-2020 |
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1.Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo bởi vô số các phân tử và ion. Các phân tử và ion này được cấu tạo từ rất nhiều nguyên tố thường gặp trong tự nhiên. Mỗi phân tử, ion tồn tại trong cơ thể sống đều luôn hoạt động và biến đổi. Chất điện li là
A. chất tan trong nước. B. chất dẫn điện.
C. chất phân li trong nước thành các ion. D. chất không tan trong nước.
Câu 2.Lắp vào bộ dụng cụ như hình 1.1 SGK - trang 4. Khi nối các đầu dây dẫn điện với cùng một nguồn điện, ta thấy bóng đèn ở cốc chứa chất điện li sáng, ở cốc chứa chất không điện li bóng đèn không sáng. Chất nào sau đây khi hòa tan vào nước không bị điện li
A. CuCl2. B. C12H22O11. C. BaCl2. D. HBr.
Câu 3.Lắp vào bộ dụng cụ như hình 1.1 SGK - trang 4. Khi nối các đầu dây dẫn điện với cùng một nguồn điện, ta thấy bóng đèn ở cốc chứa chất điện li yếu sáng không bằng cốc chứa chất điện li mạnh. Chất nào sau đây là điện li yếu
A. NaCl. B. HCl. C. HClO. D. KOH.
Câu 4.Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo bởi vô số các phân tử và ion. Các phân tử và ion này được cấu tạo từ rất nhiều nguyên tố thường gặp trong tự nhiên. Mỗi phân tử, ion tồn tại trong cơ thể sống đều luôn hoạt động và biến đổi. Như vậy sự điện li là
A. sự phân li các chất thành các phân tử nhỏ hơn.
B. sự phân li các chất thành ion.
C. quá trình phân li các chất trong nước ra ion.
D. sự phân li các chất thành các chất đơn giản.
Câu 5.Mỗi loại chất điện giải đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể. Dịch lỏng tế bào được cấu thành từ những chất điện giải như canxi, kali, magie. Natri và clo là những thành phần không thể thiếu của huyết tương. Dãy nào dưới đây chỉ gồm chất điện li mạnh. Chất nào dưới đây là chất điện ly mạnh?
A. H2SO3. B. NaCl. C. HF. D. CH3COOH.
Câu 6.Trong cơ thể nếu thiếu các chất điện giải này, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng dẫn đến lừ đừ, co giật, kiệt sức và cũng có thể dẫn đến tử vong. Chất nào dưới đây là chất điện li yếu?
A. Na2SO4. B. KOH. C. HF. D. CH3COONa.
Câu 7.Glucozơ là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, nhất là đối với trẻ em, người già. Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực, trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích và là sản phẩm trung gian trong sản xuất ancol etylic từ các nguyên liệu có chứa tinh bột và xenlulozơ. Glucozơ trong nước không dẫn điện là do
A. glucozơ là chất hữu cơ.
B. glucozơ là hợp chất cộng hóa trị.
C. glucozơ là chất không điện li.
D. Glucozơ là chất lỏng.
Câu 8.Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2. B. HClO3. C. Ba(OH)2. D. C6H6.
Câu 9.Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 10.Theo thuyết A-re-ni-ut chất nào sau đây là hidroxit lưỡng tính?
A. KOH. B. Zn(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Ba(OH)2.
Câu 11.Muối nào cho dưới đây là muối axit?
A. Na2CO3. B. CH3COONa. C. Na2SO4. D. NaHCO3.
Câu 12.Muối, axit và bazơ là chất điện li là vì:
A. Trong dung dịch có sự cho và nhận proton H+.
B. Các ion thành phần cấu tạo nên nó có tính dẫn điện.
C. Các chất phân li ra ion trong nước tạo nên dung dịch dẫn được điện.
D. Các electron trong dung dịch chuyển dời có hướng tạo nên tính dẫn điện.
Câu 13.Chất nào sao đây dẫn điện
A. NaCl nóng chảy. B. CaCl2 nóng chảy.
C. AlCl3 nóng chảy. D. HCl trong C6H6.
Câu 14.Hiđroxit nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?
A. KOH. B. Al(OH)3. C. Mg(OH)2. D. Ba(OH)2.
Câu 15.Muối nào cho dưới đây là muối axit?
A. Na2CO3. B. CH3COONa. C. Na2SO4. D. NaH2PO4.
Câu 16.Giấm ăn là dung dịch axit axetic CH3COOH có nồng độ 2- 5%, thu được sau khi lên men ancol Etylic C2H5OH. Để sản xuất axit axetic, người ta có thể đi từ những nguồn nguyên liệu khác nhau, bằng các phương pháp khác nhau như: phương pháp tổng hợp, phương pháp hoá học gỗ, phương pháp vi sinh. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M. B. [H+] < [CH3COO-]. C. [H+] > [CH3COO-]. D. [H+] < 0,10M.
Câu 17.pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 - 9. Khi pH môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật. Các dung dịch có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là
A. NaOH. B. HNO3. C. H2SO4. D. NaCl.
Câu 18.H3PO4 là chất phụ gia trong các loại đồ uống, mứt, thạch rau câu, pho mát hoặc để tạo hương thơm sự đậm đà cho thực phẩm với mục đích để tạo thêm vị ngọt. H3PO4 là
A. Axit 4 nấc. B. Axit 2 nấc. C. Axit 3 nấc. D. Axit 1 nấc.
Câu 19.Trong các dd loãng và ở điều kiện bình thường thì tích nồng độ ion H+ và nồng độ ion OH- có giá trị là
A. 10-14. B. 1014. C. -14. D. 14.
Câu 20.Các nhà khoa học Viện Paul Schener và trường Đại học Bem, đã cho biết HNO2 được tạo thành hết sức nhanh chóng từ NO2 (dioxit ni tơ) và nước với sự tham gia của các hạt khói trong môi trường không khí ô nhiễm. Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M. B. [H+] < [NO2-]. C. [H+] > [NO2-]. D. [H+] < 0,10M.
Câu 21.pH là chỉ số đo đặc trưng về độ axit (chua) hoặc độ kiềm (chát) của nước. pH thấp chứa nhiều axit và pH cao chứa nhiều kiềm và pH = 7 được gọi là trung tính. Trong vùng có pH rất cao hay rất thấp, các loại thuỷ động vật không sống được. Các dung dịch có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là
A. NaOH. B. HNO3. C. H2SO4. D. NaCl.
Câu 22.Phenolphtalein biến đổi hóa học được sử dụng làm thuốc thử trong các xét nghiệm pháp y cho phép xác định sự hiện diện của hemoglobin trong một mẫu xét nghiệm. Cho phenolphtalein vào dung dịch nào sau đây sẽ hóa hồng?
A. dung dịch NaCl. B. dung dịch BaCl2. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch HCl.
Câu 23.H3PO4 là chất phụ gia trong các loại đồ uống, mứt, thạch rau câu, pho mát hoặc để tạo hương thơm sự đậm đà cho thực phẩm với mục đích để tạo thêm vị ngọt. Dung dịch H3PO4 có
A. pH=7. B. pH>7.
C. pH<7. D. môi trường lưỡng tính.
Câu 24.Nhận xét nào sau đây đúng nhất?
A. Zn(OH)2 là một axit lưỡng tính. B. Zn(OH)2 là một chất điện li mạnh.
C. Zn(OH)2 là một hiđroxit lưỡng tính. D. Zn(OH)2 là một bazơ tan.
Câu 25.Giấy quỳ là một loại giấy có tẩm dung dịch etanol hoặc nước với chất màu tách từ rễ cây địa y (ngành thực vật cộng sinh giữa tảo và nấm) Roccella và Dendrographa. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ (pH<7)?
A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. KCl.
Câu 26.Trong các dung dịch d loãng và ở điều kiện bình thường thì tích nồng độ ion H+ và nồng độ ion OH- có giá trị là
A. 10-14. B. 1014. C. -14. D. 14.
Câu 27.Trong cơ thể, cân bằng axit – bazo bị kiểm soát bởi dịch dạ dày và dịch ruột, dịch dạ dày được tiết ra ở dạy dày có nồng độ axit cao, ngược lại, dịch ruột có tính kiềm. Cho phản ứng ion rút gọn: H+ + OH- → H2O. Phản ứng xảy ra được là vì
A. Sản phẩm sau phản ứng có chất kết tủa.
B. Sản phẩm sau phản ứng có chất khí.
C. Sản phẩm sau phản ứng có chất tan.
D. Sản phẩm sau phản ứng có chất điện li yếu.
Câu 28.Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. Nồng độ những ion nào trong dd lớn nhất.
C. Bản chất của phản ứng trong dd các chất điện li.
D. Không tồn tại phân tử trong dd các chất điện li.
Câu 29.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li xảy ra khi sản phẩm tạo thành có ít nhất một trong các chất sau:
A. Chất kết tủa hoặc chất bay hơi hoặc chất điện li yếu.
B. Chất kết tủa hoặc chất dễ tan hoặc chất bay hơi.
C. Chất kết tủa hoặc chất dễ tan hoặc chất khí thoát ra.
D. Chất phản ứng là các chất điện li mạnh.
Câu 30.Trong cơ thể, cân bằng axit – bazo bị kiểm soát bởi dịch dạ dày và dịch ruột, dịch dạ dày được tiết ra ở dạy dày có nồng độ axit cao, ngược lại, dịch ruột có tính kiềm. Cho phản ứng ion rút gọn: H+ + OH- → H2O. Phản ứng xảy ra được là vì
A. Sản phẩm sau phản ứng có chất kết tủa.
B. Sản phẩm sau phản ứng có chất khí.
C. Sản phẩm sau phản ứng có chất tan.
D. Sản phẩm sau phản ứng có chất điện li yếu.
Câu 31.Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dd.
B. Nồng độ những ion nào trong dd lớn nhất.
C. Bản chất của phản ứng trong dd các chất điện li.
D. Không tồn tại phân tử trong dd các chất điện li.
Câu 32.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li xảy ra khi sản phẩm tạo thành có ít nhất một trong các chất sau:
A. Chất kết tủa hoặc chất bay hơi hoặc chất điện li yếu.
B. Chất kết tủa hoặc chất dễ tan hoặc chất bay hơi.
C. Chất kết tủa hoặc chất dễ tan hoặc chất khí thoát ra.
D. Chất phản ứng là các chất điện li mạnh.
Câu 33.Dãy nào dưới đây chỉ gồm các chất là axit yếu?
A. HNO3, HCl, H2SO4. B. HNO2, H2SO4, HNO3.
C. H2SO4, HNO3, HF. D. HF, HNO2, CH3COOH.
Câu 34.pH là chỉ số đo đặc trưng về độ axit (chua) hoặc độ kiềm (chát) của nước. pH thấp chứa nhiều axit và pH cao chứa nhiều kiềm và pH = 7 được gọi là trung tính. Trong vùng có pH rất cao hay rất thấp, các loại thuỷ động vật không sống được. Cho các dung dịch chứa các chất: HCl, NaOH, HNO3, HF, KNO3, KOH, CH3COOH, H2SO4, Ba(OH)2. Số dung dịch có pH>7 là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 35.Trong nuôi trồng thủy sản pH thấp nhất vào lúc bình minh (5-6h sáng) và tăng dần đạt đỉnh vào lúc 2-3 giờ chiều. Do đó cần kiểm tra pH hàng ngày để kịp thời điều chỉnh sao cho sự chênh lệch giữa sáng và chiều không quá lớn. Ngoài ra mưa làm giảm pH, do đó cần kiểm tra các thông số trên sau mỗi cơn mưa. Cho các dung dịch chứa các chất: HCl, HI, HNO3, HF, NaOH, KOH,CH3COOH, H2SO4, Ba(OH)2. Số sung dịch có pH<7 là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 36.Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?
A. NH3, Cu(NO3)2, Na3PO4, H3PO4. B. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2.
C. CaCl2, CuSO4, Na2SO4, HNO2. D. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2.
Câu 37.Dãy nào dưới đây chỉ gồm chất điện li yếu?
A. HF, Na2S, Na2CO3. B. HNO2, H2CO3, CH3COOH.
C. H2S, NaOH, NaF. D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH.
Câu 38.Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào không xảy ra phản ứng trong một dung dịch?
A. AlCl3 và CuSO4. B. HCl và AgNO3.
C. Na2CO3 và HCl. D. H2SO4 và NaHCO3.
Câu 39.Cho phản ứng sau xảy ra trong dung dịch :
Fe(NO3)3 + X → Y + KNO3.
Vậy X, Y lần lượt là:
A. KCl, FeCl3. B. KOH, Fe(OH)3.
C. K2SO4, Fe2(SO4)3. D. KNO3, Fe(NO3)3.
Câu 40.Phản ứng có phương trình ion rút gọn: S2- + Cu2+ → CuS là
A. Na2S + Cu(OH)2 → 2NaOH + CuS.
B. H2S + Cu(OH)2 → 2H2O + CuS.
C. H2S + CuSO4→ 2H2SO4 + CuS.
D. Na2S + CuSO4 → Na2SO4 + CuS.
Câu 41.Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào không xảy ra phản ứng trong một dung dịch?
A. AlCl3 và CuSO4. B. HCl và AgNO3.
C. Na2CO3 và HCl. D. H2SO4 và NaHCO3.
Câu 42.Cho phản ứng sau xảy ra trong dung dịch :
Zn(NO3)2 + X Y + NaNO3.
Vậy X, Y lần lượt là:
A. BaCl2, ZnCl2. B. NaOH, Zn(OH)2.
C. Na2SO4, ZnSO4. D. NaCl, Zn(NO3)2.
Câu 43.Phản ứng có phương trình ion rút gọn: SO42- + Ba2+ → BaSO4 là
A. H2SO4 + Ba(OH)2 → 2H2O + BaSO4.
B. BaS + H2SO4 (loãng) → H2S + BaSO4.
C. H2SO4 + Ba(NO3)2 → 2HNO3 + BaSO4.
D. ZnSO4 + Ba(OH)2 → Zn(OH)2 + BaSO4.
Câu 44.Có các dd: Ba(OH)2, Na2CO3, NaHCO3, H2SO4. Số cặp chất tác dụng được với nhau là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 45.Cho các dung dịch chứa các chất: HCl, NaNO3, HNO3, HF, KNO3, CaCl2, CH3COOH, H2SO4, Ba(OH)2. Số sung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 46.Dung dịch muối A làm quỳ tím hóa xanh, dd muối B không làm quỳ tím đổi màu. Trộn lẫn 2 dd A và B lại với nhau thì xuất hiện kết tủa trắng. A, B có thể là
A. Na2SO3, K2SO4. B. Na2CO3, Ba(NO3)2.
C. K2CO3, NaNO3. D. K2SO3, Na2SO4.
Câu 47.Dãy gồm các hidroxit lưỡng tính là
A. Pb(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2. B. Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2.
C. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3. D. Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.
Câu 48.Dãy nào dưới đây chỉ gồm các chất là axit mạnh?
A. HNO3, HCl, H2SO4. B. HNO2, H2SO4, HNO3.
C. H2SO4, HNO3, HF. D. HF, HNO2, CH3COOH
Câu 49.Cấu hình electron của nguyên tử photpho là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, photpho thuộc
A. chu kì 3, nhóm IIIA. B. chu kì 3, nhóm VA.
C. chu kì 4, nhóm VA. D. chu kì 4, nhóm IIIB.
Câu 50.Cấu hình electron của nguyên tử X là 1s2 2s2 2p3. X là
A. N. B. P. C. As. D. C.
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Hồng Bàng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề kiểm tra HK2 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Duy Tân
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập HK2 phần Ankan - Anken - Ankin và Aren môn Hóa học 11 năm 2019-2020
- Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Lý Bôn
Chúc các em học tập tốt!