BỘ 7 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2019-2020
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Trộn 100ml dung dịch NaOH 0,4 M với 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,4 M được dung dịch A, nồng độ ion OH− trong dung dịch A là:
A. 1,2 M B. 0,4 M C. 0,6 M D. 0,8 M
Câu 2: Dung dịch muối nào sau đây có môi trường bazơ?
A. (NH4)2SO4 B. Na2CO3 C. NaNO3 D. NaCl
Câu 3: Dãy các chất nào đều gồm các bazơ theo A- re-ni-ut?
A. NaOH, HNO3, CaCl2 B. NaOH, K2CO3, CH3COOH
C. KOH, NaOH, Ba(OH)2 D. NaOH, KOH, CaCO3
Câu 4: Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?
A. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng. B. Dd có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.
C. Dd có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh. D. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm.
Câu 5: Dung dịch nước của chất A làm quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch nước của muối B làm quỳ hóa đỏ. Trộn lẫn hai dung dịch trên vào nhau thì xuất hiện kết tủa. A và B là:
Câu 6: Dung dịch nào làm quì tím hóa đỏ
A. HCl B. KOH C. NaOH D. NaCl
Câu 7: Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li xảy ra khi :
A. Chất phản ứng là các chất điện li mạnh
B. Sản phẩm tạo màu
C. Chất phản ứng là các chất dễ tan
D. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc chất bay hơi hoặc chất điện li yếu
Câu 8: Dãy gồm các chất điện li mạnh là:
A. H3PO4, HCl, Cu(OH)2, AlCl3, HClO.
B. HNO3, KOH, HClO4, Ca(OH)2, KNO3.
C. AlCl3, NaOH, Ba(HCO3)2, HClO4, H2SO3.
D. NaNO3, AlCl3, CH3COOH, H2SO4, Ca(HCO3)2.
Câu 9: Cho phản ứng sau :
Fe(NO 3)3 + A → B + KNO3. Vậy A, B lần lượt là:
A. KBr, FeBr3 B. K2SO4, Fe2(SO4)3 C. KCl, FeCl3 D. KOH, Fe(OH)3
Câu 10: Một dung dịch chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,2 mol NO3- và x mol Cl-. Vậy x có giá trị là:
A. 0,15 mol B. 0,20 mol C. 0.35 mol D. 0,10 mol
Câu 11: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] < [CH3COO-] B. [H+] > [CH3COO-] C. [H+] = 0,10M D. [H+] < 0.10M
Câu 12: Khi thêm một axit vào dung dịch của một bazơ, sự thay đổi nào dưới đây có thể xảy ra đối với pH của dung dịch
A. Giảm B. Tăng từ 7 lên 11 C. Giảm từ 7 xuống 3 D. Tăng
Câu 13: Dung dịch có chứa Mg2+ (0,02 mol), K+ (0,03 mol), Cl- (0,04 mol) và chỉ còn một ion nữa là:
A. SO42- (0,01 mol) B. NH4+ (0,01 mol) C. NO3- (0,03 mol) D. CO32- (0,015 mol)
Câu 14: Trộn 100ml dung dịch gồm HCl và H2SO4 với 100ml dung dịch NaOH nồngđộ 0,08(mol/l) thu được dung dịch X có pH=2. Để trung hòa dung dịch X cần V lít dung dich Ba(OH)2 0,05M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,1165 gam kết tủa. Nồng độ của HCl và H2SO4 lần lượt là
A. 0,05; 4.10-4 B. 0,06; 5.10-3 C. 0,09; 5.10-3 D. 009; 2.10-3
Câu 15: Trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,01M với 300 ml dung dịch KOH 0,01M thu được dung dịch Y. pH của dung dịchY là :
A. 12 B. 3 C. 2 D. 13
Câu 16: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2 , Pb(OH)2 , Al(OH)3 , Cr(OH)3 . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 17: Trong số các chất sau chất nào là chất điện li yếu?
A. HCl B. Na2CO3 C. Ba(OH)2 D. H2O
Câu 18: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các
A. ion trái dấu. B. chất. C. cation. D. anion.
Câu 19: Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Mg2+, K+, SO42-, OH-. B. H+, Fe3+, NO3-, SO42-.
C. Ag+, Na+, NO3-, Cl-. D. Al3+, NH4+, Br-, OH-.
Câu 20: Dung dịch nào dẫn điện được:
A. C6H12O6 B. C2H5OH C. NaCl D. C12H22O11
Câu 21: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 1.
Câu 22: Dung dịch H2SO4, HNO3 dẫn điện được là do:
A. Trong phân tử đều có nguyên tử hiđro B. Trong phân tử đều chứa gốc axit
C. Phân li ra ion D. Không phân li ra các ion
Câu 23: Có mấy muối axit trong số các muối sau :
NaHSO4, CH3COOK, NH4Cl, NaHCO3, NH4HCO3, KCl.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 24: Dãy chất nào dưới đây đều phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. CO2, NaCl, Cl2 B. MgCl2, SO2, NaHCO3
C. H2SO4, FeCl3, KOH D. Na2CO3, CuSO4, HCl
Câu 25: Dung dịch nào sau đây có nồng độ ion H+ cao nhất ?
A. Cà phê đen pH = 5 B. Máu pH = 7,4
C. Thuốc tẩy dầu pH= 11 D. Nước chanh pH = 2
Câu 26: Trộn 200ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y. pH của dung dịch Y là :
A. 1,2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 27: Môi trường axit có pH
A. lớn hơn7 B. nhỏ hơn 7 C. bằng 7 D. lớn hơn 8
Câu 28: Trường hợp nào dưới đây không dẫn điện ?
A. NaOH rắn, khan B. dd HF trong nước C. NaOH nóng chảy D. dd NaOH
Câu 29: Câu nào sau đây đúng?
A. Mọi chất điện li đều là axit. B. Mọi axit đều là chất điện li mạnh.
C. Mọi axit mạnh đều là chất điện li mạnh D. Mọi axit đều là chất điện li
Câu 30: Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch:
A. NH4+, OH-, Fe3+, Cl- B. H+, NH4+, SO42-, Cl-
C. Na+, NO3-, Mg2+, Cl- D. Fe3+, NO3-, Mg2+, Cl-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1:
1C | 2B | 3C | 4D | 5B | 6A | 7D | 8B | 9D | 10B |
11D | 12A | 13C | 14C | 15A | 16D | 17D | 18A | 19B | 20C |
21A | 22C | 23C | 24B | 25D | 26C | 27B | 28A | 29C | 30A |
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Câu 1: Trộn 50 ml dung dịch HCl 0,12 M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M được 100 ml dung dịch có pH bằng bao nhiêu
A. 11 B. 2 C. 1 D. 12
Câu 2: Phản ứng nào không có phương trình ion thu gọn là: H+ + OH- → H2O
A. Ba(OH)2 + H2SO4 B. Ba(OH)2 + HNO3 C. KOH + HCl D. Ba(OH)2 + HCl
Câu 3: Dãy gồm những chất điện li mạnh là:
A. HCl, NaCl, Na2CO3, Fe(OH)3. B. NaF, NaOH, KCl, HClO
C. NaOH, KCl, H2SO4, KOH, D. KNO3, MgCl2, HNO3 ,HF.
Câu 4: Trong các dd sau: nước chanh; dịch dạ dày; giấm; nước vôi trong; máu người. Số dung dịch có môi trường axit là:
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 5: Hòa tan 20 gam NaOH vào nước được 2 lít dd. Nồng độ của OH- bằng
A. 0,25 M B. 0,5M C. 0,125M D. 1M
Câu 6: Chất nào sau đây không dẫn được điện:
A. KCl nóng chảy. B. KCl rắn khan. C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch HBr.
Câu 7: Nhúng giấy quỳ vào dung dịch có pH = 4 giấy quỳ chuyển thành màu:
A. đỏ B. xanh C. không đổi màu D. Chưa xác định được.
Câu 8: Chọn câu đúng
A. ở mọi nhiệt độ trong mọi dd ta luôn có: [H+].[OH-] = 10-14.
B. nước là chất điện li mạnh
C. dung dịch kali sunfit có pH >7
D. dd axit sunfuric làm phenolphthalein hóa đỏ
Câu 9: Chất nào sau đây lưỡng tính
A. KOH B. Mg(OH)2 C. Zn(OH)2 D. HCl
Câu 10: cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng trong dung dịch
A. CaCO3 + HCl B. CH3COONa + HCl C. CuSO4 + HNO3 D. AgNO3 + HCl
Câu 11: Chọn câu đúng trong các câu sau
A. dung dịch NaOH không dẫn điện
B. phản ứng giữa sắt và dung dịch HCl là pư trao đổi ion
C. magie oxit không tan trong dung dịch HNO3 vì không tạo kết tủa
D. nước nguyên chất để ngoài không khí một thời gian sẽ có môi trường axit
Câu 12: Một dung dịch X có các ion HCO3-, HSO3-, SO32-, NH4+, Na+, Cl-. Cho X tác dụng với dung dịch BaCl2. Hỏi có bao nhiêu phản ứng xảy ra?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 13: nhóm dung dịch nào sau đây chứa các chất đều pư được với dung dịch H2SO4 loãng ở nhiệt độ thường.
A. Mg(NO3)2; CaO; HNO2; KCl B. Ba(OH)2; KOH; CaCl2; NaHCO3.
C. CaCO3; K2SO4; MgO; KOH D. HCl; CuO; CuS; KHSO3.
Câu 14: Trộn 2 dung dịch sau với nhau. Trường hợp nào không thu được kết tủa trắng sau phản ứng
A. NaOH vào MgCl2 B. Na2CO3 vào CaCl2
C. NaOH dư vào AlCl3 D. BaCl2 vào H2SO4
Câu 15: Cho 11 gam hỗn hợp Fe và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A phản ứng với dung dịch NaOH dư thì được 9 gam kết tủa. %m của Fe bằng
A. 45,6% B.. 40,19% C. 50,91% D. 52,8%
Câu 16: Một dung dịch có [OH-] = 10-9 M có môi trường
A. axit B. bazơ C. trung tính D. không xác định
Câu 17: Cho các muối sau: KHCO3; K2SO3; KH2PO4; NaClO. Số muối axit là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18: Nhóm chất chỉ chứa chất điện li mạnh là
A. CuSO4; Cu(OH)2; KCl; NaOH B. HF; HCl; HI; HBr
C. H3PO4; KOH; NH4NO3; K2S D. CH3COONa; KF; HCl; Ba(OH)2.
Câu 19: Trộn 250 ml dung dịch chứa HCl 0,08 M và H2SO4 0,01 M với 250 ml dung dịch NaOH aM được 500 ml dung dịch có pH = 12. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn thì a bằng
A. 0,10 M B. 0,15 M C. 0,125 M D. 0,12 M
Câu 20: pH của dd HCl 0,01M và NaOH 0,01M lần lượt là
A. 1 và 13 B. 1 và 2 C. 2 và 2 D. 2 và 12
II. TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1: (2đ) Cho các cặp dung dịch các chất sau tác dụng với nhau, viết phương trình phân tử, phương trình ion đầy đủ và phương trình ion thu gọn (nếu có):
a. MgSO4 và NaOH. b. CaCO3 và HNO3.
c. KCl và NaOH. d. FeCl2 và KOH.
Câu 2: (1đ)Hòa tan 22,4ml khí Hiđroclorua (đktc) vào 100ml nước thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 0,02 M thu được dung dịch B.
a. Tìm pH của 2 dung dịch A, B.
b. Tính nồng độ mol các chất có trong B
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
1B | 2A | 3C | 4B | 5A | 6B | 7A | 8C | 9C | 10C |
11D | 12D | 13B | 14C | 15A | 16A | 17B | 18D | 19D | 20D |
II. Tự luận:
| Đáp án |
Phần tự luận | * Câu 1: a) MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + Na2SO4 Mg2+ + SO42- + 2Na+ + 2OH- → Mg(OH)2 ↓ + 2Na+ + SO42- Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2 ↓
CaCO3 + 2H+ + NO3- → Ca2+ + 2NO3- + H2O + CO2↑ CaCO3 + 2H+ → Ca2+ H2O + CO2↑ c) Không xảy ra phản ứng. d) FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 ↓ + 2KCl Fe2+ + 2Cl- + 2K+ + 2OH- → Fe(OH)2 ↓ + 2K+ + 2Cl- Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2 ↓ |
* Câu 3: Xác định được ddA là ddHCl, ddB là dd sau pư, viết được ptpư: HCl → H+ + Cl- NaOH → Na+ + OH- H+ + OH- →H2O a. Tính đúng pH của ddA, ddB: số mol HCl = 22,4/22400 = 0,001 (mol)→ pH(HCl) = 2 số mol NaOH = 0,02x0,2 = 0,004 (mol) H+ + OH- →H2O bđ: 0,001 0,004 (mol) pư: 0,001 0,001 (mol) Sau: 0 0,003 (mol) → [OH-] = 0,003/(0,1+0,2) = 0,01 → pH(ddB) = 14 – (-lg(0,01)) = 12 b. Tính đúng nồng độ mol các chất có trong B: ddB gồm các ion: Na+ và Cl- [Na+] = 0,004/(0,1+0,2) = 0,133 M [Cl-] = 0,001/(0,1+0,2) = 0,0033 M |
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Dung dịch CH3COOH 0,1M phải có
A. pH < 1 B. pH > 7 C. pH = 7 D. 1 < pH < 7
Câu 2: Dung dịch KOH 0,0001M có pH bằng:
A. 11 B. 3 C. 4 D. 10
Câu 3: Nhận xét nào sau đây sai ?
A. Dung dịch axit có chứa ion H+ . B. Dung dịch HNO3 có [ H+] > 10-7M
C. Dung dịch bazơ có chứa ion OH – D. Dung dịch muối không bao giờ có tính axit hoặc bazơ.
Câu 4: Nếu trộn 100 ml dung dịch HCl 0,01M với 100 ml dung dịch H2SO4 0,005M thì dung dịch thu được có pH là (Biết H2O bay hơi không đang kể):
A. 2 B. 3,12 C. 4 D. 1
Câu 5: Phương trình điện li nào sau đây viết sai ?
A. Na2SO4 → Na2+ + SO42 – B. Fe(NO3)3 → Fe3+ + 3NO3–
C. Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42– D. K2CrO4 → K+ + CrO42 –
Câu 6: Phương trình phân tử: CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2 + H2O có phương trình ion rút gọn sau?
A. CaCO3 + 2H + → Ca2+ + CO2 + H2O. B. Ca2+ + 2Cl – → CaCl2 .
C. 2H+ + CO32– → CO2 + H2O. D. CaCO3 + 2H+ + 2Cl – → CaCl2 + CO2 + H2O.
Câu 7: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng axit–bazơ ?
A. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl B. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
C. 6HCl + Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O D. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Câu 8: Có 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thêm vào 100ml H2O thu được dung dịch X. Nồng độ OH – trong dung dịch X là:
A. 1M B. 2M C. 0,5M D. 1,5M
Câu 9: Cho 2 dung dịch HCl và CH3COOH có cùng nồng độ CM, Hãy so sánh độ pH của 2 dung dịch ?
A. Không so sánh được. B. HCl > CH3COOH.
C. HCl < CH3COOH. D. HCl = CH3COOH.
Câu 10: Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch:
A. NH4+, OH–, Fe3+, Cl– . B. Fe3+, NO3–, Mg2+, Cl–
C. Na+, NO3–, Mg2+, Cl– . D. H+, NH4+, SO42–, Cl–
Câu 11: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi :
A. tạo thành chất kết tủa. B. tạo thành chất điện li yếu.
C. tạo thành chất khí. D. có ít nhất một trong 3 điều kiện trên.
Câu 12: Cho các muối sau: NaHSO4 , NaHCO3 , Na2HPO3 . Muối axit trong số đó là:
A. cả 3 muối B. NaHSO4, NaHCO3 C. Na2HPO3 D. NaHSO4
Câu 13: Cho các chất sau: HCl, H2S, HNO3, NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, NaCl, BaCl2. Có bao nhiêu chất điện li yếu?
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 14: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dd ?
A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
B. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
D. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3
Câu 15: Dung dịch H2SO4 có pH = 2 thì nồng độ của H2SO4 là :
A. 0,01M B. 0,05M C. 0,005M D. 0,1M
Câu 16: Cho 1,5 lít dung dịch KOH có pH = 9. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là:
A. 1,5.10–5M B. 10–5 M C. 10–9 M D. 9M
Câu 17: Cho các chất :
a) H2SO4
b) Ba(OH)2
c) H2S
d) CH3COOH
e) NaNO3
Những chất nào sau đây là chất điện li mạnh:
A. a , c , d B. a , b , e C. b , c , e D. a , b , c
Câu 18: Trộn 40 ml dd HCl 0,5M với 60ml dd NaOH 0,5M. Dung dịch thu được có pH là
A. 13 B. 3 C. 11 D. 1
Câu 19: Chọn câu đúng :
A. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng. B. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.
C. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm. D. Dung dịch có pH = 7 làm quỳ tím hoá xanh.
Câu 20: Cho: BaCl2 + X ® NaCl + Y. Trong các câu trả lời sau, câu nào sai ?
A. X là Na2SO4 , Y là BaSO4 B. X là Na3PO4 , Y là Ba3(PO4)2.
C. X là NaOH , Y là Ba(OH)2 D. X là Na2CO3, Y là BaCO3
Câu 21: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi tan trong nước ?
A. Ba(OH)2 B. HCl C. MgCl2 D. C2H5OH
Câu 22: Phương trình điện li nào viết đúng?
A. H2S → 2H+ + S2 – B. HClO → H+ + ClO –
C. NaCl → Na+ + Cl- D. KOH → K+ + OH–
Câu 23: Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao đổi ion?
A. MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4. B. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
C. 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2. D. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3.
Câu 24: Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch ?
A. Na+ , Cl – , S2–, Cu2+. B. K+, OH –, Ba2+, HCO3– .
C. HSO4– , NH4+, Na+, NO3–. D. NH4+, Ba2+, NO3– , OH –.
Câu 25: Cho các phản ứng hóa học sau:
(l) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình lớn rút gọn là:
A. (l), (3), (5), (6). B. (l), (2), (3), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).
Câu 26: Cho 10 ml dung dịch HCl có pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất và khuấy đều, thu được dung dịch có pH = 4. Giá trị của x là
A. 100 B. 90 C. 1 D. 40
Câu 27: Trộn 600ml dd HCl 1M với 400 ml dd NaOH 1,25M thu được 1 lít dd X. pH của dd X bằng
A. 1 B. 1,3 C. 2 D. 0,7
Câu 28: Đối với dd axit mạnh HNO3 0,1M. Nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
A. pH > 1,0 B. [H+] < [NO3-] C. pH = 1,0 D. [H+] > [NO3-]
Câu 29: Một dd có pH = 5 , thì
A. [H+] = 1,0.10–5M B. [H+] = 5,0.10–4M C. [H+] = 1,0.10– 4M D. [H+] = 2,0.10–5M
Câu 30: Phương trình phân tử: 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2 có phương trình ion rút gọn sau?
A. 2OH – + CuCl2 → 2Cl – + Cu(OH)2. B. Na+ + Cl – → NaCl .
C. 2NaOH + Cu2+ → 2Na+ + Cu(OH)2. D. Cu2+ + 2OH – → Cu(OH)2.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1D | 2D | 3D | 4A | 5A | 6A | 7A | 8A | 9B | 10A |
11C | 12B | 13D | 14C | 15C | 16B | 17B | 18A | 19C | 20C |
21D | 22D | 23B | 24C | 25B | 26B | 27A | 28C | 29A | 30D |
....
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 7 đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.