SỞ GD&ĐT CÀ MAU TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN | KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN SINH 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
|
Mã đề 001
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Động vật có các hình thức trao đổi khí với môi trường như: qua bề mặt cơ thể, qua mang, qua ống khí, qua phổi. Em hãy sắp xếp các loài động vật dưới đây thành các nhóm theo hình thức trao đổi khí với môi trường.
Châu chấu, trùng biến hình, ốc, ba ba, rắn nước, cua, giun đốt, gián
A. Nhóm 1: trùng biến hình, giun đốt; nhóm 2: ốc, cua, rắn nước; nhóm 3: châu chấu, gián; nhóm 4: ba ba.
B. Nhóm 1: trùng biến hình; nhóm 2: ốc, cua, rắn nước; nhóm 3: châu chấu, gián, giun đốt; nhóm 4: ba ba.
C. Nhóm 1: trùng biến hình; nhóm 2: ốc, cua, rắn nước, giun đốt; nhóm 3: châu chấu, gián; nhóm 4: ba ba.
D. Nhóm 1: trùng biến hình, giun đốt; nhóm 2: ốc, cua; nhóm 3: châu chấu, gián; nhóm 4: ba ba, rắn nước.
Câu 2. Tại sao máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn chỉ theo một chiều nhất định?
A. Do sức hút của tim lớn. B. Nhờ các van có trong hệ mạch.
C. Do lực đẩy của tim. D. Do tính đàn hồi của thành mach.
Câu 3. Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim?
A. Pha co tâm thất ª pha co tâm nhĩ ª pha dãn chung.
B. Pha co tâm thất ª pha dãn chung ª pha dãn chung.
C. Pha co tâm nhĩ ª pha co tâm thất ª pha dãn chung.
D. Pha co tâm nhĩ ª pha dãn chung ª pha co tâm thất.
Câu 4. Nhóm sinh vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Giun đốt. B. Cá. C. Mực ống. D. Chân khớp
Câu 5. Máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
A. Tổng tiết diện của mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. Lưu lượng máu có trong tim.
C. Tiết diện mạch.
D. Chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
Câu 6. Khi hàm lượng glucôzơ trong máu giảm thi cơ thể điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu diễn ra theo trật tự nào?
A. Gan → Glucagôn → Tuyến tụy → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng.
B. Gan → Tuyến tụy → Glucagôn → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng.
C. Tuyến tụy → Gan → Glucagôn → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng.
D. Tuyến tụy → Glucagôn → Gan → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi ở động vật?
A. Trong cơ thể, chí có các hệ đệm mới có vai trò trong điều hoà cân bằng pH nội môi.
B. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong.
C. Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôzơ,...
D. Gan tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất
Câu 8. Tại sao trời nóng thì cơ thể chóng khát?
(1) Trời nóng cơ thể ra nhiều mồ hôi, làm tăng áp suất thẩm thấu của máu.
(2) Áp suất thẩm thấu của máu tăng kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát.
(3) Trời nóng làm cho cơ thể toả nhiều nhiệt nên cần nhiều nước để hạ nhiệt gây ra cảm giác thiếu nước và khát. Phương án đúng là
A. (1) và (3). B. (1), (2) và (3). C. (l) và (2). D. (2) và (3).
Câu 9. Hướng động có vai trò giúp cho cây
A. tìm đến nguồn sáng để quang hơp.
B. đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây vững chắc.
C. sinh trưởng hướng tới nguồn nước.
D. thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Câu 10. Tại sao khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm nằm ngang thì rễ của nó sẽ hướng đất dương, còn ngọn thì hướng đất âm?
(1) Rễ đã trải qua nhiều đời cắm xuống đất.
(2) Phân bố auxin không đều ở 2 mặt của rễ và chồi ngọn.
(3) Mặt trên của rễ có lượng auxin thích hợp cho rễ cây phân chia lớn lên và kéo dài làm rễ cong xuống đất.
(4) Mặt dưới của chồi ngọn có lượng auxin thích hợp cho chồi ngọn phân chia lớn lên và làm cho ngọn hướng đất âm.
Phương án đúng là:
A. (1), (2) và (3). B. (l), (2) và (4).
C. (1), (2), (3) và (4). D. (2), (3) và (4).
Câu 11. Hãy xếp các hiện tượng dưới đây vào các hình thức cảm ứng ở thực vật cho phù họp.
Hình thức cảm ứng | Hiện tượng |
I. Hướng tiếp xúc. II. Quang ứng động. III. Hướng sáng. IV. Ứng động tiếp xúc. V. Hướng trọng lực. | 1. Cây ngủ (lá cụp vào buổi tối). 2. Tua cuốn cây họ Đậu cuốn vòng theo cột. 3. Lá cây xấu hố cụp lại khi bị chạm vào. 4. Hoa hướng đương hướng về Mặt Trời. 5. Rễ cây hướng xuống đất, ngọn hướng lên trời. |
A. I: 2; II: 1; III: 4; I: 3; V: 5. B. I: 1; II: 2; III: 3; IV: 4; V: 5.
C. I: 5; II: 4; III: 2; IV: 3; V: 1. D. I: 3; II: 5; III: 1; IV: 4; V: 2.
Câu 12. Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là
A. lực hút của lá (quá trình thoát hơi nước). B. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).
C. lực liên kết giữa các phân tử nước. D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 13. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào?
A. Khi mới bón phân, cây dễ hút nước do sự sinh trưởng của rễ tăng, sau đó sự hút nước giảm dần.
B. Khi mới bón phân, cây khó hút nước do nồng độ dịch đất tăng, sau đó cây dễ hút nước hơn do hút khoáng làm tăng dịch bào.
C. Khi mới bón phân, hàm lượng H+ giảm, cây tăng cường hút nước để bù lại, sau đó hàm lượng H+ cân bằng, quá trình hút nước trở lại bình thường.
D. Khi mới bón phân, hàm lượng OH- tăng, cây giảm hút nước, sau đó hàm lượng OH- cân bằng quá trình hút nước trở lại bình thường.
Câu 14. Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường nào?
A. Vách xenlulôzơ B. Mạch gỗ theo nguyên tắc khuyết tán.
C. Mạch rây theo nguyên tắc khuyết tán. D. Tầng cutin.
Câu 15. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ.
Câu 16. Sơ đồ về các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật: Glucôzơ → đường phân → Chu trình Crep → (X) → ATP.
Dấu (x) trong sơ đồ trên là giai đoạn nào của quá trình hô hấp hiếu khí?
A. (X): Lên men etilic. B. (X): Chuỗi chuyền electron.
C. (X): Lên men lactic. D. (X): Chu trình Canvin.
Câu 17. Phương trình hô hấp hiếu khí nào dưới đây là chính xác?
A. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2 O.
B. C6H12O6 + 6O2 → 6H2 O + 6CO2 + ATP.
C. C6H12O6 + 6O2 → 6H2 O + 6CO2 + năng lượng (nhiệt + ATP).
D. C6H12O6 + 6O2 → 6H2 O + 6CO2 + NADPH + NADH + ATP.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây có ở thú ăn thịt?
A. Ruột non dài.
B. Dạ dày đơn to, răng hàm sắc, răng nanh phát triển.
C. Dạ múi khế có enzim pepsin phân hủy prôtêin.
D. Có vi sinh vật phân hủy xenlulôzơ sống cộng sinh.
Câu 19. Hệ sắc tố quang hợp là
A. diệp lục và carôtennôit.
B. diệp lục a và carôten.
C. diệp lục b và carôten.
D. diệp lục và carôten.
Câu 20. Ghép nội dung cột 1 với cột 2 sao cho hợp lí
Cột 1: Loại cây | Cột 2: đặc điểm |
|
|
A. I: 5, 1; II: 3, 7, 8; III: 4, 2. B. I: 3, 1, 7; II: 5, 8; III: 4, 2.
C. I: 3, 1; II: 5, 7, 8; III: 4, 2. D. I: 5, 1, 7; II: 3, 8; III: 4, 2. Câu 21. Những nội dung nào sau đây là đúng khi nói về tiêu hoá ngoại bào ở động vật?
(1) Sự tiêu hoá xảy ra bên ngoài tế bào. (2) Sự tiêu hoá ở bên ngoài cơ thể động vật.
(3) Sự tiêu hoá ở khoang miệng các loài động vật. (4) Sự tiêu hoá bên ngoài dạ dày và ruột.
A. (1) và (3). B. (l), (2) và (3). C. (1) và (2). D. (1), (2), (3) và (4).
Câu 22. Khi trồng cây trên ban công, ngọn cây có xu hướng nghiêng ra bên ngoài do
A. auxin trong tế bào cây phía ngoài ban công tăng mạnh.
B. auxin trong tế bào cây ở phía trong ban công tăng mạnh.
C. êtilen trong tế bào cây ở phía ngoài ban công tăng mạnh.
D. êtilen trong tế bào cây ở phía trong ban công tăng mạnh.
Câu 23. Những đặc điểm nào sau đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt?
I. Dạ dày đơn to chứa được nhiều thức ăn.
II. Dạ dày có 4 ngăn.
III. Răng cửa và răng nanh khác nhau, thích nghi với các chức năng khác nhau.
IV. Răng cửa và răng nanh giống nhau.
A. II, IV. B. I, III. C. I, IV. D. II. III.
Câu 24. Bề mặt trao đổi khí của chim, thú lớn hơn của lưỡng cư và bò sát. Có bao nhiêu ý giải thích cho hiện tượng này dưới đây là đúng?
(1) Nhu cầu trao đổi khí của chim, thú cao hơn lưỡng cư, bò sát.
(2) Chim, thú là động vật biến nhiệt nên cần nhiều năng lượng để giữ thân nhiệt.
(3) Chim và thú hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng.
(4) Lưỡng cư, bò sát là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể ổn định, nhu cầu trao đổi khí thấp hơn.
(5) Lưỡng cư, bò sát sống ở môi trường ổn định hơn nên nhu cầu trao đổi khí thấp hơn.
A. 4. B. 3. C. 2. D.5.
Đáp án đề kiểm tra HK1 môn Sinh học 11 năm 2019 -MĐ: 001
Câu hỏi | Mã đề 001 |
1 | D |
2 | B |
3 | C |
4 | D |
5 | A |
6 | D |
7 | B |
8 | C |
9 | D |
10 | D |
11 | A |
12 | A |
13 | B |
14 | C |
15 | D |
16 | B |
17 | C |
18 | B |
19 | A |
20 | D |
21 | A |
22 | B |
23 | B |
24 | C |
{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận MĐ: 001 của đề kiểm tra HK1 môn Sinh 11 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Mã đề 002
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào
A. chênh lệch nồng độ ion. B. cung cấp năng lượng.
C. nhu cầu của cơ thể. D. hoạt động trao đổi chất.
Câu 2. Đặc điểm của cơ chế hút khoáng chủ động là các ion khoáng
A. di chuyển không phụ thuộc vào nồng độ.
B. đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
C. di chuyển phụ thuộc vào nồng độ.
D. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
Câu 3. Nước và ion khoáng được vận chuyển theo dòng mạch
A. dòng mạch rây. B. dòng ống rây.
C. dòng mạch gỗ. D. dòng mạch ống
Câu 4. Hiện tượng chứng minh ở thực vật, dòng nước vận chuyển một chiều từ đất lên lá là
A. hiện tượng ứ giọt trên lá. B. hiện tượng rỉ nhựa trên lá.
C. hiện tượng rỉ nhựa héo lá D. hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt trên lá.
Câu 5. Trong các quá trình dưới đây, quá trình nào xảy ra trong tế bào chất của tế bào nhân thực mà không phải ở các bào quan?
I. Chu trình Crep. II. Chu trình Canvin. III. Quá trình đường phân.
IV. Lên men etilic. V. Lên men lactic. VI. Chuỗi chuyền electron hô hấp.
A. III, IV, V. B. I, II, IV. C. I, IV. D. IV, V, VI.
Câu 6. Sơ đồ về các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật: Glucôzơ ª Đường phân ª (X) ª Chuỗi chuyền electron.ª ATP.
Dấu (X) trong sơ đồ trên là giai đoạn nào của quá trình hô hấp hiếu khí?
A. (X): Lên men etilic. B. (X): Chu trình Crep.
C. (X): Màng trong ti thể. D. (X): Chu trình Canvin.
Câu 7. Ở vùng khí hậu khô nóng, nhóm thực vật nào sau đây thường cho năng suất sinh học cao nhất?
A. nhóm thực vật C3
B. nhóm thực vật CAM
C. nhóm thực vật C4
D. các nhóm thực vật có năng suất sinh học như nhau
Câu 8. Ghép nội dung cột 1 với cột 2 sao cho hợp lí
Cột 1: Loại cây | Cột 2: đặc điểm |
|
|
A. I: 5, 1; II: 3, 7, 8; III: 4, 2. B. I: 3, 1, 7; II: 5, 8; III: 4, 2.
C. I: 3, 1; II: 5, 7, 8; III: 4, 2. D. I: 5, 3, 7; II: 1, 8; III: 4, 2.
Câu 9. Trong một thí nghiệm chứng minh vai trò của các cơ quan hô hấp ở ếch, một nhà nghiên cứu đã sơn da ếch lại. Theo em, kết quả nào sau đây là đúng? Vì sao?
A. Ếch chết vì hô hấp bằng da với ếch rất quan trọng. B. Ếch sống bình thường vì ếch hô hấp bằng phổi.
C. Ếch sống và sẽ lột da trong thời gian ngắn. D. Ểch chết nhanh chóng vì không thể bài tiết.
Câu 10. Đường đi của hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự nào?
A. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ.
B. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ.
C. Tâm nhĩ → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch →Tâm thất.
D. Tâm thất → Động mạch lưng → Động mạch mang → Mao mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch →Tâm nhĩ.
Câu 11. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hoạt động của hệ mạch?
(1) Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
(2) Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm.
(3) Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
(4) Huyết áp là áp lực mảu tác dụng lên thành mạch.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 12. Trong một chu kì hoạt động của tim ở người trưởng thành, tâm nhĩ nghỉ trong
A. 0,3 giây. B. 0,7 giây. C. 0,4 giây. D. 0,2 giây
Câu 13. Những bộ phận nào sau đây tham gia duy trì ổn định huyết áp của cơ thể?
(1) Trang khu điều hoà hoạt động tim mạch. (2) Thụ quan áp lực máu. (3) Tim và mạch máu.
(4) Hệ thống động và tĩnh mạch nằm rải rác trong cơ thể. (5) Lưu lượng máu chảy trong mạch máu.
Phương án đúng là:
A. (2), (3) và (4). B. (3), (4) và (5). C. (1), (2) và (5). D. (1), (2) và (3).
Câu 14. Khi hàm lượng glucôzơ trong máu giảm thi cơ thể điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu diễn ra theo trật tự nào?
A. Tuyến tụy → Glucagôn → Gan → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng.
B. Gan → Glucagôn → Tuyến tụy → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng.
C. Gan → Tuyến tụy → Glucagôn → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng.
D. Tuyến tụy → Gan → Glucagôn →Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng.
Câu 15. Tại sao trời nóng thì cơ thể chóng khát?
(1) Trời nóng cơ thể ra nhiều mồ hôi, làm tăng áp suất thẩm thấu của máu.
(2) Áp suất thẩm thấu của máu tăng kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát.
(3) Trời nóng làm cho cơ thể toả nhiều nhiệt nên cần nhiều nước để hạ nhiệt gây ra cảm giác thiếu nước và khát. Phương án đúng là
A. (1) và (3). B. (1) và (2) C. (l), (2) và (3). D. (2) và (3).
Câu 16. Nhóm sinh vật nào sau đây sử dụng hệ thống ống khí để hô hấp?
A. Giun tròn. B. Côn trùng. C. Giun dẹp. D. Ruột khoang.
Câu 17. Tại sao các loài lưỡng cư như ếch, nhái có thể lẩn trốn kẻ thù bằng cách ngụp, lặn rất lâu dưới nước?
A. Lưỡng cư ngoài hô hấp bằng phổi còn có khả năng hô hấp bằng da.
B. Lưỡng cư hô hấp bằng mang và có cơ quan hô hấp phụ nên sống được cả hai môi trường.
C. Phổi của lưỡng cư có khả năng thu nhận O2 trong nước.
D. Lưỡng cư ngoài hô hấp bằng phổi còn có khả năng hô hấp bằng mang.
Câu 18. Nhóm động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hoá dạng túi?
A. Động vật nguyên sinh B. Giun dẹp.
C. Giun đốt. D. Côn trùng.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi ở động vật?
A. Trong cơ thể, chí có các hệ đệm mới có vai trò trong điều hoà cân bằng pH nội môi.
B. Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôzơ,...
C. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong.
D. Gan tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.
Câu 20. Khi trồng cây trên ban công, ngọn cây có xu hướng nghiêng ra bên ngoài do
A. auxin trong tế bào cây phía ngoài ban công tăng mạnh.
B. êtilen trong tế bào cây ở phía ngoài ban công tăng mạnh.
C. êtilen trong tế bào cây ở phía trong ban công tăng mạnh.
D. auxin trong tế bào cây ở phía trong ban công tăng mạnh.
Câu 21. Hãy xếp các hiện tượng dưới đây vào các hình thức cảm ứng ở thực vật cho phù hợp.
Hình thức cảm ứng | Hiện tượng |
I. Hướng tiếp xúc. II. Quang ứng động. III. Hướng sáng. IV. Ứng động tiếp xúc. V. Hướng trọng lực. | 1. Cây ngủ (lá cụp vào buổi tối). 2. Tua cuốn cây họ Đậu cuốn vòng theo cột. 3. Lá cây xấu hố cụp lại khi bị chạm vào. 4. Hoa hướng đương hướng về Mặt Trời. 5. Rễ cây hướng xuống đất, ngọn hướng lên trời. |
A. I: 2; II: 1; III: 4 ; IV: 3 ; V : 5
B. I: 3; II: 5; III: 1; IV: 4; V: 2.
C. I: 1; II: 2; III: 3; IV: 4; V: 5.
D. I: 5; II: 4; III: 2; IV: 3; V: 1.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cảm ứng ở thực vật?
A. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng.
B. Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
C. Sự đóng mở khí khổng là một ví dụ về ứng động sinh trưởng ở thực vật.
D. Sự vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm là ví dụ về hướng động ở thực vật.
Câu 23. Những động vật nào sau đây tiêu hoá ngoại bào?
(1)Trùng roi. (2) San hô. (3) Trùng giày. (4) Tôm sông.
A. (2) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (1) và (2). D. (2), (3) và (4)
Câu 24. Ớ nhóm động vật nào sau đây, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng?
A. Chim. B. Thú. C. Lưỡng cư. D. Bò sát.
Đáp án đề kiểm tra HK1 môn Sinh học 11 năm 2019 -MĐ: 002
Câu hỏi | Mã đề 002 |
1 | A |
2 | B |
3 | C |
4 | D |
5 | A |
6 | B |
7 | C |
8 | D |
9 | A |
10 | B |
11 | C |
12 | B |
13 | D |
14 | A |
15 | B |
16 | B |
17 | A |
18 | B |
19 | C |
20 | D |
21 | A |
22 | B |
23 | A |
24 | C |
{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận MĐ: 002 của đề kiểm tra HK1 môn Sinh 11 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !