TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU HUÂN | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. Phần Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
1. Giá trị sống là giá trị của chính mình. Vì không có mình thì làm gì có cuộc sống! Bàn về giá trị cuộc sống là bàn về chính ta với các câu hỏi như: ta là gì; ta phải làm gì để sống cho đúng một con người. …Và khi sống mà ta được nhiều người kính trọng, quý mến và noi gương thì tức là ta đã xác định và thể hiện được các giá trị sống.
2. Trong đa số năm tháng của đời mình, ít khi ta sống một mình. Hơn nữa cuộc sống mà chỉ có mỗi một mình ta thôi thì đó là một cuộc đời buồn. …Do vậy, khi sống ta cần người khác. Tầm quan trọng của người khác đối với ta thay đổi mức độ tùy theo tuổi tác của ta. Khi trẻ chúng ta ít cần người khác, đến tuổi trung niên ta cần họ nhiều hơn và khi ốm yếu già cả thì ta rất cần người khác. Vì sự cần người khác của ta thay đổi, cho nnên giá trị cuộc sống của ta cũng thay đổi theo tuổi tác. Vào thời trai trẻ, ta ít cần người khác, nên ít nghĩ đến mình. Cuộc sống tràn trề sinh lực. Vì vậy mà vào thời kỳ đó ta dễ quên mình để theo đuổi lý tưởng cao đẹp, mà đa phần là có lợi cho việc chung. Nhờ sự xả thân của tuổi trẻ, xã hội, đất nước sẽ có nhiều tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội…
(http//vietnamnet.vn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên.
Câu 2: Theo anh/chị vì sao tác giả nhận định rằng : Giá trị sống là giá trị của chính mình?
Câu 3: Căn cứ vào văn bản, anh/chị hãy cho biết các giá trị sống được thể hiện như thế nào?
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, anh/chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về chủ đề: Sống sao cho giá trị.
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích quan niệm về thời gian qua đoạn thơ sau:
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.
(Trích “Vội vàng”, Xuân Diệu, sách giáo khoa Ngữ văn tập 2, lớp 11)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu
1.
* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.
* Cách giải:
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
2.
* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
* Cách giải
- Tác giả cho rằng giá trị sống là giá trị của chính mình, vì không có mình thì sẽ không có cuộc sống.
3.
* Phương pháp: phân tích, tổng hợp
* Cách giải:
- Khi sống mà ta được nhiều người kính trọng, quý mến và noi gương thì tức là ta đã xác định và thể hiện được các giá trị sống.
Phần II. Làm văn
Câu 1:
* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
* Gợi ý:
- Giải thích:
+ Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt nghề nghiệp, tài năng, đạo đức và trí tuệ, họ dựa vào những giá trị đó để đánh giá giá trị sống.
+ Giá trị sống là kim chỉ nam cho mỗi người, những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng phải cố gắng đạt được, chính vì vậy mà giá trị sống chi phối hành vi hướng thiện của con người.
- Giá trị sống của mỗi người một khác, không phải ai cũng có giá trị sống giống nhau vì vậy mà mỗi người sẽ có hướng đi và sự cố gắng riêng.
+ Có những người giá trị sống của họ là trở thành người giàu có, thành đạt.
+ Có những người giá trị sống là việc sống nhàn hạ, ăn ngon, mặc đẹp.
+ Có những người giá trị sống là mỗi ngày làm việc thiện, làm đẹp cho đời….
- Dù đích đến của chúng ta là gì, giá trị sống ra sao nhưng nó mang đến những điều tốt đẹp không chỉ cho bản thân mà còn giúp cho xã hội tốt lên, giúp ích cho mọi người xung quanh thì đó là những giá trị đáng được ngợi ca, trân trọng.
- Liên hện bản thân
Câu 2:
* Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
* Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.
Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.
(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Theo tác giả, thất bại mang tác dụng gì?
Câu 3: Việc tác giả trích dẫn câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?
Câu 4: Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống, thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao?
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Cần chấp nhận sự thất bại để được thành công trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, 2019)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu
1.
* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.
* Cách giải:
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
2.
* Phương pháp: phân tích, tổng hợp
* Cách giải
- Theo tác giả, chúng ta nên suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thất bại như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.
3.
* Phương pháp: phân tích, tổng hợp
* Cách giải:
- Tăng sức thuyết phục đối với người đọc
- Khẳng định không ai thành công mà không phải trải qua thất bại. Từ chính trong thất bại họ đã vươn đến thành công.
---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
- Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.
- Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.
- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4, nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có ý nghĩa gì ? (1,0 điểm)
Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gửi gắm qua câu chuyện? (1,0 điểm)
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
(…) Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
(…) Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
(Trích “ Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? (0,5 điểm)
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh.
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ: (1,0 điểm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.
Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng) (1,0 điểm)
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Điều mà tôi luôn đau đáu là: hầu hết mọi người đều sống dưới khả năng của mình. Tại sao như vậy? Mỗi người đều có tiềm năng khác nhau. Mỗi người đều có những thế mạnh khác nhau. Nhưng hầu hết tại sao mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình?
Có thể là vì đa phần chúng ta đều lười, không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình.
Có thể là vì nhiều người trong chúng ta chưa nhận thức được sức mạnh của thói quen, chúng ta muốn thay đổi nhưng chưa đủ động lực để vượt qua được sức ì, sự trì níu của những thói quen xấu.
Hoặc cũng có thể là vì, sau những lần thất bại trong cuộc sống, sau những va vấp của tuổi trẻ, từ bao giờ chúng ta đã tự thuyết phục bản thân rằng mình là một người bình thường, mình không có gì đặc biệt, rằng hãy thôi mơ mộng viển vông, hãy chấp nhận một cuộc sống bình thường, có những công việc bình thường. Và rồi chúng ta chết đi, trên tấm bia mộ ghi: “Đây là nơi yên nghỉ của một người hoàn toàn bình thường”.
Bạn thân mến, nếu bạn có lúc nào đó nghĩ rằng mình là người đặc biệt, rằng mình khác thường thì đừng dập tắt ý nghĩ đó. Hãy tin vào lời thì thầm bên trong của mình, hãy trân trọng sự khác biệt, nuôi dưỡng niềm tin vào bản thân mình. Âm thầm rèn luyện, tìm kiếm đam mê và theo đuổi con đường riêng của mình. Rồi một lúc nào đó, bạn sẽ thấy mình đang sống đúng như cách mà bạn từng mơ ước.
Hãy luôn tin rằng: bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng.
(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, trang 245-246)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ?
Câu 2: Trong đoạn trích tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân nào khiến hầu hết mọi người không sống đúng tiềm năng của mình ?
Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu :
Bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng.
Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/ chị ? Vì sao ? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 5-7 câu).
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân khiến hầu hết mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình là:
- Có thể chúng ta đều lười, đều không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình.
- Có thể chúng ta chưa nhận thức được sức mạnh của thói quen, sự trì níu của những thói quen xấu.
- Có thể là sự nản chí sau những lần thất bại, sau những va vấp của tuổi trẻ…
Câu 3. Học sinh chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng.
- Biện pháp: So sánh:
- Tác dụng: khẳng định mỗi người đều tiềm ẩn giá trị và vẻ đẹp riêng, đem đến niềm tin và sự cố gắng cho mỗi người trong cuộc sống; cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, sinh động.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !