TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 11 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (4 điểm):
Trình bày nguyên nhân vì sao Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858? Theo em việc mất nước có phải là tất yếu không? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm):
Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
Câu 3 (4 điểm):
Nêu những sự kiện chứng minh rằng Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động. Theo em vì sao các phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đều thất bại?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
a. Nguyên nhân
- Chủ quan:
+ Việt Nam là quốc gia có giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào.... đã trở thành miếng mồi béo bở cho các nước phương Tây đến xâm lược.
+ Chế độ phong kiến Việt Nam đang khủng hoảng sâu sắc: kinh tế công thương nghiệp sa sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhà Nguyễn không chịu canh tân đổi mới đất nước làm cho khả năng phòng thủ suy yếu.....
- Khách quan: Vào thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa của Pháp phát triển mạnh, đặt ra nhu cầu lớn về nguồn nhân công, nguyên liệu, thị trường. Vì vậy, giới tư vản Pháp đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa
b. Giải thích
- Khẳng định: Mất nước không phải là tất yếu
- Vì:
+ Ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt của quần chúng nhân dân. Trong quá trình kháng chiến, nhân dân ta luôn chiến đấu ngoan cường vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đặc biệt, với những chiến thắng tại Đà Nẵng, Gia Định, Cầu Giấy... đã chứng tỏ nhân dân Việt Nam có đủ khả năng đánh thắng Pháp.
Trong khi đó: Nhà Nguyễn trong quá trình kháng Pháp chỉ thiên về phòng thủ, không biết dựa vào nhân dân để kháng chiến, lại đi hết từ thỏa hiệp này tới thỏa hiệp khác trước thực dân xâm lược thông qua việc các bản hiệp ước. Với bản hiệp ước 1884 đã chấp nhận sự thống trị của Pháp trên đất nước ta.
Câu 2:
- Sau 2 bản hiệp ước Hác - măng và Pa- tơ- nốt (1884) thực dân Pháp đã hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược, bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy cai trị ở Bắc Kì và Trung kì.
- Phong trào phản đối hai hiệp ước vẫn diễn ra sôi nổi. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết đứng đầu đã mạnh tay hành động.
- Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết đã quyết định thực hiện cuộc phản công vào kinh thành Huế nhưng thất bại.
- Sau thất bại của cuộc phản công, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên sơn phòng Tân Sở ( Quảng Trị). Tại Tân Sở, ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết đã thay mặt vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.
- Hưởng ứng chiếu Cần Vương, một phong trào kháng Pháp đã diễn ra sôi nổi, liên tục, kéo dài trong những năm cuối thế kỉ XIX- phong trào Cần Vương.
Câu 3:
a. Chứng minh
- Tiểu sử:
Phan Bội Châu là sĩ phu nổi tiếng đất Nghệ An, là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX
- Chủ trương: Phan bội Châu chủ trương dùng bạo động vũ trang để đánh đuổi Pháp, xây dựng một chế độ chính trị mới ở Việt Nam.
- Hoạt động
+Năm 1904: Phan Bội Châu thành lập hội Duy Tân, chủ trương đánh Pháp để giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam...
- Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du đưa thanh thiếu niên sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp...
- Năm 1912: Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội, khẳng định tôn chỉ: "đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc"...
- Hội đã nhiều lần bí mật cử người về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ và tay sai đắc lực của chúng...
- Năm 1913: Phan Bội Châu bị bắt, Việt Nam Quang phục hội ngừng hoạt động.
b. Nguyên nhân
- Khách quan:
+ Do tương quan lực lượng giữa Pháp và ta còn chênh lệch: Pháp mạnh, ta yếu
+ Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế Việt Nam chưa chín muồi, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại
- Chủ quan:
+ Các phong trào nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, dễ bị áp
+ Giai cấp lãnh đạo vẫn còn những hạn chế, con đường đấu tranh chưa phù hợp.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Trình bày về khởi nghĩa Hương Khê? Vì sao đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 2: Mục đích của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp? Tác động đến kinh tế nước ta?
Câu 3: Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX (về chủ trương và phương pháp) của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Câu 4: Kết cục chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? Những chuyển biến lớn của tình hình thế giới sau chiến tranh
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Nêu nét chính chiến sự ở Đà Nẵng ? Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tiến công đầu tiên để thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ?
Câu 2: Từ năm 1858 đến 1884 triều đình Huế kí với thực dân Pháp những bản hiệp ước nào? Nhận xét của em về các bản hiệp ước?
Câu 3: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã đem đến những chuyển biến về xã hội như thế nào? Phân tích đặc điểm, thái độ cách mạng của giai cấp nông dân và công nhân?
Câu 4:
- Nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ hai?
- Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 rút ra vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Phong trào Ngũ Tứ đã chuyển cách mạng Trung Quốc sang giai đoạn cách mạng nào?
A. Chống đế quốc.
B. Chống đế quốc phong kiến.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 2. Ganđi kêu gọi đấu tranh chống thực dân bằng biện pháp gì?
A. Ám sát.
B. Khởi nghĩa.
C. Đảo chính.
D. Hòa bình.
Câu 3. Cuộc cách mạng nào đã tác động đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh?
A. Cách mạng Đức.
B. Cách mạng Tân Hợi.
C. Cách mạng Tháng mười Nga.
D. Cách mạng Hunggary.
Câu 4. Đảng Cộng sản thành lập sớm nhất ở Đông Nam Á là đảng nào?
A. Việt Nam.
B. Mã Lai.
C. Inđônêxia.
D. Xiêm.
Câu 5. Các nước Phát xít Đức, Italia, Nhật Bản phát động chiến tranh nhằm mục đích gì?
A. Chống quốc tế Cộng sản.
B. Tiêu diệt Liên Xô.
C. Chia lại thế giới.
D. Tiêu diệt Anh, Pháp, Mĩ.
Câu 6. Nước nào thực hiện Đạo luật trung lập vào tháng 08/1935?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Liên Xô.
Câu 7. Đỉnh cao của chính sách nhượng bộ phát xít là sự kiện nào?
A. “Cuộc chiến tranh kì quặc”.
B. Hiệp định Muy-ních.
C. Hiệp ước Xô - Đức.
D. Pháp đầu hàng Đức.
Câu 8. Trận đánh nào làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chơp nhoáng” của Hítle?
A. Trận Matxcova
B. Trận Enalament
C. Trận Xtalingrat
D. Trận Cuôcxcơ
Câu 9. Sự kiện nào mở đầu chiến tranh Thái Bình Dương?
A. Quân Nhật kéo vào Đông Dương.
B. Trận Trân Châu Cảng.
C. Mĩ tuyên chiến với Nhật Bản.
D. Nhật chiến Philíppin.
Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc?
A. Nước Đức ký văn bản đầu hàng.
B. Phát xít Italia bị tiêu diệt.
C. Nhật Bản đầu hàng.
D. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Tháng 5 – 1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đã
A. thành lập Hội Duy tân.
B. phát động phong trào Đông du.
C. thành lập Việt Nam Quang Phục hội.
D. khởi xướng phong trào Duy tân.
Câu 2. Duy tân hội chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể
A. dân chủ cộng hòa.
B. quân chủ phong kiến.
C. dân chủ tư sản.
D. quân chủ lập hiến
Câu 3. Trừ khử những tên thực dân đầu sỏ và tay sai để gây tiểng vang, là một trong những hoạt động của
A. binh lính người Việt trong vụ “Hà thành đầu độc”.
B. Việt Nam Quang phục hội.
C. Duy tân hội.
D. phong trào Đông Du.
Câu 4. Từ năm 1906, những sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã cùng với Phan Châu Trinh mở cuộc vận động Duy tân, gồm:
A. Trần Quý Cáp, Lương Văn Can.
B. Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Tăng Bí.
C. Trần Quý Cáp, Nguyễn Quyền.
D. Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp.
Câu 5. Trong cuộc vận động duy tân ở Trung Kì, về kinh tế, các sĩ phu tiến bộ đã chủ trương
A. đẩy mạnh xuất khẩu.
C. chấn hưng thực nghiệp.
B. bài trừ ngoại hóa.
D. chống độc quyền.
Câu 6. Tư tưởng duy tân khi đi vào quần chúng đã biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là
A. phong trào chống thuế ở Trung Kì.
B. vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội.
C. phong trào đấu tranh của binh lính người Việt.
D. cuộc vận động cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn.
Câu 7. Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, công thương nghiệp và giao thông vân tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển vì
A. thực dân Pháp chỉ đầu tư vào công nghiệp chiến tranh.
B. tư bản Pháp nới lỏng chính sách độc quyền.
C. tư bản Pháp tập trung vốn vào công nghiệp khai mỏ.
D. hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm.
Câu 8. Ở Việt Nam, trong những năm 1914 – 1918, nông nghiệp từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng thầu dầu, đậu, lạc... nhằm
A. đẩy mạnh xuất khẩu nông sản phẩm.
B. phát triển nền nông nghiệp đa canh.
C. phục vụ yêu cầu của chiến tranh.
D. điều chỉnh cơ cấu cây trồng.
Câu 9. Thành viên của Việt Nam Quang phục hội tham gia cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916 ở Trung Kì là
A. Trần Cao Vân.
B. Duy Tân.
C. Thái Phiên.
D. Đỗ Chân Thiết
Câu 10. Cuộc khởi nghĩa N’ Trang Lơng là cuộc đấu tranh vũ trang của đồng bào dân tộc thiểu số nổ ra trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai và
A. có ảnh hưởng lớn nhất ở vùng Tây Bắc.
B. có thời gian tồn tại gần 20 năm.
C. buộc Pháp phải nới rộng ách kìm kẹp ở Tây Nguyên.
D. có phạm vi hoạt động rộng lớn nhất ở vùng Đông Bắc.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Đoàn Thượng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Rạch Giá
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Sơn
Chúc các em học tốt!