TRƯỜNG THPT NAM KỲ KHỞI NGHĨA | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 11 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Đốt cháy axit cacboxylic đơn chức, no, mạch hở thì
A. nCO2 > nH2O hoặc nCO2 < nH2O. B. nCO2 < nH2O
C. nCO2 > nH2O D. nCO2 = nH2O
Câu 2: Axit axetic không phản ứng với chất nào sau đây
A. ZnO B. NaOH. C. CaCO3. D. Cu.
Câu 3: Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, nung nóng) thì thu được
A. CH3COOH. B. CH3CH2OH. C. HCOOH. D. CH3OH.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 19,04 g B. 18,68 g C. 13,32 g D. 14,44 g
Câu 5: Dãy đồng đẳng của Ankin có công thức chung là:
A. CnH2n-2. B. CnH2n+2. C. CnH2n. D. CnH2n-2.
Câu 6: Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric… gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu?
A. Muối ăn. B. Nước vôi trong. C. Phèn chua. D. Giấm ăn.
Câu 7: Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp anđehit axetic bằng một phản ứng là
A. HCHO, C2H2, CH3COOH B. C2H5OH, C2H2, CH3COOH.
C. C2H5OH, C2H4, C2H2. D. CH3COOH, C2H2, C2H4.
Câu 8: Cho các chất: HCHO, CH3CHO, HCOOH, C2H2. Số phản ứng với dd AgNO3/NH3 là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 9: Oxi hoá CH3OH bằng CuO đun nóng, thu được anđehit có công thức là
A. HCHO. B. CH2=CHCHO. C. CH3CHO. D. CH3CH2CHO.
Câu 10: Cho 4,4 gam CH3CHO tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 21,6. B. 43,2. C. 32,4. D. 86,4.
Câu 11: Phản ứng đặc trưng của ankan là:
A. Phản ứng cộng B. Phản ứng cháy C. Phản ứng thế D. Phản ứng trùng hợp
Câu 12: Tính chất nào không phải của benzen
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). B. Tác dụng với dung dịch KMnO4.
C. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ). D. Tác dụng với Cl2 (as).
Câu 13: Trong các ancol sau, ancol nào hòa tan được Cu(OH)2?
A. Glixerol B. Ancol etylic. C. Ancol isopropylic D. Ancol metylic
Câu 14: Trung hòa 9 gam axit cacboxylic X đơn chức bằng dung dịch NaOH, thu được 12,3 gam muối. Công thức của X là
A. CH3-COOH B. C3H7COOH. C. H-COOH. D. C2H5COOH
Câu 15: Để phân biệt 2 mẫu hóa chất riêng biệt : phenol, ancol etylic bằng một thuốc thử, người ta dùng thuốc thử
A. dung dịch AgNO3/NH3. B. CaCO3.
C. Kim loại Na. D. dung dịch Br2.
Câu 16: Khi đun nóng ancol X no, đơn chức. mạch hở với axit H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y. Tỉ khối hơi của X so với Y bằng 1,32. Công thức phân tử của X là
A. C4H10O. B. C3H8O. C. CH4O. D. C2H6O.
Câu 17: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,12 và 0,03. B. 0,05 và 0,1. C. 0,03 và 0,12. D. 0,1 và 0,05.
Câu 18: Để phân biệt HCOOH và CH3COOH ta dùng
A. Na. B. AgNO3/NH3. C. CaCO3. D. NaOH.
Câu 19: Để làm sạch etan có lẫn axetilen người ta không dùng chất nào sau đây ?
A. dd NaOH. B. dd KMnO4 dư. C. dd AgNO3 /NH3 dư. D. dd brom dư.
Câu 20: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)
CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCH3 (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV);
A. (I), (IV) B. (III), (IV). C. (II), (III), (IV). D. (II), (IV).
Câu 21: Cho 2 phản ứng :
(1) 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
(2) C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
Hai phản ứng trên chứng tỏ lực axit theo thứ tự CH3COOH, H2CO3, C6H5OH, là
A. Không thay đổi. B. Tăng dần. C. Giảm dần. D. Vừa tăng vừa giảm.
Câu 22: Cho 12 gam axit axetic tác dụng với 11,5 gam ancol etylic với hiệu suất phản ứng 60% . Khối lượng este thu được là
A. 15,84gam. B. 22,0 gam. C. 17,6g. D. 10,56 gam.
Câu 23: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. C2H5OH + CH3OH(có H2SO4 đ, t0) B. C2H5OH + CuO (t0)
C. C2H5OH + NaOH D. C2H5OH + Na
Câu 24: Oxi hóa hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol là
A. C2H5OH, C2H5CH2OH. B. CH3OH, C2H5OH.
C. CH3OH, C2H5CH2OH. D. C2H5OH, C3H7CH2OH.
Câu 25: Hiđro hóa hoàn toàn 5,28 gam một anđehit no, đơn chúc, mạch hở X cần dung 2,688 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử X là
A. C2H2O2. B. C3H6O. C. CH2O. D. C2H4O.
Câu 26: Tên thay thế của hợp chất có công thức CH3CH(CH3)CH(OH)CH3 là
A. 4-metyl pentan-2-ol.
B. 3-metyl butan-2-ol.
C. 2-metyl butan-3-ol.
D. 3-metyl pentan-2-ol.
Câu 27: Khối lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam benzen tác dụng hết với clo có mặt bột Fe ( hiệu suất phản ứng 80%) là:
A. 16 gam B. 18 gam C. 20 gam D. 22,5 gam
Câu 28: Số đồng phân cấu tạo anken của C4H8 là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3
Câu 29: Cho 12 gam ancol X no, đơn chức, mạch hở phản ứng với Na dư thu được 2,24 lit khí H2 (đkc). Công thức phân tử của X là:
A. C4H9OH B. CH3OH. C. C3H7OH. D. C2H5OH
Câu 30: Cho 7,0 gam hỗn hợp hơi gồm metanal và propin tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 57,9 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Giá trị của m là
A. 14,35 gam. B. 28,0 gam. C. 57,55gam. D. 43,2 gam.
Câu 31: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất
A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. CH3CH3. D. CH3CH2OH.
Câu 32: Cho sơ đồ chuyển hoá : Tinh bột → X → Y → CH3CHO. Hai chất X, Y lần lượt là
A. C6H12O6 và CH3CHO. B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. C6H12O6 và CH3CH2OH. D. CH3CHO và CH3CH2OH.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
D | D | B | D | A | B | C | B |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
A | A | D | B | A | A | D | A |
17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
B | B | A | D | C | D | C | C |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 |
D | B | B | D | C | C | A | C |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được 8,96lit (đktc) CO2 và 9g H2O. CTPT của X là:
A. C3H8. B. C4H6. C. C4H8. D. C4H10.
Câu 2: Chất nào sau đây có đồng phân hình học :
A. CH3-C C-CH=CH2
B. CH3-CH=CH2
C. CH3-CH=C(CH3)2
D. CH3-C C-CH=CH-CH3
Câu 3: Dẫn 1,12 lít(đktc) Anken X qua bình đựng dung dịch Br2 dư. Thấy bình tăng 2,8 gam. X có CTPT là:
A. C4H8. B. C3H6. C. C5H10. D. C2H4.
Câu 4: Cho các chất: metan (CH4), etilen (C2H4), axetilen (C2H2), buta-1,3-dien (C4H6). Số chất làm mất màu dd KMnO4:
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 5: Isobutan CH3-CH(CH3)-CH3 phản ứng thế với clo theo tỉ lệ 1:1 (có chiếu sáng) thu được số dẫn xuất monoclo là
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 6: Sản phẩm chính của phản ứng: CH2=CH-CH=CH2 + Br2 ……. , là
A. CH3-CH=CH-CH2Br. B. BrCH2-CHBr-CH=CH2.
C. CH3-CHBr-CH=CH2. D. BrCH2-CH=CH-CH2Br
Câu 7: Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4. Đun X với Ni thu được hỗn hợp Y. Biết tỉ khối hơi của X, Y đối với H2 lần lượt là 4,9 và 7. Phần trăm thể tích H2 trong X là : ( Biết Y không làm mất màu dung dịch KMnO4).
A. 60% B. 20% C. 70% D. 80%
Câu 8: Dẫn các khí (1) etilen; (2) axetilen; (3) but-1-in; (4) butan; (5) but-2-in vào dung dịch AgNO3/NH3.Số chất tạo kết tủa là :
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 9: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon không no là
A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng tách.
C. Phản ứng thế. D. Phản ứng oxy hóa hoàn toàn.
Câu 10: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp
A. Etan CH3-CH3. B. Buta -1,3- đienCH2=CH-CH=CH2.
C. Vinyl clorua CH2=CH-Cl. D. Etilen CH2=CH2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 22 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
A. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | A | C | B | D | C | C | A | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | B | B | B | D | A | C | C | D | B |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Hai chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaOH và H2SO4.
B. K2S và HCl.
C. KNO3 và CuSO4.
D. MgCl2 và Na2CO3.
Câu 2: Propin (CH3-C≡CH) tạo kết tủa vàng nhạt với chất nào sau đây?
A. Dung dịch brom.
B. Dung dịch HBr.
C. Dung dịch KMnO4.
D. Dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 3: Buta-1,3-đien dùng làm nguyên liệu để sản xuất cao su tổng hợp như: cao su buna, cao su buna-S,....Công thức cấu tạo của buta-1,3- đien là
A. CH2=CH-C2H5.
B. CH2=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2.
D. CH2=C(CH3)CH=CH2.
Câu 4: Chất nào dưới đây không phải là chất điện li?
A. KOH
B. BaCl2
C. CH3COOH.
D. C2H5OH.
Câu 5: X là hỗn hợp 2 hiđrocacbon mạch hở, cùng dãy đồng đẳng. Để đốt cháy hết 2,8 gam X cần 6,72 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 20 gam.
B. 30 gam.
C. 15 gam.
D. 25 gam.
Câu 6: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
A. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
B. NH4Cl NH3 + HCl
C. BaSO3 BaO + SO2
D. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 5,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,008 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí NO và N2O là sản phẩm khử duy nhất. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng lên 3,78 gam so với ban đầu. Kim loại M là
A. Zn.
B. Fe.
C. Al.
D. Mg.
Câu 8: Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan thu được hỗn hợp X chỉ có các hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp X qua dung dịch chứa 6,4 gam brom, thấy brom phản ứng hết và có 4,704 lít hỗn hợp khí Y (đktc) thoát ra. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 117/7. Giá trị của m là
A. 9,28.
B. 8,12.
C. 8,70.
D. 10,44.
Câu 9: Nhỏ rất từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol KOH, b mol NaOH và c mol K2CO3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tổng (a + b) có giá trị là
A. 0,1.
B. 0,3.
C. 0,2.
D. 0,4.
Câu 10: Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2C + Ca → CaC2
(b) C + 2H2 → CH4
(c) C + CO2 → 2CO
(d) 3C + 4Al → Al4C3
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. (c)
B. (b)
C. (a)
D. (d)
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm BaO, NH4HCO3, NaHCO3 (có tỷ lệ mol lần lượt là 5 : 4 : 2) vào nước dư, đun nóng. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa :
A. NaHCO3 và Ba(HCO3)2.
B. Na2CO3.
C. NaHCO3.
D. NaHCO3 và (NH4)2CO3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | C | 11 | B | 21 | C | 31 | B |
2 | D | 12 | B | 22 | B | 32 | B |
3 | C | 13 | A | 23 | D | 33 | A |
4 | D | 14 | A | 24 | A | 34 | B |
5 | A | 15 | C | 25 | D | 35 | D |
6 | D | 16 | C | 26 | B | 36 | D |
7 | A | 17 | C | 27 | C | 37 | C |
8 | C | 18 | A | 28 | B | 38 | A |
9 | C | 19 | B | 29 | D | 39 | B |
10 | A | 20 | D | 30 | D | 40 | A |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Cặp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. HCN và CaC2. B. CH4 và C2H5OH. C. C2H5OH và CaC2. D. CCl4 và CO2.
Câu 2: Chất nào sau đây có chứa hai liên kết π trong phân tử?
A. C2H6. B. C2H2. C. C2H4. D. CH4.
Câu 3: Số nguyên tử cacbon trong phân tử propan là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 4: Chất nào sau đây là ankan?
A. C6H6. B. C2H6. C. C4H6. D. C3H6.
Câu 5: Chất nào sau đây có đồng phân mạch cacbon?
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 6: Tên gọi của C2H6 là
A. etan. B. metan. C. propan. D. butan.
Câu 7: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất lỏng?
A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 8: Ankan có khả năng tham gia phản ứng
A. thế với halogen. B. cộng với hiđro. C. trùng hợp. D. thủy phân.
Câu 9: Anken có công thức tổng quát là
A. CnH2n + 2 (n ³ 2). B. CnH2n (n ³ 2). C. CnH2n – 2 (n ³ 3). D. CnH2n – 6 (n ³ 6).
Câu 10: Số đồng phân cấu tạo của anken có công thức phân tử C4H8 là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 28 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
B | B | B | B | D | A | D | A | B | B | A | B | C | C |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
A | B | B | A | B | A | D | B | C | C | C | B | C | C |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CCl4. B. CaC2. C. CaCO3. D. NaCN.
Câu 2: Chất nào sau đây trong phân tử có liên kết đôi?
A. C3H8. B. C2H2. C. C2H4. D. CH4.
Câu 3: Số nguyên tử hiđro trong phân tử propan là
A. 4. B. 6. C. 8. D. 10.
Câu 4: Ankan có công thức tổng quát là
A. CnH2n + 2 (n ³ 1). B. CnH2n (n ³ 2). C. CnH2n – 2 (n ³ 3). D. CnH2n – 6 (n ³ 6).
Câu 5: Ankan nào sau đây có đồng phân mạch cacbon?
A. Metan. B. Etan. C. Propan. D. Butan.
Câu 6: Butan có công thức phân tử là
A. C2H6. B. C4H10. C. C3H6. D. C4H8.
Câu 7: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí?
A. C3H8. B. C7H16. C. C8H18. D. C10H22.
Câu 8: Ankan có khả năng tham gia phản ứng
A. thế với halogen. B. cộng với hiđro. C. trùng hợp. D. thủy phân.
Câu 9: Anken có công thức tổng quát là
A. CnH2n + 2 (n ³ 2). B. CnH2n (n ³ 2). C. CnH2n – 2 (n ³ 3). D. CnH2n – 6 (n ³ 6).
Câu 10: Số đồng phân cấu tạo anken có công thức phân tử C4H8 là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 28 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
A | C | C | A | D | B | A | A | B | B | A | B | C | B |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
A | B | A | D | B | A | B | D | C | D | D | C | B | D |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nam Kỹ Khởi Nghĩa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nghi Lộc 2
Chúc các em học tốt!