TRƯỜNG THPT LẠC HỒNG | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 11 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Cho các phát biểu sau về phenol:
(1) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(2) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Nguyên tử H ở nhóm OH ở Phenol linh động hơn trong ancol.
(4) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(5) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa trắng.
Số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 2. Thứ tự sắp xếp theo sự tăng dần tính axit của CH3COOH ; C2H5OH ; CO2 và C6H5OH là:
A. C2H5OH < CO2 < C6H5OH < CH3COOH. B. CH3COOH < C6H5OH < CO2 < C2H5OH.
C. C2H5OH < C6H5OH < CO2 < CH3COOH. D. C6H5OH < CO2 < CH3COOH < C2H5OH.
Câu 3. Trùng hợp đivinyl (buta-1,3-đien) tạo ra cao su Buna có cấu tạo là ?
A. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n. B. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
C. (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n. D. (-CH2-CH-CH=CH2-)n.
Câu 4. Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm axit fomic và etanol tác dụng hết với Na dư, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48 B. 3,36 C. 6,72 D. 7,84
Câu 5. Gần đây, rất nhiều trường hợp tử vong do uống phải rượu giả được pha chế từ cồn công nghiệp. Một trong những hợp chất độc hại trong cồn công nghiệp chính là metanol (CH3OH). Tên gọi khác của metanol là
A. ancol etylic. B. ancol metylic. C. phenol. D. etanol.
Câu 6. C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit?
A. 2 đồng phân B. 4 đồng phân C. 3 đồng phân D. 1 đồng phân
Câu 7. Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, có thể là ankan, anken, ankin, ankađien. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. X không thể gồm
A. ankan và anken. B. ankan và ankin.
C. hai anken. D. ankan và ankađien
Câu 8. Cho 1,38 gam hỗn hợp gồm axetilen và anđehit axetic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Phản ứng xong thu được 8,46 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 70,5% và 25,5% B. 71,74% và 28,26% C. 28,26% và 71,74% D. 74,03% và 25,9%
Câu 9. Tên thay thế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH2COOH là
A. Axit 3-etylbutan-1-oic B. Axit 3-etylbutanoic
C. Axit 2-metylpropanoic D. Axit 3-metylpentanoic
Câu 10. Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là
A. C2H2. B. C2H6. C. C2H4. D. CH4.
Câu 11. Cho các thí nghiệm sau:
(1) cho etanol tác dụng với Na kim loại.
(2) cho etanol tác dụng với dung dịch HBr, to.
(3) cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2.
(4) cho etanol tác dụng với CH3COOH có H2SO4 đặc xúc tác.
Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 12. Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác đun nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H2 , C2H4 , C2H6 và H2. Sục Y vào dung dịch brom dư thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để dốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là:
A. 26,88 lít B. 44,8 lít C. 22,4 lít D. 33,6 lít
Câu 13. Đun nóng ancol đơn chức X với H2SO4 đặc ở 140oC thu được Y. Tỉ khối hơi của Y đối với X xấp xỉ bằng 1,6087. X là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.
Câu 14. Công thức phân tử chung của dãy đông đẳng axit axetic là:
A. CnH2nO (n³1). B. CxH2x + 1 CHO (x ³ 0)
C. CxH2x + 1 COOH (x ³ 0) D. CnH2nO2 (n³ 2)
Câu 15. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3OCH3 B. CH3COOH C. CH3CHO D. C2H5OH
Câu 16. Tên nào sau đây của HCHO là không đúng?
A. Anđehit fomic B. Fomanđehit C. Fomalin D. Metanal
Câu 17. Cho sơ đồ chuyển hoá : Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. D. CH3CH2OH và CH3CHO.
Câu 18. Bậc của ancol (CH3)2CHOH là:
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 19. Cho 20,0g dung dịch fomalin tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 86,4g Ag. Nồng độ phần trăm của dung dịch fomalin là:
A. 60% B. 20% C. 30% D. 50%
Câu 20. Butan-1-ol X ; X + H2O Y. Tên gọi của Y là
A. 2-metylpropan-2-ol. B. propan-2-ol.
C. butan-2-ol. D. butan-1-ol.
Câu 21. Cho ankan A (trong phân tử có % khối lượng hiđro xấp xỉ 16,667 %) phản ứng với Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) chỉ thu được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Vậy tên của A phù hợp là
A. Metan. B. 2,2-đimetylpropan.
C. Etan. D. 2-metylbutan.
Câu 22. Cho các dung dịch sau: HCHO, HCOOH, CH3COOH , C2H5OH . Dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên bằng phương pháp hoá học?
A. Dung dịch AgNO3/ NH3; quỳ tím. B. Dung dịch AgNO3/ NH3; Cu.
C. Dung dịch brom; Na. D. Dung dịch AgNO3/ NH3; Na.
Câu 23. Axit acrylic không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Br2. B. CaCO3. C. Cu. D. Cu(OH)2.
Câu 24. Hiđrocacbon X mạch hở, phân tử chứa 2 liên kết pi. X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
A. Ankin. B. Ankylbenzen. C. Anken. D. Ankan.
Câu 25. Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là:
A. C2H5CHO. B. HCHO. C. C3H7CHO. D. C4H9CHO.
Câu 26. Cho các phát biểu sau:
(1) Anken là những hidroccabon không no mạch hở trong phân tử có một kiên kết đôi C=C
(2) Ankin là những hidroccabon không no mạch hở trong phân tử có một kiên kết ba CºC
(3) Anken có công thức phân tử chung là CnH2n ( n ³ 2)
(4) Ankin có công thức phân tử chung là CnH2n-2 ( n ³ 2)
(5) But-2-en và But-2-in đều có đồng phân hình học.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 27. 1 mol Toluen + 1 mol Br2(khan). Sản phẩm không được tạo thành là:
A. C6H5CH2Br. B. m-BrC6H4CH3. C. p-BrC6H4CH3. D. o-BrC6H4CH3.
Câu 28. Khi cho 0,2 mol 1 ankin tác dụng với AgNO3 trong dd NH3 ( dư) thu đc 29,4 gam kết tủa, tên gọi của ankin là?
A. Propin. B. Etin. C. but-1-in. D. 3-metylbut-1-in.
Câu 29. Trung hòa 26,1 gam hỗn hợp gồm CH3COOH, C6H5OH cần vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác cho 26,1 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch brôm dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 11,26 gam. B. 49,65 gam. C. 4,46 gam. D. 50,1 gam.
Câu 30. Phản ứng đặc trưng của ankan là
A. Phản ứng tách. B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng trùng hợp. D. Phản ứng thế.
Câu 31. Ancol X tách nước chỉ tạo một anken duy nhất. Đốt cháy một lượng X được 4,48 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. X có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp ?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 32. Trong công nghiệp phương pháp hiện đại nhất dùng để điều chế axit axetic đi từ chất nào sau đây?
A. Butan. B. Etanol. C. Metanol. D. Anđehit axetic.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | A | 9 | D | 17 | D | 25 | C |
2 | C | 10 | C | 18 | A | 26 | B |
3 | B | 11 | A | 19 | C | 27 | B |
4 | B | 12 | D | 20 | C | 28 | A |
5 | B | 13 | B | 21 | B | 29 | B |
6 | A | 14 | C | 22 | A | 30 | D |
7 | A | 15 | B | 23 | C | 31 | A |
8 | C | 16 | C | 24 | A | 32 | C |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Cho biết sản phẩn chính của phản ứng khử H2O của 3 – metylbutan – 2- ol ?
A. 2 – metylbut-2-en B. 2 – metylbut-1-en C. 3 – metylbut-1-en D. 3 – metylbut-2-en
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phenol?
A. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng.
B. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức.
C. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa.
D. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 3. Bậc của ancol là
A. bậc của cacbon liên kết với nhóm –OH. B. số cacbon có trong phân tử ancol.
C. số nhóm chức có trong phân tử. D. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.
Câu 4. Chất nào sau đây dùng để sản xuất thuốc nổ TNT ?
A. Benzen. B. Toluen. C. Stiren. D. Xilen
Câu 5. Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaHCO3. B. HCl. C. NaCl. D. KOH.
Câu 6. Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là
A. 18,6. B. 21,0. C. 14,0. D. 17,4.
Câu 7. Cho phenol (C6H5OH) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02mol NaOH thu được m gam muối natriphenolat. Giá trị m là
A. 1,88g B. 2,32g C. 2,18g D. 3,24g
Câu 8. Benzen phản ứng được với :
A. brom khan khi có bột Fe. B. dd brom.
C. brom khan. D. dd brom khi có Fe .
Câu 9. Cho ancol etylic và phenol lần lượt tác dụng với các chất sau: Na, NaOH, dd Br2. Số phản ứng xảy ra là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 10. Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là
A. o-bromtoluen và m-bromtoluen. B. o-bromtoluen và p-bromtoluen.
C. p-bromtoluen và m-bromtoluen. D. benzyl bromua.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 32 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | A | 9 | B | 17 | C | 25 | C |
2 | B | 10 | B | 18 | B | 26 | A |
3 | A | 11 | D | 19 | B | 27 | C |
4 | B | 12 | C | 20 | A | 28 | C |
5 | D | 13 | B | 21 | D | 29 | D |
6 | A | 14 | B | 22 | C | 30 | D |
7 | B | 15 | D | 23 | C | 31 | C |
8 | A | 16 | D | 24 | A | 32 | D |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Khi tách nước của ancol C4H10O được hỗn hợp 3 anken đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của ancol là :
A. (CH3)2CHCH2OH. B. (CH3)3COH. C. CH3CH2CH2CH2OH. D. CH3CHOHCH2CH3.
Câu 2. Chất có tên là gì ?
A. 1,1-đimetyletanol. B. 2-metylpropan-2-ol.
C. isobutan-2-ol. D. 1,1-đimetyletan-1-ol.
Câu 3. Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5– trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. nước Br2. B. H2 (Ni, nung nóng). C. Na kim loại. D. dung dịch NaOH.
Câu 4. X là một ankylbenzen chứa 90,56%C về khối lượng. X tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 có hoặc không có bột Fe đều thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất. Tên gọi của X là
A. o- đimetylbenzen B. m- đimetylbenzen C. p- đimetylbenzen D. Toluen
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phenol?
A. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng.
B. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa.
C. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
D. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức.
Câu 6. Cho biết sản phẩn chính của phản ứng khử H2O của 3 – metylbutan – 2- ol ?
A. 3 – metylbut-2-en B. 2 – metylbut-1-en C. 2 – metylbut-2-en D. 3 – metylbut-1-en
Câu 7. Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. KOH. B. NaHCO3. C. HCl. D. NaCl.
Câu 8. Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.
- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140oC tạo thành 1,39 gam hỗn hợp ba ete. Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Hiệu suất phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là
A. 40% và 20%. B. 30% và 30%. C. 25% và 35%. D. 20% và 40%.
Câu 9. ChÊt h÷u c¬ nµo ®îc dïng ®Ó s¶n xuÊt thuèc næ TNT ?
A. Toluen. B. Stiren. C. Xilen D. Benzen.
Câu 10. Benzen phản ứng được với :
A. brom khan khi có bột Fe. B. brom khan.
C. dd brom khi có Fe . D. dd brom.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 32 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | D | 9 | A | 17 | D | 25 | B |
2 | B | 10 | A | 18 | A | 26 | A |
3 | A | 11 | D | 19 | A | 27 | B |
4 | C | 12 | B | 20 | A | 28 | B |
5 | D | 13 | B | 21 | C | 29 | A |
6 | C | 14 | B | 22 | B | 30 | B |
7 | A | 15 | D | 23 | C | 31 | D |
8 | D | 16 | B | 24 | D | 32 | D |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Gần đây, rất nhiều trường hợp tử vong do uống phải rượu giả được pha chế từ cồn công nghiệp. Một trong những hợp chất độc hại trong cồn công nghiệp chính là metanol (CH3OH). Tên gọi khác của metanol là
A. ancol etylic. B. etanol. C. phenol. D. ancol metylic.
Câu 2. Cho các phát biểu sau về phenol:
(1) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(2) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Nguyên tử H ở nhóm OH ở Phenol linh động hơn trong ancol.
(4) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(5) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa trắng.
Số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 3. Hiđrocacbon X mạch hở, phân tử chứa 2 liên kết pi. X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
A. Ankin. B. Ankan. C. Ankylbenzen. D. Anken.
Câu 4. Tên nào sau đây của HCHO là không đúng?
A. Fomanđehit B. Metanal C. Anđehit fomic D. Fomalin
Câu 5. Công thức phân tử chung của dãy đông đẳng axit axetic là:
A. CnH2nO (n³1). B. CxH2x + 1 COOH (x ³ 0)
C. CnH2nO2 (n³ 2) D. CxH2x + 1 CHO (x ³ 0)
Câu 6. C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit?
A. 4 đồng phân B. 1 đồng phân C. 3 đồng phân D. 2 đồng phân
Câu 7. Trong công nghiệp phương pháp hiện đại nhất dùng để điều chế axit axetic đi từ chất nào sau đây?
A. Metanol. B. Butan. C. Anđehit axetic. D. Etanol.
Câu 8. Cho ankan A (trong phân tử có % khối lượng hiđro xấp xỉ 16,667 %) phản ứng với Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) chỉ thu được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Vậy tên của A phù hợp là
A. 2,2-đimetylpropan. B. Etan.
C. Metan. D. 2-metylbutan.
Câu 9. Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là:
A. HCHO. B. C3H7CHO. C. C4H9CHO. D. C2H5CHO.
Câu 10. Ancol X tách nước chỉ tạo một anken duy nhất. Đốt cháy một lượng X được 4,48 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. X có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp ?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 32 của đề thi số 4 vui lòng xem tạionline hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | D | 9 | B | 17 | A | 25 | B |
2 | A | 10 | D | 18 | A | 26 | C |
3 | A | 11 | B | 19 | B | 27 | A |
4 | D | 12 | C | 20 | A | 28 | D |
5 | B | 13 | B | 21 | C | 29 | C |
6 | D | 14 | A | 22 | C | 30 | A |
7 | A | 15 | A | 23 | D | 31 | D |
8 | A | 16 | A | 24 | B | 32 | D |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Cho sơ đồ chuyển hoá : Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH2OH và CH2=CH2. D. CH3CHO và CH3CH2OH.
Câu 2. Hiđrocacbon X mạch hở, phân tử chứa 2 liên kết pi. X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
A. Anken. B. Ankin. C. Ankylbenzen. D. Ankan.
Câu 3. C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit?
A. 2 đồng phân B. 4 đồng phân C. 3 đồng phân D. 1 đồng phân
Câu 4. Tên thay thế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH2COOH là
A. Axit 3-etylbutanoic B. Axit 3-metylpentanoic
C. Axit 2-metylpropanoic D. Axit 3-etylbutan-1-oic
Câu 5. Gần đây, rất nhiều trường hợp tử vong do uống phải rượu giả được pha chế từ cồn công nghiệp. Một trong những hợp chất độc hại trong cồn công nghiệp chính là metanol (CH3OH). Tên gọi khác của metanol là
A. etanol. B. ancol etylic. C. ancol metylic. D. phenol.
Câu 6. Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác đun nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H2 , C2H4 , C2H6 và H2. Sục Y vào dung dịch brom dư thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để dốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là:
A. 44,8 lít B. 22,4 lít C. 26,88 lít D. 33,6 lít
Câu 7. Trùng hợp đivinyl (buta-1,3-đien) tạo ra cao su Buna có cấu tạo là ?
A. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n. B. (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n.
C. (-CH2-CH-CH=CH2-)n. D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
Câu 8. Thứ tự sắp xếp theo sự tăng dần tính axit của CH3COOH ; C2H5OH ; CO2 và C6H5OH là:
A. CH3COOH < C6H5OH < CO2 < C2H5OH. B. C2H5OH < CO2 < C6H5OH < CH3COOH.
C. C6H5OH < CO2 < CH3COOH < C2H5OH. D. C2H5OH < C6H5OH < CO2 < CH3COOH.
Câu 9. Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, có thể là ankan, anken, ankin, ankađien. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. X không thể gồm
A. ankan và ankin. B. ankan và ankađien.
C. ankan và anken. D. hai anken.
Câu 10. Butan-1-ol → X ; X + H2O → Y. Tên gọi của Y là
A. butan-1-ol. B. butan-2-ol.
C. propan-2-ol. D. 2-metylpropan-2-ol.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 32 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | B | 9 | C | 17 | B | 25 | D |
2 | B | 10 | B | 18 | B | 26 | C |
3 | A | 11 | D | 19 | A | 27 | B |
4 | B | 12 | A | 20 | B | 28 | C |
5 | C | 13 | D | 21 | C | 29 | D |
6 | D | 14 | C | 22 | A | 30 | D |
7 | D | 15 | B | 23 | D | 31 | B |
8 | D | 16 | A | 24 | A | 32 | A |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lạc Hồng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nghi Lộc 2
Chúc các em học tốt!