Bộ 455 câu trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 12 năm học 2019-2020

455 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020

 

CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT

Câu 1: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

    A. C2H5COOH.      B. HO-C2H4-CHO.     CCH3COOCH3.       D. HCOOC2H5.

Câu 2: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:

     A. etyl axetat.        B. metyl propionat.     C. metyl axetat.          D. propyl axetat.

Câu 3: Este etyl axetat có công thức là

    A. HCOOCH3.       B. C2H5COOCH3.      CCH3COOC2H5.    D. CH3COOCH3.

Câu 4: Este etyl fomiat có công thức là

    A. CH3COOCH3.   BHCOOC2H5.          C. HCOOCH=CH2.   D. HCOOCH3.

Câu 5: Este metyl acrilat có công thức là

    A. CH3COOCH3.   B. CH3COOCH=CH2.                   CCH2=CHCOOCH3.             D. HCOOCH3.

Câu 6: Este vinyl axetat có công thức là

    A. CH3COOCH3.   BCH3COOCH=CH2.         C. CH2=CHCOOCH3.             D. HCOOCH3.

Câu 7: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

    A. phenol.               Bglixerol.                  C. ancol đơn chức.               D. este đơn chức.

Câu 8: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là

    A. C15H31COONa và etanol.                      B. C17H35COOH và glixerol.

    C. C15H31COOH và glixerol.                      DC17H35COONa và glixerol.

Câu 9: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là

    A. C15H31COONa và etanol.                      B. C17H35COOH và glixerol.

    CC15H31COONa và glixerol.                    D. C17H35COONa và glixerol.

Câu 10: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là

    A. C15H31COONa và etanol.                      B. C17H35COOH và glixerol.

    C. C15H31COONa và glixerol.                    DC17H33COONa và glixerol.

Câu 11: Khi thuỷ phân trong môi trường axit tristearin ta thu được sản phẩm là

    A. C15H31COONa và etanol.                      BC17H35COOH và glixerol.

    C. C15H31COOH và glixerol.                      D. C17H35COONa và glixerol.

Câu 12: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là

    Atriolein                  B. tristearin                  C. tripanmitin                        D. stearic

Câu 13: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

    A. 5.                        B. 4.                            C2.                            D. 3.

Câu 14: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

    A. 2.                                    B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 15: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

    A. 2.                                    B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 16: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

    A. 6.                                    B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 17: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là

    A. 2.                                    B. 5.                            C4.                            D. 3.

Câu 18: Thủy phân este E có công thức phân tử C4HO2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:

     A. metyl propionat.                        B. propyl fomat.          C. ancol etylic.                        D. etyl axetat.

Câu 19: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

    A. CH3COONa và C2H5OH.                                  BHCOONa và CH3OH.

    C. HCOONa và C2H5OH.                                       D. CH3COONa và CH3OH.

Câu 20: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

    A. CH3COONa và CH3OH.                                               BCH3COONa và C2H5OH.

    C. HCOONa và C2H5OH.                                       D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 21: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là

    A. C2H3COOC2H5.          B. CH3COOCH3.      C. C2H5COOCH3.    DCH3COOC2H5.

Câu 22: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

    A. CH2=CHCOONa và CH3OH.               BCH3COONa và CH3CHO.

    C. CH3COONa và CH2=CHOH.               D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 23: Đun nóng este CH2=CHCOOCHvới một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

    ACH2=CHCOONa và CH3OH.               B. CH3COONa và CH3CHO.

    C. CH3COONa và CH2=CHOH.               D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 24: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là

    A. propyl axetat.                 B. metyl axetat.           C. etyl axetat.                         Dmetyl fomiat.

Câu 25: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:

    A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3.                         B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.

    C. H-COO-CH3, CH3-COOH.                 DCH3-COOH, H-COO-CH3.

Câu 26: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):

Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:

    AC2H5OH, CH3COOH.                                     B. CH3COOH, CH3OH.    

    C. CH3COOH, C2H5OH.                         D. C2H4, CH3COOH.

Câu 27: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là

    A. HCOO-C(CH3)=CH2.                          B. HCOO-CH=CH-CH3.      

    CCH3COO-CH=CH2.                             D. CH2=CH-COO-CH3.

Câu 28: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

    A6.                                    B. 3.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 29: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

    A. 4.                                    B. 6.                            C5.                            D. 3.

Câu 30: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

    A3.                                    B. 6.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 31: Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại

    A. ancol no đa chức.                                                B. axit không no đơn chức.  

    C. este no đơn chức.                                                Daxit no đơn chức.

Câu 32: Propyl fomat được điều chế từ

    A. axit fomic và ancol metylic.                             Baxit fomic và ancol propylic.

    C. axit axetic và ancol propylic.                            D. axit propionic và ancol metylic.

Câu 33: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là

    A. C2H5COOC2H5.        B. CH3COOC2H5.         CC2H5COOCH3.         D. HCOOC3H7.

Câu 34: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là (Cho H = 1; C = 12; O = 16).

    A. 50%                                 B.  62,5%                   C. 55%                                     D. 75%

Câu 35: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là

    A. etyl axetat.                     B. propyl fomiat.         C. metyl axetat.          D. metyl fomiat.

Câu 36: Trong phân tử este (X) no, đơn chức, mạch hở có thành phần oxi chiếm 36,36 % khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là                     

    A4.                                                B. 2.                            C. 3.                            D. 5.

Câu 37: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là

    A. 400 ml.                           B300 ml.                   C. 150 ml.                   D. 200 ml.

Câu 38: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

    A. 16,68 gam.                     B. 18,38 gam.              C. 18,24 gam.                         D17,80 gam.

Câu 39: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

    A3,28 gam.                       B. 8,56 gam.                C. 8,2 gam.                 D. 10,4 gam.

Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của este là

    A. C4H8O4                           B. C4H8O2                   CC2H4O2                    D. C3H6O2

Câu 41: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là

    A. Etyl fomat                      BEtyl axetat              C. Etyl propionat         D. Propyl axetat

Câu 42: Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất  hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là

    A. HCOOC3H7                    B. CH3COOC2H5       C. HCOOC3H5            DC2H5COOCH3

Câu 43: Đun nóng chất béo cần vừa đủ 40 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là        

    A. 13,8                                B4,6                          C. 6,975                      D. 9,2

Câu 44: Xà phòng hoá hoàn toàn 37,0 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là

    A. 8,0g                                 B20,0g                      C. 16,0g                       D. 12,0g

Câu 45: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị v đã dùng là

    A. 200 ml.                             B. 500 ml.                  C400 ml.                    D. 600 ml.

Câu 46: a mol chất béo X cộng hợp tối đa với 5a mol Br2. Đốt a mol X  được b mol H2O và V lít CO2. Biểu thức giữa V với a, b là

    A. V = 22,4.(b + 6a).      B. V = 22,4.(b + 3a).     C. V = 22,4.(b + 7a).     D. V = 22,4.(4a - b).

Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một loại chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Tính thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,3 mol chất béo X ?

    A. 0,36 lít.                      B2,40 lít.                      C. 1,20 lit.                      D. 1,60 lít.

Câu 48. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

    A. 0,20                            B. 0,30                           C. 0,18.                                     D. 0,15.

Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là

    A. 40,40                           B. 31,92                            C. 36,72                         D. 35,60

CHƯƠNG 2: CACBOHIDRAT

Câu 50: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có

    A. nhóm chức axit.             B. nhóm chức xeton.   C. nhóm chức ancol.   D. nhóm chức anđehit.

Câu 51: Chất thuộc loại đisaccarit là

    A. glucozơ.                         Bsaccarozơ.               C. xenlulozơ.              D. fructozơ.

Câu 52: Hai chất đồng phân của nhau là

    A. glucozơ và mantozơ.                                   B. fructozơ và glucozơ.    

    C. fructozơ và mantozơ.                                  D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 53: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và

    AC2H5OH.                        B. CH3COOH.                           C. HCOOH.                        D. CH3CHO.

Câu 54: Chất tham gia phản ứng tráng gương là

    A. xenlulozơ.          B. tinh bột.                    C. fructozơ.              D. saccarozơ.

Câu 55: Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là

    A. C6H12O6 (glucozơ). B. CH3COOH.   C. HCHO.                  D. HCOOH.

Câu 56: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là

    A. saccarozơ.                      Bglucozơ.                  C. fructozơ.                D. mantozơ.

Câu 57: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

    A[C6H7O2(OH)3]n.        B. [C6H8O2(OH)3]n.       C. [C6H7O3(OH)3]n.       D. [C6H5O2(OH)3]n.

Câu 58: Saccarozơ và glucozơ đều có

    A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

    B. phản ứng với dung dịch NaCl.

    Cphản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

    D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

Câu 59: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ ® X ® Y ® CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

    A. CH3CHO và CH3CH2OH.                                 BCH3CH2OH và CH3CHO.

    C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.                    D. CH3CH2OH và CH2=CH2.

Câu 60: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là

    A. glucozơ, glixerol, ancol etylic.                            B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.

    C. glucozơ, glixerol, axit axetic.                              D. glucozơ, glixerol, natri axetat.

 

---(Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

CHƯƠNG 7: SẮT – ĐỒNG – CROM VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC

Câu 395: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

     A. FeO.                  BFe2O3.                   C. Fe3O4.                   D. Fe(OH)2.

Câu 396: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)tác dụng với dung dịch

     A. NaOH.              B. Na2SO4.                  C. NaCl.                      D. CuSO4.      

Câu 397: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là

     AFeSO4.               B. Fe(OH)3.                 C. Fe2O3.                     D. Fe2(SO4)3.

Câu 398: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây?

     A. FeCl2 .               BFeCl3.                     C. MgCl2.                    D. AlCl3.

Câu 399: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là

     ANO2.                  B. N2O.                      C. NH3.                       D. N2.

Câu 400: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
     A. +2; +4, +6.        B. +2, +3, +6.              C. +1, +2, +4, +6.       D. +3, +4, +6.

Câu 401: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ

     A. không màu sang màu vàng.                   B. màu da cam sang màu vàng.

     C. không màu sang màu da cam.               Dmàu vàng sang màu da cam.

Câu 402: Oxit lưỡng tính là

     ACr2O3.                B. MgO.                      C. CrO.                       D. CaO.

Câu 403: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?

     A. Fe và Al.           B. Fe và Cr.                 C. Mn và Cr.               DAl và Cr.

Câu 404: Cấu hình electron nào sau đây là của  Fe( Z = 26)?
     A. [Ar] 4s23d6.                   B. [Ar]3d64s2.             C. [Ar]3d8.                  D. [Ar]3d74s1.

Câu 405: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+?
     A. [Ar]3d6.                         B. [Ar]3d5.                  C. [Ar]3d4.                  D. [Ar]3d3.

Câu 406: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?
     A. [Ar]3d6            B. [Ar]3d5.                  C. [Ar]3d4.                  D. [Ar]3d3.

Câu 407: Cho phương trình hoá học: aAl + bFe3O→ cFe + dAl2O(a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là

     A. 25.                                 B24.                          C. 27.                          D. 26.

Câu 408: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

     A. CuSO4 và ZnCl2.           BCuSO4 và HCl.       C. ZnCl2 và FeCl3.      D. HCl và AlCl3.

Câu 409: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là

     A. Fe(NO3)2, FeCl3.           B. Fe(OH)2, FeO.        C. Fe2O3, Fe2(SO4)3.   D. FeO, Fe2O3.

Câu 410: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)(mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là 

     A. HCl, NaOH.                   B. HCl, Al(OH)3.       C. NaCl, Cu(OH)2.     DCl2, NaOH.

Câu 411: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

     A. Fe2(SO4)3.                      B. Fe2O3.                     C. Fe(OH)3.                DFeSO4

Câu 412: Nhận định nào sau đây sai?

     A. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4.              B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3.

     C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2.                D. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3.

Câu 413: Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là

     A. Fe.                                 BFe2O3.                     C. FeCl2.                     D. FeO.

Câu 414: Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là

     A. CH3COOCH3.             B. CH3OH.                 CCH3NH2.              D. CH3COOH.

Câu 415: Cho phản ứng: a Fe + b HNO3  c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O

Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Thì tổng (a+b) bằng

     A. 3.                                   B. 6.                            C. 4.                            D5.

Câu 416: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là                

     A2.                                   B. 1.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 417: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

     A. 5.                                   B. 2.                            C3.                            D. 4.

Câu 418: Cấu hình electron của ion Cr3+ là:
      A. [Ar]3d5.                        B. [Ar]3d4.                  C. [Ar]3d3.                  D. [Ar]3d2.

Câu 419: Cho phản ứng : NaCrO2 + Br2 + NaOH Na2CrO4  + NaBr + H2O

Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là

     A. 1.                                   B2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 420: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

     A. Na2Cr2O7, NaCl, H2O.                                      B. Na2CrO4, NaClO3, H2O.               

     C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O.                   DNa2CrO4, NaCl, H2O.

Câu 421: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn

     AFe.                                 B. K.                           C. Na.                                     D. Ca.

Câu 422: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

     A. Hematit nâu(Fe2O3.nH2O)                                  BManhetit(Fe3O4).             

     C. Xiđerit(FeCO3).                                                   D. hematit đỏ(Fe2O3).

Câu 423: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)

     A. 2,8.                                B. 1,4.                       C. 5,6.                                     D11,2.

Câu 424: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)

     A. 11,2.                              B. 0,56.                       C. 5,60.                       D1,12.

Câu 425: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
      A. 1,12 lít.                        B. 2,24 lít.                    C. 4,48 lít.                   D. 3,36 lít.

Câu 426: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là
      A. 9,3 gam.                       B. 9,4 gam.                   C. 9,5 gam.                 D. 9,6 gam.

Câu 427: Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?  

      A. 40,5 gam.                      B. 45,5 gam.               C. 55,5 gam.               D. 60,5 gam.

Câu 428: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là (Cho H = 1, O = 16, Fe = 56)

     A16.                                 B. 14.                          C. 8.                            D. 12.

Câu 429: Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là    

     A. 231 gam.                         B232 gam.                C. 233 gam.                D. 234 gam.

Câu 430: Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là
      A. 15 gam                          B. 20 gam.                  C. 25 gam.                  D. 30 gam.

Câu 431: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe2Obằng H2 (to), kết thúc thí nghiệm thu được 9 gam  H2O và 22,4 gam chất rắn. % số mol của FeO có trong hỗn hợp X là:

      A. 66,67%.                       B. 20%.                      C. 67,67%.                  D. 40%.

Câu 432: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

     A. 3,81 gam.                      B. 4,81 gam.                C. 5,81 gam.               D6,81 gam.

Câu 433: Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là
      A. 60 gam.                                     B. 80 gam.                  C. 85 gam.                  D. 90 gam.

Câu 434: Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52)

     A29,4 gam                       B. 59,2 gam.                C. 24,9 gam.               D. 29,6 gam

Câu 435: Muốn điều chế 6,72 lít khí clo (đkc) thì khối luợng K2Cr2O7 tối thiểu cần dùng để tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52)

     A29,4 gam                       B. 27,4 gam.                C. 24,9 gam.               D. 26,4 gam

Câu 436: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là

     A. 0,015 mol và 0,04 mol.                         B. 0,015 mol và 0,08 mol.

     C. 0,03 mol và 0,08 mol.                           D. 0,03 mol và 0,04 mol.

Câu 437: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là

     A. 13,5 gam                       B. 27,0 gam.                C. 54,0 gam.               D. 40,5 gam

Câu 438. Cho m gam Fe vào dung dịch HNOlấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của m là 

     A. 0,56 gam.                      B. 1,12 gam.                C11,2 gam.               D. 5,6 gam.

Câu 439: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là (cho Fe = 56)

     A40.                                 B. 80.                          C. 60.                          D. 20.

Câu 440. Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là

     A. 8,75.                               B. 9,75.                      C. 6,50.                          D. 7,80.

Câu 441. Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là

     A. Fe3O4  và 0,224.            BFe3O4  và 0,448.  C. FeO và 0,224.           D. Fe2O3  và 0,448.

CHƯƠNG 8: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT – HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Câu 442: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân th́ chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là

     A. vôi sống.                                  B. cát.                            Clưu huỳnh.              D. muối ăn.

Câu 443: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?

     AKhí cacbonic.              B. Khí clo.                     C. Khí hidroclorua.     D. Khí cacbon oxit.

Câu 444: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là

     A. nicotin.                        B. aspirin.                      C. cafein.                    D. moocphin.

Câu 445: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là

     A. CO và CH4.                B. CH4 và NH3.           CSO2 và NO2.         D. CO và CO2.

Câu 446: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

     A. Dung dịch HCl.                      B. Dung dịch NH3.       C. Dung dịch H2SO4D. Dung dịch NaCl.

Câu 447: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây?

     A. Cl2.                               BH2S.                                    C. SO2.                       D. NO2.

Câu 448: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là

     A. penixilin, paradol, cocain.                                 B. heroin, seduxen, erythromixin

     C. cocain, seduxen, cafein.                                                 D. ampixilin, erythromixin, cafein.

Câu 449: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại các khí đó?                      

     A. NaOH.                         BCa(OH)2.                 C. HCl.                       D. NH3.

Câu 450: Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là?

     A. Củi, gỗ, than cốc.          B. Than đá, xăng, dầu     C. Xăng, dầu                D. Khí thiên nhiên.

Câu 451: Để phân biệt COvà SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

     A. dung dịch Ba(OH)2.      B. CaO.                       C. dung dịch NaOH.  D. nước brom.

Câu 452: Để phân biệt dung dịch Cr2(SO4)và dung dịch FeClngười ta dùng lượng dư dung dịch

     A. K2SO4.              B. KNO3.                    C. NaNO3.                  DNaOH.

Câu 453: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là

     A. CO2.                  B. CO.                         C. HCl.                       DSO2.

Câu 454: Khí nào sau có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?

    A. CO2.                   B. O2.                          CH2S.                        D. SO2.

Câu 455: Hỗn hợp khí nào sau đây tồn tại ở bất kỳ điều kiện nào?

    A. H2 và Cl2.                       B. N2 và O2.                CHCl và CO2.           D. H2 và O2.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 455 câu trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 12 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?