Các dạng bài tập ôn tập Kim loại Kiềm - Kiềm Thổ năm 2020 môn Hóa học 12

CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ MÔN HÓA HỌC 12

           

A. CÁC DẠNG BÀI TẬP

DẠNG 1: KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM TÁC DỤNG VỚI NƯỚC

- Khi cho KL kiềm, kiềm thổ (trừ Mg, Be) tác dụng với nước ở nhiệt độ thường theo phản ứng:

M + H2O → M+ + OH- + ½ H2

M + 2H2O  →  M2+ + 2OH- +  H2

Ta thấy: nOH- = 2.nH2

- Nếu có kim loại Al (hoặc Zn) thì OH- sẽ tác dụng với Al:  Al + OH- + H2O  → AlO2- + 3/2 H2

Câu 1: Cho một mẫu hợp kim K-Ca tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 150ml.                                       B. 75ml.                                 C. 60ml.                            D. 30ml

Câu 2: Cho m gam hoãn hôïp Na, Ba vaøo nöôùc thu ñöôïc dung dich A vaø 6,72 lít khí ôû (ñktc). Theå tích dung dòch hoãn hôïp H2SO4 0,5M vaø HCl 1M ñeå trung hoaø vöøa ñuû dung dòch A laø:

A. 0,3 lít.                                   B. 0,2 lít.                    C. 0,4 lít.                        D. 0,1 lít.

Câu 3: Hòa tan m (g) K vào 200g nước thu được dung dịch có nồng độ là 2,748%. Vậy m có giá trị là?

A. 7,8g                           B. 3,8g                              C. 39g                            D. 3,9g

Câu 4: Hòa tan một lượng gồm 2 kim loại kiềm vào nước thu được 200ml dung dịch A và 1,12 lít H2 (đktc).  Tìm pH của dung dịch A?

A. 12                              B. 11,2                              C. 13,1                           D. 13,7

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 8,94g hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước, thu được dd X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Trung hòa dd X bởi dd Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

A. 13,7g                         B. 18,46g                          C. 12,78g                       D. 14,62g

DẠNG 2: BÀI TOÁN CO2, SO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ

I. TÁC DỤNG VỚI NaOH, KOH

- Khi cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với NaOH, KOH đều xảy ra 3 khả năng tạo muối. Ta thường lập tỉ lệ

k = nNaOH: nCO2  hoặc  = nNaOH : nSO2

Nếu :  k <= 1: Chỉ tạo muối NaHCO3

1< k < 2: Tạo 2 muối NaHCO3 và Na2CO3

k>=  2: Chỉ tạo muối Na2CO3

* Chú ý: Với những bài toán không thể tính k, ta có thể dựa vào dữ kiện đề bài đã cho để tìm ra khả năng tạo muối như thế nào.

- Hấp thu CO2 vào NaOH dư chỉ tạo muối Na2CO3

- Hấp thu CO2 dư vào NaOH chỉ tạo muối NaHCO3

- Hấp thu CO2 vào NaOH tạo dd muối. Sau đó thêm BaCl2 vào dd muối thấy có kết tủa, thêm tiếp Ba(OH)2 dư vào thấy xuất hiện thêm kết tủa: Tạo 2 muối Na2CO3 và NaHCO3

- Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để giải.

II. TÁC DỤNG VỚI Ca(OH)2, Ba(OH)2                                              

Tương tự như trên, trường hợp này cũng có 3 khả năng tạo muối, ta lập tỉ lệ:

k = nCO2 : nCa(OH)2 hoặc  = nSO2 : nCa(OH)2

Nếu :    k <=  1: Chỉ tạo muối CaCO3

1< k < 2: Tạo 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3

 k > = 2: Chỉ tạo muối Ca(HCO3)2

* Chú ý: Với những bài toán không thể tính k, ta có thể dựa vào dữ kiện đề bài đã cho để tìm ra khả năng tạo muối như thế nào.

- Hấp thu CO2 vào nước vôi trong dư chỉ tạo muối CaCO3

- Hấp thu CO2 dư vào nước vôi trong (lúc đầu có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan): chỉ tạo muối Ca(HCO3)2

- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa, sau đó thêm NaOH dư vào thấy có kết tủa nữa: Tạo 2 muối

- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa: tạo 2 muối.

- Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để giải.

III. TÁC DỤNG VỚI HỖN HỢP GỒM CẢ  NaOH / KOH VÀ Ca(OH)2 / Ba(OH)2

Lập tỉ lệ: k = nOH- : nCO2                                                         

Nếu : k <= 1: Chỉ tạo ion HCO3-

1 < k < 2: Tạo 2 ion HCO3- và CO32-

k >= 2: Chỉ tạo ion CO32-

* Chú ý: PTHH tạo muối:   2OH- + CO2 → CO32- + H2O

OH- + CO2 →  HCO3-

Hai dạng toán này có một số công thức giải nhanh.

1. Công thức tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết một lượng CO2 vào dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 :

n kết tủa = nOH- - nCO2                         

- Sử dụng công thức trên với điều kiện: , nghĩa là bazơ phản ứng hết.

- Nếu bazơ dư thì n kết tủa = nCO

2. Công thức tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết một lượng CO2 vào dd chứa hỗn hợp gồm NaOH và Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 :

- Trước hết tính nCO32- = nOH- - nCO2  rồi so sánh với  hoặc  để xem chất nào phản ứng hết. Lượng kết tủa tính theo số mol chất phản ứng hết.

- Điều kiện là: nCO32- <, = nCO2

3. Công thức tính VCO2 cần hấp thụ hết vào 1 dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 để thu được 1 lượng kết tủa theo yêu cầu:

Dạng này có 2 kết quả: nCO2 = n kết tủa hoặc nCO2 = nOH- - n kết tủa.

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol C2H5OH rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa 75ml dd Ba(OH)2 2M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là?

A. 32,65g                          B. 19,7g                                  C. 12,95g                       D. 35,75g

Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 125ml dd Ba(OH)2 1M, thu được dd X. Coi thể tích dd không thay đổi, nồng độ mol chất tan trong dd X là?

A. 0,4M                             B. 0,2M                                   C. 0,6M                          D. 0,1M

Câu 3: Hấp thụ hết 11,2 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dd Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được?

A. 39,4g                            B. 78,8g                                  C. 19,7g                         D. 20,5g

Câu 4: Hấp thụ hết 1,344 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dd Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được?

A. 64g                               B. 10g                                     C. 6g                              D. 60g

DẠNG 3: TOÁN VỀ MUỐI CACBONAT

+) Phản ứng nhiệt phân   

Muối Hidrocacbonat cho muối cacbonat: 2MHCO3 → M2CO3 + CO2 + H2O

M(HCO3)2 →  MCO3 + CO2 + H2O

Muối cacbonat của KL kiềm thổ chỉ bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao cho oxit bazo:

MCO3 →  MO + CO2

+) Phản ứng trao đổi: 

Với axit  tạo khí CO2

Với một số muối  tạo kết tủa.

- Hay sử dụng: Định luật bảo toàn khối lượng và Định luật tăng giảm khối lượng để giải

Lưu ý:  Khi cho từ từ dd HCl vào hỗn hợp muối cacbonat và hidrocacbonat, phản ứng xảy ra theo trình tự:

Đầu tiên:  H+ + CO32- → HCO3-          

Sau đó:    HCO3- + H+  → CO2 + H2O

- Muối cacbonat + ddHCl Muối clorua + CO2 + H2O. Tính nhanh khối lượng muối clorua bằng công thức:

m muối clorua = m muối cacbonat + 11.nCO2

- Muối cacbonat + H2SO4 loãng  Muối sunfat + CO2 + H2O. Tính nhanh khối lượng muối sufat bằng CT:

m muối sunfat = m muối cacbonat + 36.nCO2

Câu 1: Khi nung 30g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Tính thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu?

A. 28,41% và 71,59%       B. 40% và 60%                       C. 13% và 87%              D. 50,87% và 49,13%

Câu 2: Khi nung một lượng hidrocacbonat của kim loại hóa trị 2 và để nguội, thu được 17,92 lít khí (đktc) và 80g bã rắn. Xác định tên muối hidrocacbonat nói trên?

A. Ca(HCO3)2                   B. NaHCO3                             C. Cu(HCO3)2                D. Mg(HCO3)2

Câu 3: Nung nóng 100g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 69g hỗn hợp rắn. % khối lượng của NaHCO3 trong hỗn hợp là?

A. 80%                              B. 70%                                    C. 80,66%                      D. 84%

Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn 40g một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ, sinh ra 8,96 lít CO2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là?

A. 40%                              B. 50%                                    C. 84%                           D. 92%

Câu 5: Cho  24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m?

A. 41,6g                            B. 27,5g                                  C. 26,6g                         D. 16,3g

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hóa trị I và một muối cacbonat của kim loại hóa trị II bằng dd HCl dư thì thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì lượng muối khan thu được là?

A. 26g                               B. 28g                                     C. 26,8g                         D. 28,6g

Câu 7:  Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp XCO3 và Y2CO3 vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 4,48 lit khí (đktc). Khối lượng muối sinh ra trong dung dịch là:

A. 21,4 g                         B. 22,2 g                                    C. 23,4 g                       D. 25,2 g

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M/CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lit khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là:

A. 1,12                            B. 1,68                                    C. 2,24                           D. 3,36

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Các dạng bài tập ôn tập Kim loại Kiềm - Kiềm Thổ năm 2020 môn Hóa học 12. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?