TRƯỜNG THPT QUYẾT THẮNG | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Cuộc đấu tranh của nhân dân nước nào nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh ở châu Phi?
A. Ai Cập.
B. Ê-ti-ô-pi-a.
C. Li-bê-ri-a.
D. Xu- đăng.
Câu 2. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào?
A. Đồng minh, Hiệp ước.
B. Liên minh, Phát xít.
C. Cấp tiến, Ôn hòa.
D. Liên minh, Hiệp ước.
Câu 3. Vì sao Mĩ muốn xâm lược, bành trướng đối với khu vực Mĩ la tinh?
A. Giúp đỡ Mĩ la tinh.
B. Mở rộng ngoại giao.
C. Mở rộng lãnh thổ.
D. Biến Mĩ la tinh thành “ sân sau” của Mĩ.
Câu 4. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?
A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu.
B. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.
C. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.
D. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.
Câu 5. Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục ?
A. Mở rộng hệ thống trường học.
B. Chú trọng dạy nghề cho thanh niên.
C. Cử những học sinh giỏi đi thi với các nước phương Tây.
D. chú trọng nội dung khoa học-kỉ thuật.
Câu 6. Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành thuộc địa là do?
A. Duy trì chế độ phong kiến.
B. Tiến hành cách mạng vô sản.
C. Tăng cường khả năng quốc phòng.
D. chính sách duy tân của Ra ma V.
Câu 7. Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?
A. Tư sản.
B. Nông dân .
C. Công nhân.
D. Tiểu tư sản.
Câu 8.Trong bối cảnh chung của các nước châu Á cuối TK XIX – đầu TK XX, Nhật Bản thoát khỏi thân phận thuộc địa vì
A. Cắt đất cầu hòa.
B. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
C. Tiến hành cải cách, mở cửa.
D. Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến cũ.
Câu 9. Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V?
A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản.
B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để.
C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
D. Đều là các cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Câu 10. Năm 1882, phe Liên minh thành lập gồm
A. Anh, Pháp, Nga.
B. Đức, Áo–Hung, Italia.
C. Anh, Đức, Italia.
D. Pháp, Áo-Hung, Italia.
Câu 11. Tác động của những chính sách do Mĩ đề ra đối với khu vực Mĩ Latinh vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX đã
A. Làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống chế độ tay sai thân Mĩ.
B. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
C. Thúc đẩy nền kinh tế Mĩ Latinh phát triển.
D. Làm xuất hiện nhiều giai cấp mới.
Câu 12. Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào?
A. Tư sản.
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Tiểu tư sản.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của để thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1A | 2A | 3D | 4B | 5D | 6D | 7A | 8C | 9C | 10B |
11A | 12A | 13B | 14B | 15A | 16A | 17D | 18A | 19C | 20C |
21D | 22B | 23C | 24D | 25C | 26A | 27C | 28C | 29B | 30C |
31B | 32B | 33C | 34B | 35A | 36D | 37D | 38A | 39B | 40B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Người được nhân dân phong Bình Tây đại nguyên soái là
A. Trương Định
B. Trương Quyền
C. Nguyễn Trung Trực
D. Nguyễn Tri Phương .
Câu 2. Người được xem là đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế là
A. Tôn Thất Thuyết
B. Nguyễn Tri Phương
C. Nguyễn Văn Tường
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 3. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam phân hóa thành các tầng lớp
A. Địa chủ, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, công nhân.
B. Địa chủ, nông dân, nô lệ, tư sản, công nhân.
C. Địa chủ, nông dân , tư sản, công nhân.
D. Địa chủ, nông dân, nô lệ, tiểu tư sản, công nhân.
Câu 4. Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là
A. nông dân.
B.tiểu tư sản.
C. công nhân.
D.tư sản.
Câu 5. Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. nông dân, công nhân.
B. địa chủ, nông dân.
C. tư sản, công nhân.
D. tư sản, tiểu tư sản.
Câu 6. Chính sách khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp tập trung vào
A. cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế.
B. phát triển kinh tế nông nghiệp-công thương nghiệp.
C. nông nghiệp-công nghiệp-quân sự.
D. ngoại thương-quân sự-giao thông thuỷ bộ.
Câu 7. Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là
A. nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
B. nền kinh tế phong kiến phát triển.
C. nền kinh tế thuộc địa .
D. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 8. Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX là
A. vì quyền lợi về kinh tế .
B. vì quyền lợi về chính trị .
C. vì quyền lợi về kinh tế và chính trị .
D. vì căm thù thực dân Pháp.
Câu 9. Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX là
A. ddấu tranh tự phát đòi tăng lương, giảm giờ làm.
B. bãi công.
C. lập ra tổ chức Đảng để lãnh đạo đấu tranh.
D. liên hiệp với giai cấp vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức.
Câu 10. Nét nổi bật trong chính sách khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp là
A. chính sách cướp đoạt ruộng đất.
B. xây dựng hệ thống giao thông phục vụ việc khai thác thuộc địa.
C. khai thác mỏ lấy nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp Pháp.
D. mở mang một số cảng biển, cảng sông để chuyên chở hàng hóa.
Câu 11. Những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục thực sự là
A. cuộc vận động văn hoá lớn đầu thế kỷ XX .
B. cuộc cải cách kinh tế lớn đầu thế kỷ XX.
C. cuộc cải cách xã hội lớn đầu thế kỷ XX.
D. cuộc cải cách toàn diện kinh tế-văn hoá-xã hội đầu thế kỷ XX.
Câu 12. Đường lối cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là
A. cải cách nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến.
B. chống Pháp và phong kiến.
C. dựa vào Pháp xây dựng nước Việt nam cộng hoà.
D. dùng bạo lực giành độc lập.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của để thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và giáo dục.
B. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục.
D. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao.
Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuôc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?
A. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
B. Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á.
C. Xóa bỏ chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển .
D. Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
A. Xã hội ổn định, kinh tế phát triển.
B. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến.
D. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 4. Ý nào sau đây không đúng khi nói đến tình hình đất nước Ấn Độ từ đầu thế kỉ XVII?
A. Đất nước ổn dịnh, phát triển.
B. phong trào nông dân diễn ra mạnh mẽ.
C. chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng .
D. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến.
Câu 5. Đảng Quốc đại là chính đảng cùa giai cấp nào?
A. Tư sản.
B. Địa chủ
C. Nông dân
D. Công nhân
Câu 6. Lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX là
A. Hồng Tú Toàn.
B. Khang Hữu Vi.
C. Tôn Trung Sơn.
D. Lương Khải Siêu.
Câu 7. Nguyên nhân trực tiếp của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là:
A. nhân dân Trung Quốc muốn cải cách thể chế chính trị.
B. liên quân tám nước kéo vào cướp phá Bắc Kinh (1900) .
C. chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt".
D. nhà Thanh vừa hèn yếu thối nát, vừa ngăn trở đất nước phát triển theo đường lối tư bản.
Câu 8. Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?
A. Philíppin, Brunây, Singapo.
B. Việt Nam, Lào, Campuchia.
C. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia.
D. Malaixia, Miến Điện (Mianma).
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi?
A. Lục địa châu Phi rộng lớn, giàu tài nguyên.
B. Dân cư sinh sống ở châu Phi thưa thớt, trình độ dân trí thấp.
C. Các nước tư bản phương Tây cạnh tranh gay gắt để tìm thị trường.
D. Trình độ phát triển chung của châu Phi thấp, chưa biết sử dụng đồ sắt.
Câu 10. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân.
D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát.
Câu 11. Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa
B. 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương
C. Nền kinh tế các nước Châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh
D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của để thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Quyết Thắng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: