TRƯỜNG THPT HẢI CƯỜNG | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
I. Trắc nghiệm (7đ)
Câu 1. Trung hòa hoàn toàn 3 gam một axit no, đơn chức X Cần dùng vừa đủ 100 ml dd NaOH 0,5M. Tên gọi của X là :
A. Axit acrylic B. Axit axetic C. Axit propionic D. Axit fomic
Câu 2. Cho 10,90 gam hỗn hợp gồm axit acrylic và axit propionic phản ứng hoàn toàn với Na thoát ra 1,68 lit khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tham gia phản ứng cộng H2 hoàn toàn thì khối lượng sản phẩm cuối cùng thu được là bao nhiêu ?
A. 22,2 gam B. 14,8 gam C. 11,1 gam D. 7,4gam
Câu 3. Hai chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT C3H4O2. X phản ứng với Na2CO3, rượu etylic và tham gia phản ứng trùng hợp. Y phản ứng với dd KOH, không phản ứng với K. Vậy X ,Y có CTCT lần lượt là :
A. C2H5OH và CH3COOCH3
B. CH2 = CH - COO - CH3 và CH3 - COO - CH = CH2
C. CH2 = CH - COOH và HCOO - CH = CH2
D. HCOOH và CH2 = CH - COO - CH3
Câu 4. Cho các chất: axit fomic, andehit axetic, rượu etylic, axit axetic. Thứ tự các chất dùng để phân biệt các dung dịch trên là :
A. DD AgNO3/NH3; dd NaOH B. Qùy tím,2 dd AgNO3/NH3
C. Qùy tím. Dd NaHCO3; dd AgNO3/NH3 D. Na; dd NaOH; dd AgNO3/NH3
Câu 5. Sắp xếp các chất: CH3COOH (1), HCOO - CH2CH3 (2), CH3CH2COOH (3), CH3COO - CH2CH3 (4), CH3CH2CH2OH (5). Hãy sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần.
A. (1) > (3) > (4) > (5) > (2) B. (3) > (5) > (1) > (4) > (2)
C. (3) > (1) > (5) > (4) > (2) D. (3) > (1) > (4) > (5) > (2)
Câu 6: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là:
A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6.
Câu 7: Số lượng đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H12 là:
A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.
Câu 8: Có thể phân biệt 3 lọ mất nhãn chứa: HCOOH ; CH3COOH ; C2H5OH với hóa chất nào dưới đây ?
A. dd AgNO3/NH3. B. NaOH. C. Na. D. Cu(OH)2/OH-.
Câu 9: Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH là
A. 76,6%. B. 80,0%. C. 65,5%. D. 70,4%.
Câu 10: Khi crackinh hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 29. Công thức phân tử của X là:
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12
Câu 11: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Xác định CTPT và số mol mỗi anken trong hỗn hợp X.
A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6. B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.
C. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6. D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6.
Câu 12: Cho các hợp chất sau :
(a) HOCH2CH2OH.
(b) HOCH2CH2CH2OH.
(c) HOCH2CH(OH)CH2OH.
(d) CH3CH(OH)CH2OH.
(e) CH3CH2OH.
(f) CH3OCH2CH3.
Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là
A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e).
Câu 13: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 lấy cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho đi qua chất xúc tác thích hợp, đun nóng được hỗn hợp Y gồm 4 chất. Dẫn Y qua bình đựng nước brom thấy khối luợng bình tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 33,6 lít. B. 22,4 lít. C. 16,8 lít. D. 44,8 lít.
Câu 14: Một ancol no có công thức thực nghiệm là (C2H5O)n. CTPT của ancol có thể là
A. C2H5O. B. C4H10O2. C. C4H10O. D. C6H15O3.
Câu 15: Thể tích ancol etylic 92o cần dùng là bao nhiêu để điều chế được 2,24 lít C2H4 (đktc). Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 62,5% và d = 0,8 g/ml.
A. 8 ml. B. 10 ml. C. 12,5ml. D. 3,9 ml.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
I. Trắc nghiệm(7đ)
Câu 1: Đun nóng từ từ hỗn hợp etanol và propan-2-ol với H2SO4 đặc có thể thu được tối đa số sản phẩm hữu cơ là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 2: Muốn trung hòa 6,72 gam một axit hữu cơ A cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. A là
A. CH3COOH. B. CH3CH2COOH.
C. HCOOH. D. CH2=CHCOOH.
Câu 3: Số lượng đồng phân ứng với ancol C4H10O là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 4: Có thể phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa: HCOOH ; CH3COOH với hóa chất nào dưới đây ?
A. dd AgNO3/NH3. B. NaOH.
C. Na. D. quỳ tím
Câu 5. CTCT của propan là :
A . CH4 B. C3H6 C. C3H8 D. C3H4
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp hai anken là đồng đẳng liên tiếp nhau thu được m gam H2O và (m + 39) gam CO2. Hai anken đó là:
A. C6H12 và C5H10 B. C2H4 và C3H6
C. C4H8 và C5H10 D. C4H8 và C3H6
Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng) :
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. CH3COOH, CH3OH. B. C2H4,CH3COOH.
C. C2H5OH, CH3COOH. D. CH3COOH, C2H5OH.
Câu 8: Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic ?
A. CH2=CH2+ H2O (to, xúc tác HgSO4).
B. CH2=CH2 + O2 (to, xúc tác).
C. CH3COOCH=CH2 + dung dịch NaOH (to).
D. CH3CH2OH + CuO (t0).
Câu 9: Cho các chất : CaC2 (I), CH3CHO (II), CH3COOH (III), C2H2 (IV). Sơ đồ chuyển hóa đúng để điều chế axit axetic là
A. I IV II III. B. IV I II III.
C. I II IV III. D. II I IV III.
Câu 10: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng liên tiếp. Cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với CuO đun nóng được hỗn hợp Y gồm 2 anđehit. Cho Y tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3 được 86,4 gam Ag. X gồm
A. CH3OH và C2H5OH. B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C2H5OH và C3H7OH. D. C3H5OH và C4H7OH.
Câu 11: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?
A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6.
Câu 12: Công thức tổng quát của anđehit đơn chức, mạch hở có 1 liên kết đôi C=C là:
A. CnH2n+1CHO. B. CnH2nCHO.
C. CnH2n-1CHO. D. CnH2n-3CHO.
Câu 13: Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?
A. CH3CHO; C2H5OH ; CH3COOH.
B. CH3CHO ;CH3COOH ; C2H5OH.
C. C2H5OH ; CH3COOH ; CH3CHO.
D. CH3COOH ; C2H5OH ; CH3CHO.
Câu 14: Một hợp chất hữu cơ A có M = 74. Đốt cháy A bằng oxi thu được khí CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A?
A. 4. B. 2. C. 3. D. A.1.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của A là công thức nào sau đây ?
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C3H5OH
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
I. Trắc nghiệm(7đ)
Câu 1: Cho các chất:
C6H5CH3 (1)
p-CH3C6H4C2H5 (2)
C6H5C2H3 (3)
o-CH3C6H4CH3 (4)
Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:
A. (1); (2) và (3). B. (2); (3) và (4).
C. (1); (3) và (4). D. (1); (2) và (4).
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là:
A. 2-metylbutan.
B. etan.
C. 2,2-đimetylpropan.
D. 2-metylpropan.
Câu 3: Chất nào là ankin ?
A.C3H6 B. C3H8 C. C3H4 D. C3H10
Câu 4: Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6H4OH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là:
A. Y, T. B. X, Z, T. C. X, Z. D. Y, Z.
Câu 5: dãy đồng đẳng của axit axetic có công thức tổng quát chính xác nhất là
A. R(COOH)m. B. CnH2nO2.
C. CnH2n+1 COOH. D. CnH2n+2-m(COOH)m.
Câu 6: Tính chất nào không phải của benzen
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe).
B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4.
D. Tác dụng với Cl2 (as).
Câu 7: Để phân biệt 3 mẫu hóa chất riêng biệt : phenol, axit acrylic, axit axetic bằng một thuốc thử, người ta dùng thuốc thử
A. dung dịch Na2CO3. B. CaCO3.
C. dung dịch Br2. D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 8. Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 4-etylpentan-2-ol. B. 2-etylbutan-3-ol.
C. 3-etylhexan-5-ol. D. 3-metylpentan-2-ol.
Câu 9: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. C2H6.
Câu 10: Trong số các hợp chất sau, chất nào dùng để ngâm xác động vật ?
A. dd CH3CHO B. dd HCHO
C. dd CH3COOH D. dd CH3OH
Câu 11: Cho 19,8 gam một anđehit đơn chức A phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư). Lượng Ag sinh ra phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng được 6,72 lít NO ở đktc. A có công thức phân tử là
A. C2H4O. B. C3H6O. C. C3H4O. D. C4H8O.
Câu 12: Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 2,46 gam muối khan. Axit là
A. HCOOH. B. CH2=CHCOOH. C. CH3CH2COOH. D. CH3COOH.
Câu 13: axit fomic có trong thành phần của nọc ong, kiến. CTCT của axit fomic là
A. HCOOH B. CH3COOH C.(COOH)2 D. CH3CH2COOH
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8.
C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12
Câu 15: Hiđrat hóa hỗn hợp X gồm 2 anken thu được chỉ thu được 2 ancol. X gồm
A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3. B. CH2=CH2 và CH3CH=CHCH3.
C. B hoặc D. D. CH3CH=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Hải Cường, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình thông qua hình thức thi trắc nghiệm online trong vòng 45 phút tại đây:
Chúc các em đạt điểm số thật cao!