Bộ 2 đề KSCL lần 3 môn Toán lớp 11 năm 2020 trường THPT Yên Lạc có đáp án

SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 NĂM HỌC 2019 - 2020

ĐỀ THI MÔN: TOÁN - LỚP 11

Thời gian làm bài 90 phút; Không kể thời gian giao đề.

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {\sin ^2}x - 4\sin x - 5\) là

A. 9                                   B. 0                                  

C. -20                                D. -8

Câu 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường tròn \((C):{x^2} + {y^2} - 8x + 10y + 32 = 0.\) Phương trình đường tròn (C') đối xứng với (C) qua gốc tọa độ là

A.\({\left( {x + 4} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 4\)                   B.\({\left( {x + 4} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 9\)

C. \({\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} =16\)                D.\({\left( {x + 4} \right)^2} + {\left( {y-5} \right)^2} = 4\)

Câu 3: Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số được tạo thành từ các chữ số 2, 3, 4, 5, 6?

A. 80                                 B. 125                              

C. 120                               D. 60

Câu 4: Tìm giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } (x - \sqrt {{x^2} + x + 1} )\) ta được kết quả là

A. 0                                   B. \(-\infty\)                               

C. \(\frac{4}{3}\)                                  D. \(+\infty\)

Câu 5: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy phép vị tự tâm I(3;-1) tỉ số -2 biến điểm M(5;4) thành điểm

A. \({M'}( - 1; - 11)\)                     B.\({M'}( - 7;11)\)

C. \({M'}( 1; 9)\)                            D.\({M'}( 1; -9)\)

Câu 6: Tìm giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 7} \frac{{\sqrt[3]{{4x - 1}} - \sqrt {x + 2} }}{{\sqrt[4]{{2x + 2}} - 2}}\) ta được kết quả là

A.  \(-\infty\)                              B. 0                                  

C. \(-\frac{8}{27}\)                               D. \(+\infty\)

Câu 7: Tam thức bậc hai \(f(x) = - 2{x^2} + (m + 2)x + m - 4\) luôn âm khi

A. \(- 14 < m \le 2\)                                 B. \( - 14 < m < 2\)

C. \(\left[ \begin{array}{l} m < - 14\\ m > 2 \end{array} \right.\)                                     D.\( - 14 \le m \le 2\)

Câu 8: Tìm giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\cos 3x - \cos 4x}}{{\cos 5x - \cos 6x}}\) ta được kết quả là

A. 0                            B. \(+\infty\)                                

C. \(-\infty\)                       D. \(\frac{7}{11}\)

Câu 9: Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 3\sin x + 4\cos x + 1\) lần lượt là

A. 6 và -4                          B. 4 và -4                         

C. 6 và -2                          D. 6 và -1

Câu 10: Phương trình chính tắc của Elip là

A. \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1(b > a > 0)\)           B.\(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1{\rm{ }}(a > b > 0)\)

C. \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1{\rm{ }}(a,b \in R)\)              D.\(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} - \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1(a > b > 0)\)

Câu 11: Tập nghiệm của hệ \(\left\{ \begin{array}{l} {x^2} - 4x + 3 > 0\\ {x^2} - 6x + 8 > 0 \end{array} \right.\) là

A. \(\left( { - \infty ;2} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)                   B.\(\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)

C.\(\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {4; + \infty } \right)\)                   D.\(\left( {1;4} \right)\)

Câu 12: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\overrightarrow u (3; - 1).\) Phép tịnh tiến theo  biến điểm  thành

A. điểm \({M'}(3; - 4)\)            B. điểm  \({M'}( - 2; - 3)\)       

C. điểm \({M'}( 4; - 5)\)           D. điểm \({M'}(4; 5)\)

Câu 13: Một tổ học sinh gồm 9 học sinh nam và 3 học sinh nữ. Giáo viên chọn 4 học sinh để đi trực thư viện. Có bao nhiêu cách chọn nếu trong 4 học sinh được chọn có đúng 1 học sinh nữ

A. \(C_3^1.C_9^3\)                          B. 522                              

C. 225                               D. \(C_9^1.C_3^3\)

Câu 14: Phương trình \({x^2} + 2(m + 2)x - 2m - 1 = 0(m\) là tham số) có nghiệm khi

A. \(\left[ \begin{array}{l} m = - 5\\ m = - 1 \end{array} \right.\)                               B. \(\left[ \begin{array}{l} m \le - 5\\ m \ge - 1 \end{array} \right.\)

C. \(\left[ \begin{array}{l} m < - 5\\ m > - 1 \end{array} \right.\)                               D. \( - 5 \le m \le - 1\)

Câu 15: Trong mặt phẳng tọa độ nếu phép tịnh tiến biến điểm  thành điểm  thì nó biến đường thẳng nào sau đây thành chính nó

A. \(2x-y-1=0\)                      B.\(x-y-100=0\)

C.\(​​x+y-1=0\)                       D. \(2x+y-4=0\)

Câu 16: Tìm giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{2{x^2} - 5x + 2}}{{{x^3} - 8}}\) ta được kết quả là

A. \(\frac{1}{4}\)                                  B. 0                                  

C.  \(+\infty\)                             D.\(-\infty\)

Câu 17: Mệnh đề nào sau đây sai

A. Phép tịnh tiến là một phép dời hình                      B. Phép đối xứng trục là một phép dời hình

C. Phép đối xứng tâm là một phép dời hình              D. Phép dời hình là phép quay

Câu 18: Tìm giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{\sqrt {4{x^2} - 3x + 4} - 2x}}{{\sqrt {{x^2} + x + 1} - x}}\) ta được kết quả là

A. 2                                   B. 0                                  

C.\(+\infty\)                               D.\(-\infty\)

Câu 19: Cho phương trình \(\sqrt 3 \cos x + m - 1 = 0.\) Tìm m để phương trình có nghiệm ta được

A. \( - \sqrt 3 \le m \le \sqrt 3 \)                                 B.\(m > 1 + \sqrt 3 \)

C. \(1 - \sqrt 3 \le m \le 1 + \sqrt 3 \)                       D.\(m < 1 - \sqrt 3 \)

Câu 20: Phương trình \(\cos (x + \frac{\pi }{2}) = 1\) có nghiệm là

A. \(x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi ;k \in Z\)                              B.\(x = \frac{\pi }{2} + k2\pi ;k \in Z\)

C. \(x = k\pi ;k \in Z\)                                          D.\(x = k2\pi ;k \in Z\)

Câu 21: Tập xác định của hàm số \(y = \frac{3}{{\sin x}}\) là

A.\(R\backslash \left\{ {k2\pi ;k \in Z{\rm{\} }}} \right.\)                           B.\(R\)

C.  \(R\backslash \left\{ {k\pi ;k \in Z{\rm{\} }}} \right.\)                           D.\(R\backslash \left\{ \frac{\pi}{2}+{k\pi ;k \in Z{\rm{\} }}} \right.\)

Câu 22: Cho dãy số \(u_n\) xác định bởi: \(\left\{ \begin{array}{l} {u_1} = 8\\ {u_{n + 1}} = 4{u_n} - 9 \end{array} \right..\) Giải phương trình \({u_n} = 83\) ta được n bằng

A. 6                                   B. 8                                  

C. 15                                 D. 3

Câu 23: Tính giới hạn \(\lim \frac{{{4^{n + 1}} - {5^n} - 6}}{{{6^n} - {5^n}}}\) ta được kết quả là

A. \(\frac{2}{3}\)                                  B. 1                                  

C. \(\frac{16}{5}\)                                D. 0

Câu 24: Tìm m để hàm số \(y = \left\{ \begin{array}{l} \frac{{{x^2} + x - 2}}{{\sqrt {1 - x} }} + mx + 1;x < 1\\ 3mx + 2m - 1;x \ge 1 \end{array} \right.\) có giới hạn khi \(x \to 1\) ta được

A. \(m=2\)                            B. \(m=-\frac{1}{2}\)                       

C. \(m=\frac{1}{2}\)                           D.\(m=-2\)

Câu 25: Cho hàm số \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
\frac{{\sqrt x  - 2}}{{x - 4}};x \ne 4\\
\frac{1}{4};x = 4
\end{array} \right..\) Khẳng định nào sau đây đúng

A. Hàm số gián đoạn tại \(x=4\)                                  B. Hàm số không liên tục tại \(x=4\)

C. Hàm số liên tục trên R                                         D. Hàm số liên tục tại \(x=4\)

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề KSCL môn Toán lớp 11 trường THPT Yên Lạc năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Các em quan tâm có thể xem thêm tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?