BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 2 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT DƯƠNG VĂN DƯƠNG
Câu 1. Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA:
A.ns2np5
B. ns2np3
C. ns2np2
D. ns2np4
Câu 2. Khí Nitơ tương đối trơ ở t0 thường là do:
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ .
B. Nguyên tử Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm Nitơ .
C. Trong phân tử N2 ,mỗi nguyên tử Nitơ còn một cặp e chưa tham gia tạo liên kết.
D.Trong nguyên tử N2 có liên kết ba bền.
Câu 3. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí.
A. Li, Mg, Al
B. H2 ,O2
C. Li, H2, Al
D. O2 ,Ca,Mg
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, Nitơ tinh khiết được điều chế từ .
A. Không khí
B. NH3 ,O2
C. NH4NO2
D. Zn và HNO3
Câu 5. Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây.
A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi .
B. Chưng cất phân đoạn KK lỏng .
C. Đung dung dịch NaNO2 và dung dịch NH4Cl bão hòa.
D. Đun nóng kl Mg với dd HNO3 loãng.
Câu 6. N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với :
A. H2
B. O2
C. Li
D. Mg
Câu 7. Chọn muối khi nhiệt phân tạo thành khí N2.
A. NH4NO2
B.NH4NO3
C.NH4HCO3
D. NH4NO2 hoặc NH4NO3
Câu 8. Một oxit Nitơ có CT NOx trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức của oxit Nitơ đó là
A. NO
B. NO2
C. N2O2
D. N2O5
Câu 9. Thể tích khí N2 (đkc) thu được khi nhiệt phân 10g NH4NO2 là
A. 11,2 l
B. 5,6 l
C. 3,56 l
D. 2,8 l
Câu 10. Một nguyên tố R có hợp chất với Hidrô là RH3 oxit cao nhất của R chứa 43,66 % khối lượng R .Nguyên tố R đó là
A. Nitơ
B. Photpho
C. Vanadi
D. Một kết quả khác
Câu 11. Dãy chất nào sau đây trong đó nitơ có số oxi hóa tăng dần:
A/ NH3, N2, NO, N2O, AlN
B/ NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO
C/ NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3
D/ NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3
Câu 12. Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau :
N2 → NH3 → (A) → (B) → HNO3
A/ (A) là NO, (B) là N2O5
B/ (A) là N2, (B) là N2O5
C/ (A) là NO, (B) là NO2
D/ (A) là N2, (B) là NO2
Câu 13. Chỉ ra nhận xét sai khi nói về tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ : “Từ nitơ đến bitmut thì...”
A.nguyên tử khối tăng dần.
B. bán kính nguyên tử tăng dần.
C. độ âm điện tăng dần.
D. năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần.
Câu 14. Trong các hợp chất, nitơ có cộng hoá trị tối đa là :
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 15. Cho 2 phản ứng sau: N2 + 3H2 → 2NH3 (1) và N2 + O2 → 2NO (2)
Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
Phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
Cả hai phản ứng đều toả nhiệt.
Câu 16. ở điều kiện thường, nitơ phản ứng được với :
A. Mg
B. K
C. Li
D.F2
Câu 17. Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?
A. N2 + 3H2 → 2NH3
B. N2 + 6Li → 2Li3N
C. N2 + O2 → 2NO
D. N2 + 3Mg → Mg3N2
Câu 18. Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để
A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử...
B. tổng hợp phân đạm.
C. sản xuất axit nitric.
D. tổng hợp amoniac.
Câu 19. Một lít nước ở 200C hoà tan được bao nhiêu lít khí amoniac ?
A.200
B.400
C. 500
D. 800
Câu 20. Trong nhóm nitơ, nguyên tố có tính kim loại trội hơn tính phi kim là :
A.Photpho.
B. Asen.
C. Bitmut.
D.Antimon.
Câu 21: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:
A. LiN3 và Al3N
B. Li3N và AlN.
C. Li2N3 và Al2N3
D. Li3N2 và Al3N2
Câu 22. Trong dd NH3 là một bazơ yếu vì :
A. Amoniac tan nhiều trong H2O.
B. Khi tan trong H2O , NH3 kết hợp với H2O tạo ra các ion NH4+ và OH-
C. Phân tử NH3 là phân tử có cực.
D. Khi tan trong H2O , chỉ một phần nhỏ các phân tử NH3 kết hợp với ion H+ của H2O tạo ra các ion NH4+ và OH-.
Câu 23. NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các đk coi như có đủ ):
A. HCl ,O2 , Cl2 , CuO ,dd AlCl3.
B. H2SO4 , PbO, FeO ,NaOH .
C. HCl , KOH , FeCl3 , Cl2 .
D. KOH , HNO3 , CuO , CuCl2 .
Câu 24. Nhỏ từ từ dd NH3 đến dư vào dd CuSO4 và lắc đều dd .Quan sát thấy :
A. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành.
B. Có dd màu xanh thẫm tạo thành.
C. Lúc đầu có kết tủa keo xanh lam ,sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch xanh thẫm .
D. Có kết tủa xanh lam ,có khí nâu đỏ thoát ra .
Câu 25. Tính bazơ của NH3 do :
A. Trên Nitơ còn cặp e tự do .
B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. NH3 tan được nhiều trong H2O .
D. NH3 tác dụng với H2O tạo NH4OH .
Câu 26. Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch :
A. NaCl , CaCl2
B. KNO3 , K2SO4
C. CuCl2 , AlCl3.
D. Ba(NO3)2 , AgNO3.
Câu 27. Cặp chất muối nào tác dụng với dd NH3 dư đều thu được kết tủa?
A. Na2SO4 , MgCl2
B. AlCl3 , FeCl3
C. CuSO4 , FeSO4
D. AgNO3 , Zn(NO3)2
Câu 28. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là :
A.Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.
B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
C. Giấy quỳ mất màu.
D. Giấy quỳ không chuyển màu.
Câu 29. Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện
A.khói màu trắng.
B.khói màu tím.
C.khói màu nâu.
D.khói màu vàng.
Câu 30. Khi nhỏ dung dịch amoniac (dư) vào dung dịch muối nào sau đây thì thấy xuất hiện kết tủa ?
A.AgNO3
B.Al(NO3)3
C.Cu(NO3)3
D.Cả A, B và C
---Xem đầy đủ phần nội dung của bộ 128 Câu trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Nito - Photpho môn Hóa học 11 năm 2020, các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---
Câu 100. Chọn phát biểu đúng:
A. Photpho trắng tan trong nước không độc.
B. Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong nước.
C. Ở điều kiện thường photpho trắng chuyển dần thành photpho đỏ
D. Photpho đỏ phát quang màu lục nhạt trong bóng tối
Câu 101. Magie photphua có công thức là:
A. Mg2P2O7
B. Mg3P2
C. Mg2P3
D.Mg3(PO4)3
Câu 102. Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần tuân theo điều chú ý nào dưới đây?
A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng cao su.
B. Ngâm P trắng vào chậu nước khi chưa dùng đến .
C. Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước .
D. Có thể để P trắng ngoài không khí .
Câu 103. Photpho trắng và photpho đỏ là:
A. 2 chất khác nhau.
B. 2 chất giống nhau.
C. 2 dạng đồng phân của nhau.
D. 2 dạng thù hình của nhau..
Câu 104. Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:
H3PO4 → 3H+ + PO43-
Khi thêm HCl vào dung dịch :
A. cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.
B. cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
C. cân bằng trên không bị chuyển dịch.
D. nồng độ PO43- tăng lên.
Câu 105. Chọn công thức đúng của apatit:
A. Ca3(PO4)2
B. Ca(PO3)2
C. 3Ca3(PO4)2.CaF2
D.CaP2O7
Câu 106*. Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối:
A. KH2PO4 và K2HPO4
B. KH2PO4 và K3PO4
C. K2HPO4 và K3PO4
D. KH2PO4 K2HPO4 và K3PO4
Câu 107*. Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , đem cô dung dịch thu được đến cạn khô. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?
A. Na3PO4 và 50,0g
B. Na2HPO4 và 15,0g
C. NaH2PO4 và 49,2g ; Na2HPO4 và 14,2g
D. Na2HPO4 và 14,2g ; Na3PO4 và 49,2g
Câu 108: Trong dãy nào sau đây tất cả các muối đều ít tan trong nước ?
A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4, CaSO4.
B. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3 (PO4)2
C. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2.
D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2PO4)2.
Câu 109: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 3M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2,5M. Khối lượng muối tạo thành và nồng độ mol/l của dd tạo thành là:
A.12g; 28,4g ; 0,33M; 0,67M
B.12g; 28,4g; 0,36M; 0,76M
C.21g; 24,8g; 0,33M; 0,67M
D.18g; 38,4g; 0,43M ;0,7M.
Câu 110: Cho vào 500 ml dd có chứa 7,28g KOH; 3,55g P2O5. Giả sử thể tích của dd thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol/l của các muối trong dd thu được là:
A. 0,04M; 0,06M
B. 0,05M ; 0,06M
C. 0,04M ;0,08M
D.0,06M; 0,09M
Câu 111: Cho 100ml dd H3PO4 1,5M tác dụng với 100ml dd NaOH 2,5M . Khối lượng muối tạo thành và nồng độ mol/l của dung dịch tạo thành là:
A. 6g; 14,2g; 0,25M;0,5M
B .6g;12,4g; 0,52M; 0,5M
C. 7g; 14,2g; 0,55M ;0,05M
D. 9g;12,4g; 0,25M; 0,05M
Câu 112: Cho 1,42g P2O5 vào dd chứa 1,12g KOH .Khối lượng muối thu được là:
A.2,72g
B.2,27g
C.2,30g
D.2,9g
Câu 113: Cho dd chứa 19,6 g H3PO4 vào tác dụng với dd chứa 22g NaOH. Muối gì được tạo thành và khối lượng là ?
A.Na2HPO4 và Na3PO4; 7,1g và 24,6g.
B.NaH2PO4 và Na3PO4; 7,5g và16,4g.
C.Na2HPO4 và Na3PO4; 1,7g và 14,6g.
D.NaH2PO4 và Na3PO4; 5,7g và 15,8g.
Câu 114: Cho 20g dung dịch H3PO4 37,11% tác dụng vừa đủ với NH3 thì thu được 10g 1 muối photphat amoni A.Tìm Công thức của muối A ?
A.(NH4)2HPO4
B.NH4HPO4
C.(NH4)3PO4
D.không xác định được.
Câu 115: Số ml dd NaOH 1M trộn lẫn với 50ml dd H3PO4 1M để thu được muối trung hoà là bao nhiêu?
A.150ml
B.100ml
C.200ml
D.112ml.
Câu 116: Oxi hoá hoàn toàn 6,2g P bằng oxi, rồi hoà tan sản phẩm vào 25ml dd NaOH 25% (d =1,28g/ml). Muối tạo thành có công thức như thế nào?
A. NaH2PO4
B. Na2HPO4
C. Na3PO4
D. NaH2PO4 và Na2HPO4 .
Câu 117: Cho 142g P2O5 vào 500g dd H3PO4 23,72% được dd A. Nồng độ H3PO4 trong dd A là bao nhiêu?
A.63%
B.56%
C.49%
D.32%.
Câu 118: Trộn lẫn 100ml dd KOH 1M với 50ml dd H3PO4 1M được dd X. Nồng độ mo/l của muối tan trong dd X là bao nhiêu?
A.0,66M
B.0,33M
C.0,44M
D.0,55M
Câu 119: Trộn lẫn 150 ml dd KOH 1M với 50ml dd H3PO4 1M được dd X. Nồng độ mo/l của muối tan trong dd X là bao nhiêu?
A.0,33M
B.0,25M
C.0,44M
D.1,1M
Câu 120: Thêm 0,15mol KOH vào dd chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng trong dd có các muối nào?
A.KH2PO4 và K2HPO4
B.KH2PO4 và K3PO4
C.K2HPO4 và K3PO4
D. KH2PO4 , K2HPO4 và K3PO4
Câu 121: Rót dd chứa 11,76g H3PO4 vào dd chứa 16,8g KOH. Tính khối lượng của từng muối thu được sau khi cho dd bay hơi đến khô ?
A.12,72g K3PO4 và 10,44g K2HPO4
B.12,87g K3PO4 và 1,44g K2HPO4
C. 12,78g K3PO4 và 14,04g K2HPO4
D.21,78g K3PO4 và 40,44g K2HPO4
Câu 122: Trộn lẫn 100 ml dd KOH 1,2M với 80ml dd H3PO4 1,5M được dd X. Nồng độ mol/l của muối tan trong dd X là bao nhiêu?
A.0,66M
B.0,33M
C.0,67M
D.0,55M..
Câu 123: Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch?
Câu 124: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho bằng oxi dư rồi cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH 32%, thu được muối Na2HPO4. Giá trị của m là
A. 25.
B. 50.
C. 75.
D. 100.
Câu 125: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch A. Muối thu được và nồng độ % tương ứng là
A. NaH2PO4 11,2%.
B. Na3PO4 và 7,66%.
C. Na2HPO4 -13,26%.
D. Na2HPO4vàNaH2PO4đều 7,66%.
Câu 126: Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch. Khối lượng từng muối khan thu được là
A. 50 gam Na3PO4.
B. 49,2 gam NaH2PO4 và 14,2 gam Na3PO4.
C. 15 gam NaH2PO4.
D. 14,2 gam Na2HPO4 và 49,2 gam Na3PO4.
Câu 127: Cho 14,2 gam P2O5 vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 2M, thu được dung dịch X. Các anion có mặt trong dung dịch X là
A. PO43- và OH-.
B. H2PO4- và HPO42-
C. HPO42- và PO43-.
D. H2PO4- và PO43-.
Câu 128: Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là
A. NH4H2PO4.
B. (NH4)2HPO4.
C. (NH4)3PO4.
D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
....
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 128 câu trắc nghiệm ôn tập chương 2 môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Dương Văn Dương. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Chúc các em học tốt!