CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Câu 1. Phân tích vai trò của dân cư - lao động, thị trường và tiến bộ khoa học - kĩ thuật tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
Câu 2. Tại sao vùng đồi núi Tây Bắc nước ta có mật độ dân cư thấp nhất nước?
Câu 3. Quan sát bảng số liệu dưới đây:
Tỉ lệ dân thành thị của cả nước và các vùng trong các năm 2000 và 2007 (Đơn vị: %)
Vùng | Tỉ lệ dân thành thị | |
Năm 2000 | Năm 2007 | |
Cả nước | 24,1 | 27,4 |
Đồng bằng sông Hồng | 20,2 | 25,1 |
Đông Bắc | 18,1 | 19,1 |
Tây Bắc | 12,4 | 14,1 |
Bắc Trung Bộ | 12,9 | 13,9 |
Duyên hải Nam Trung Bộ | 27,5 | 30,6 |
Tây Nguyên | 26,7 | 27,8 |
Đông Nam Bộ | 52,1 | 54,8 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 17,6 | 21,2 |
Hãy nêu nhận xét và giải thích đặc điểm đô thị hóa ở nước ta trong thời kì trên.
Câu 4. Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của đô thị hóa đến kinh tế-xã hội nước ta.
Câu 5. Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam, trang 16, hãy chứng minh Việt Nam là một nước có nhiều thành phần dân tộc. Ở địa phương em (hoặc qua tìm hiểu của bản thân) có dân tộc thiểu số nào sinh sống hay không? Hãy kể một số nét văn hóa riêng của dân tộc mà em biết.
Câu 6. Cho biết diện tích tự nhiên của nước ta là 331212 km2. Tổng số dân năm 2014 là 90 triệu người.
a. Hãy tính mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2014.
b. Từ đó em có nhận xét gì về mật độ dân số trung bình của nước ta.
c. Nêu biện pháp giải quyết.
ĐÁP ÁN
Câu 1.
* Vai trò của dân cư – lao động
- Lực lượng sản xuất trực tiếp (ví dụ)
- Nguồn tiêu thụ nông sản (ví dụ)
* Vai trò của thị trường: ảnh hưởng lớn đến giá cả, có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp
* Vai trò tiến bộ khoa học –kĩ thuật:
- Thể hiện ở các biện pháp cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng xanh và công nghệ sinh học...
- Hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, nâng cao năng suất và sản lượng nông nghiệp.
Câu 2.
- Nêu khó khăn về tự nhiên: địa hình, thiên tai,...
- Khó khăn về KT-XH: kinh tế, cơ sở hạ tầng,…
Câu 3.
* Nhận xét:
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra không đồng đều giữa các vùng. Đông Nam Bộ là vùng có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nhất, kế đó là Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng…, chậm nhất là Bắc Trung Bộ
- Thời kì 2000-2007, tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh nhưng cũng không đồng đều giữa các vùng. Có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất là vùng đồng bằng sông Hồng, kế đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ…, chậm nhất là hai vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
- So với thế giới, nước ta còn ở trình độ đô thị hóa thấp.
* Giải thích:
- Trình độ đô thị hóa ở nước ta còn thấp do trình độ công nghiệp hóa thấp;
- Tỉ lệ dân thành thị chênh lệch lớn giữa các vùng, tốc độ đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng chủ yếu do khác nhau về trình độ và tốc độ công nghiệp hóa.
Câu 4.
* Mặt tích cực:
- Về kinh tế:
+ Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước
- Về xã hội:
+ Tạo ra nhiều việc làm, sử dụng hợp lí hơn lao động có chuyên môn kĩ thuật
+ Thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác giữa các vùng và các địa phương, giữa nước ta và nước ngoài
+ Xây dựng đời sống văn minh hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
* Mặt tiêu cực:
Nếu đô thị hóa không phù hợp với tốc độ công nghiệp hóa sẽ dẫn tới hậu quả:
- Ở khu vực thành thị: quá tải về cơ sở hạ tầng, nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, sức ép về nhà ở, ô nhiễm môi trường gia tăng, việc quán lí an ninh, trật tự xã hội khó khăn.
- Ở khu vực nông thôn: thiếu lao động, ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
- Làm gia tăng sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa thành thị - nông thôn, gia tăng phân hóa giàu - nghèo.
Câu 5.
- Nước ta có 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc kinh chiếm 86.2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13.8% dân số cả nước.
- Ở câu hỏi thứ hai, GV cho HS trả lời theo sự hiểu biết của các em.
Câu 6.
- HS thực hiện phép tính theo công thức: Mật độ dân số = Số dân / Diện tích. Kết quả tính được là 271 người / km2.
- Mật độ dân số nước ta rất cao, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của thế giới và nhiều quốc gia khác.
- Biện pháp: phân bố lại dân cư,…
{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: