BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ PHẢN ỨNG THỦY PHÂN – HÓA 12
Câu 1. Cho 6,57 gam Al–Gly phản ứng hoàn toàn với 150 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 14,97.
B. 14,16.
C. 13,35.
D. 11,76.
Câu 2. Cho 28,8 gam một tetrapeptit mạch hở X (được tạo bở các amino axit có dạng H2NCxHyCOOH) tác dụng với dung dịch KOH (vừa đủ) thu được 49,4 gam muối. Khối lượng phân tử của X là
A. 274.
B. 246.
C. 260.
D. 288.
Câu 3. Cho 4,38 gam Ala-Gly phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 7,84.
B. 9,98.
C. 9,44.
D. 8,90.
Câu 4. Cho 4,06 gam Gly- Ala - Gly tác dụng với 100ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,25.
B. 9,66.
C. 7,06.
D. 9,30.
Câu 5. Khối lượng tripeptit được tạo thành từ 178 gam alanin và 75 gam glyxin là?
A. 253g
B. 235g
C. 217g
D. 199g
Câu 6. Đun nóng hỗn hợp gồm 22,5 gam glyxin; 17,8 gam alanin; 11,7 gam valin với xúc tác thích hợp, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp X chỉ gồm các tripeptit. Giá trị của m là
A. 41,2 gam
B. 43 gam
C. 44,8 gam
D. 52 gam
Câu 7. Cho 15 gam glyxin tác dụng vừa đủ với 8,9 gam alanin thu được m gam hỗn hợp tripeptit mạch hở. Giá trị của m là
A. 20,3 gam
B. 18,5 gam
C. 23,9 gam
D. 22,10 gam
Câu 8. Thuỷ phân hoàn toàn m gam đipeptit mạch hở E, thấy có 0,72 gam H2O đã phản ứng, thu được 8,24 gam hỗn hợp gồm hai amino axit. Công thức phù hợp với E là
A. Gly – Gly.
B. Ala – Val.
C. Ala – Ala.
D. Gly – Glu.
Câu 9. Thuỷ phân hoàn toàn 500 gam một oligopeptit X (chứa từ 2 đến 10 gốc α-amino axit) thu được 178 gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân tử khối của Y là 89. Phân tử khối của Z là:
A. 75 B. 103 C. 117 D. 147
Câu 10. Thuỷ phân hoàn toàn 65 gam peptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X là
A. đipeptit.
B. tripeptit.
C. tetrapeptit.
D. pentapeptit.
Câu 11. Thuỷ phân hoàn toàn 9,84 gam peptit X chỉ thu được 12 gam glyxin. X là
A. tripeptit.
B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. hexapeptit.
Câu 12. Cho 35,16 gam Gly-Ala-Phe tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 52,62 g
B. 48,3 g
C. 43,92 g
D. 54,78 g
Câu 13. Hỗn hợp M gồm Lys-Gly-Ala, Lys-Ala-Lys-Lys-Lys-Gly và Ala-Gly trong đó oxi chiếm 19,9% về khối lượng. Cho 0,1 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 76,5
B. 67,5
C. 60,2
D. 58,45
Câu 14. Cho 38,1 gam hỗn hợp X gồm CH3COOC6H5 (phenyl axetat) và Val-Gly-Ala (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 56,3.
B. 52,3.
C. 54,5.
D. 58,1.
Câu 15. Cho 6,6 gam Gly-Gly phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 9,7.
B. 13,7.
C. 10,6.
D. 14,6.
Câu 16. Cho 30,45 gam tripeptit mạch hở Gly–Ala–Gly vào dung dịch NaOH dư sau phản ứng hoàn toàn thấy có m gam NaOH. Giá trị của m là
A. 24,00.
B. 18,00.
C. 20,00.
D. 22,00.
Câu 17. Cho dung dịch X chứa 0,01 mol H2NCH2COOH và 0,03 mol Gly-Ala tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 10,41
B. 11,25
C. 9,69
D. 10,55
Câu 18. Đun nóng 29,2 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 41,6
B. 33,6
C. 37,2
D. 45,2
Câu 19. X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 tác dụng vừa đủ với 780 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m:
A. 68,1 gam.
B. 64,86 gam.
C. 77,04 gam.
D. 65,13 gam.
Câu 20. Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam đipeptit mạch hở Glu-Ala trong NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 26,2.
B. 24,0.
C. 28,0.
D. 30,2.
Câu 21. Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,8.
B. 18,6.
C. 20,8.
D. 20,6.
Câu 22. Thực hiện tổng hợp tetrapeptit từ 3,0 mol glyxin ; 4,0 mol alanin và 6,0 mol valin. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng tetrapeptit thu được là
A. 1510,5 gam
B. 1049,5 gam
C. 1107,5 gam
D. 1120,5 gam
Câu 23. Hexapeptit mạch hở X (được tạo nên từ các gốc của các α- amino axit là glyxin, alanin và valin) trong đó cacbon chiếm 47,44% về khối lượng. Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 44,34 gam muối. Giá trị của m là
A. 38,8.
B. 31,2.
C. 34,8.
D. 25,8.
Câu 24. Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Gly và 14,6 gam Ala – Gly. Giá trị của m là
A. 34,8 gam.
B. 41,1 gam.
C. 42,16 gam.
D. 43,8 gam.
Câu 25. Hỗn hợp X gồm 3 peptit với tỉ lệ số mol là 1.2.1. Khi thủy phân hoàn toàn m gam X chỉ thu được 13,5 gam glixin và 7,12 gam alanin. Giá trị của m là
A. 16,30.
B. 17,38.
C. 18,46.
D. 19,18.
Câu 26. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol tetrapeptit có trình tự Gly-Glu-Ala-Val trong dung dịch NaOH dư, đun nóng. Tổng khối lượng muối thu được là
A. 51,6 gam.
B. 50,4 gam.
C. 49,4 gam.
D. 53,8 gam.
Câu 27. Khi thủy phân hoàn toàn một tetrapeptit X mạch hở chỉ thu được amino axit chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được 34,95 gam muối. Giá trị của m là :
A. 22,95
B. 21,15
C. 24,30
D. 21,60
Câu 28. Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được sản phẩm gồm 1,50 gam glyxin và 1,78 gam alanin. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là
A. 4.
B. 8.
C. 6.
D. 12.
Câu 29. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm peptit X và peptit Y (được trộn theo tỉ lệ mol 4:1) thu được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit có trong hai phân tử X và Y là 7. Giá trị nhỏ nhất của m có thể là
A. 146,8.
B. 145,0.
C. 144,4.
D. 148,0.
Câu 30. Thủy phân hoàn toàn 1,0 mol tetrapeptit mạch hở X thu được 2 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Số đồng phân cấu tạo của tetrapeptit X là:
A. 10
B. 12
C. 18
D. 24
---(Để xem nội dung các câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đáp án bài tập trắc nghiệm về phản ứng thủy phân - Hóa học 12
1-B | 2-D | 3-C | 4-D | 5-C | 6-C | 7-A | 8-B | 9-B | 10-C |
11-B | 12-A | 13-B | 14-C | 15-B | 16-B | 17-A | 18-A | 19-A | 20-D |
21-C | 22-C | 23-D | 24-B | 25-B | 26-B | 27-C | 28-C | 29-B | 30-B |
31-B | 32-C | 33-D | 34-C | 35-B | 36-B | 37-C | 38-B | 39-A | 40-A |
41-C | 42-D | 43-C | 44-D | 45-B | 46-C | 47-B | 48-D | 49-C | 50-B |
51-A | 52-C | 53-B | 54-A | 55-A | 56-A | 57-C | 58-C | 59-A | 60-D |
61-A | 62-C | 63-C | 64-D | 65-C | 66-D | 67-C | 68-D | 69-B | 70-B |
71-C | 72-A | 73-B | 74-A | 75-A | 76-B | 77-D | 78-B | 79-C | 80-C |
81-B | 82-C | 83-D | 84-A | 85-D | 86-D | 87-C | 88-D | 89-C | 90-B |
91-C | 92-C | 93-D | 94-D | 95-B | 96-D | 97-D | 98-C | 99-C | 100-A |
101-C | 102-C | 103-C | 104-C | 105-A | 106-C | 107-B | 108-A | 109-A | 110-A |
111-B | 112-A | 113-B | 114-A | 115-B | 116-B | 117-C | 118-A | 119-C | 120-A |
121-D | 122-A | 123-D | 124-A | 125-C |
|
|
|
|
|
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài toán thủy phân peptit môn Hóa 12 năm học 2019 - 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ đề luyện tập bài toán peptit môn Hóa học 12 năm học 2019 - 2020
- Bài toán hỗn hợp chứa peptit được tạo từ Glu, Lys môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
- 104 Bài tập chuyên đề Peptit
Chúc các em học tập tốt !