CHUYÊN ĐỀ NHẬN BIẾT, TÁCH, TINH CHẾ CÁC CHẤT VÔ CƠ
I. Cách trình bày bài làm về bài tập nhận biết có thể dùng 1 trong 2 cách sau:
a, Phương pháp mô tả qua 4 bước:
Bước 1: Trích mẫu thử
Bước 2: Chọn thuốc thử
Bước 3: Cho thuốc thử vào các mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng) rút ra kết luận đã nhận được hoá chất nào.
Bước 4: viết các PTPƯ (bước này có thể lồng ghép trong bước 3)
b. Phương pháp lập bảng
Câu 1. Có 4 chất khí đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt gồm: CO, CO2, SO2 SO3. Hãy nhận biết chúng bằng phương pháp hoá học.
Câu 2. Cho 5 chất bột đựng trong 5 ống nghiệm riêng biệt gồm: Fe, Cu, Al, CuO, FeO. Hãy nhận biết chúng bằng phương pháp hoá học.
Câu 3. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các khí sau: CO, CO2, SO2 và H2.
Câu 4. Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa các chất bột màu đen hoặc màu xám sẫm sau: FeS, Ag2O, CuS, FeO, MnO2, Chỉ được dùng một hoá chất để nhận biết 5 chất trên
Câu 5. Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa các chất bột màu đen hoặc màu xám sẫm sau: FeS, Ag2O, CuO, FeO, MnO2, Chỉ được dùng một hoá chất để nhận biết 5 chất trên
Câu 6. Trình bày cách phân biệt 5 gói bột có màu tương tự nhau là: Ag2O, CuO, FeO, MnO2 và hỗn hợp FeO + Fe Chỉ được dùng một hoá chất để nhận biết 5 gói bột trên.
Câu 7. Chỉ được dùng thêm một hoá chất hãy chỉ rõ phương phpá nhận biết các dung dịch đựng trong các ống nghiệm riêng biệt sau: NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S.
Câu 8. Không dùng thêm hoá chất hãy phân biệt các dung dịch sau: H2O, NaCl, Na2CO3, HCl.
Câu 9. Chỉ được dùng thêm nước và CO2 hãy nhận biết 5 gói bột màu trắng sau: KNO3, K2CO3, K2SO4, BaCO3, BaSO4.
Câu 10. Chỉ được dùng H2SO4 loãng nhận biết 5 kim loại sau: Ba, Mg, Fe, Al và Ag.
Câu 11.
a. Nhận biết các oxit sau: K2O, Al2O3, CaO, MgO
b.Chỉ dùng một hoá chất có thể phân biệt các oxít trên không
Câu 12. Nhận biết 4 ống nghiệm đựng trong 4 lọ riêng biệt sau: HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4. Nếu chỉ dùng Cu nhận biết được các chất đó không
Câu 13. Có 4 ống nghiệm riêng biệt đựng các dung d ịch sau: Ba(OH)2, H2SO4, Na2CO3, ZnSO4. Hãy nhận biết các dung dịch trên bằng phương pháp hoá học
Chỉ dùng một hoá chất có thể nhận biết được mấy dung dịch trên
Câu 14. Chỉ có H2O và CO2 hãy nhận biết 5 chất bột màu trắng sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
Câu 15. Chỉ dùng một kim loại nhận biết các chất sau: NaNO3, HCl, NaOH, HNO3, CuSO4.
Câu 16. Có 3 hỗn hợp gồm(Fe + Fe2O3, Fe + FeO, FeO + Fe3O4), đựng trong 3 ống nghiệm riêng biệt. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết từng hỗn hợp chất trên.
Câu 17. Có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp bột (Fe + Fe2O3, Al + Al2O3, FeO + Fe2O3).
Câu 18. Có 5 chất bột: MgO, P2O5, BaO, Na2SO4, Al2O3.
Câu 19. Chỉ dùng một hoá chất hãy nhận biết 3 dung dịch: KOH, KCl, H2SO4.
Câu 20. Chỉ dùng một hoá chất nêu cách nhận biết các dung dịch riêng biệt:
a. KCl, AlCl3, FeCl2, FeCl3, MgCl2.
b.Na2CO3, NaAlO2, MgSO4, Al(NO3)3, FeCl3, FeCl2.
Câu 21. Nhận biết các chất sau:
a. Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, NaOH.
b. Ag2O, BaO, MgO, Al2O3, FeO, Fe2O3, CuO.
c. HCl, H2S, H2SO4, HNO3.
d. Na2CO3, NaCl, BaCO3, BaSO4 chỉ bằng CO2 và nước.
Câu 22. Chỉ dùng dung dịch HCl hãy trình bày cách nhận biết các gói bột mất nhãn sau: FeS, FeS2, FeO, FeCO3, CuS. Viết các phương trình hoá học ?
Câu 23. Có 7 bình chứa 7 chất khí riêng biệt: N2, O2, CO, CO2, H2S, SO2, NH3. Nêu cách nhận biết từng chất khí bằng phương pháp hoá học.
Câu 24. Có 6 dung dịch riêng biệt sau: Na2SO4, HCl, Na2CO3, Ba(NO3)2, NaOH, H2SO4. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết các chất trên ? Viết phương trình hoá học.
Câu 25. Có 5 lọ đựng 5 chất bột trắng riêng biệt sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dung thêm CO2 và H2O, hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết các chất bột trắng trên ? Viết phương trình hoá học ?
Câu 26. Có 6 dung dịch đựng trong 6 lọ mất nhãn, không màu: Na2CO3, Ba(HCO3)2, NaCl, BaCl2, Na[Al(OH)4], MgCl2. Chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng, hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch trên ? Viết phương trình hoá học ?
Câu 27. Chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng, có thể nhận biết được 5 gói bột chứa 5 kim loại riêng biệt sau: Mg, Al, Ni, Pb, Ba. Hãy trình bày cách nhận biết và viết phương trình hoá học ?
Câu 28. Có 5 dung dịch đựng trong 5 lọ mất nhãn: BaCl2, NH4Cl, (NH4)2SO4, NaOH, Na2CO3. Chỉ dùng thêm quỳ tím hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết 5 dung dịch trên ? Viết phương trình hoá học ?
Câu 29. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết 6 lọ hoá chất không màu, mất nhãn sau: Ba(OH)2, NH4HSO4, BaCl2, HCl, NaCl, H2SO4 ? Viết phương trình hoá học ?
Câu 30. có 4 dung dịch riêng biệt không màu gồm: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm một dung dịch hoá chất hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết 4 dung dịch trên ? Viết phương trình hoá học ?
Câu 31. Chỉ dùng một dung dịch chứa một chất tan để nhận biết các dung dịch muối sau: NaCl, NH4Cl, AlCl3, FeCl2, CuCl2, (NH4)2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn. Viết phương trình hoá học ?
Câu 32. Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO4, Ba(HCO3)2. Hãy nhận biết các dung dịch trên với điều kiện chỉ được dùng thêm cách đun nóng.
Câu 33. Có 3 dung dịch riêng biệt sau: NaCl, NaOH, ZnCl2 không dùng thêm hoá chất nào khác hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hoá học ?
Câu 34. Có 4 dung dịch muối tan trong suốt, mỗi dung dịch chứa 1 loại cation và 1 loại anion. Các ion trong cả 4 dung dịch gồm: Ba2+, Mg2+, Ag+, Na+, SO42 -, , CO32-,
1) Xác định các dung dịch muối nói trên ?
2) Trình bày cách nhận biết các dung dịch trên bằng phương pháp hoá học và viết phương trình phản ứng ?
Câu 35. Để xác định % FeO trong hỗn hợp A gồm FeO và Fe3O4 người ta hoà tan hoàn toàn 6,08 gam hỗn hợp FeO và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư được 80 ml dung dịch B. Chuẩn độ 20 ml dung dịch B trong môi trường H2SO4 loãng thì cần 20 ml dung dịch KMnO4 0,1 M. Thành phần % khối lượng của FeO trong hỗn hợp xác định được là bao nhiêu ?
Câu 36. Đốt cháy 3,36 gam Fe bằng một lượng O2 thu được hỗn hợp X. Hoà tan X bằng H2SO4 loãng dư thu được 100 ml dung dịch Y. Chuẩn độ 30 ml dung dịch Y trong môi trường H2SO4 loãng bằng K2Cr2O7 0,05 M thì cần 40 ml dung dịch.
1) Viết các phương trìng hoá học xảy ra ?
2) Tính khối lượng Fe đã bị đốt cháy ?
II. Phương pháp tách và tinh chế.
1. Sử dụng phương pháp vật lý
Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng
Phương pháp cô cạn: Dùng để tách các chất tan rắn (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khổi hỗn hợp chất lỏng
Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nhờ vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi
Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất ra khổi hỗn hợp lỏng không đồng nhất
Phương pháp đông đặc: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu nhiệt độ đông đặc của chúng cách nhau lớn.
Phương pháp sắc kí:
2. Sử dụng phương pháp hoá học:
Phản ứng được chọn để tách phải thoã mãn 3 yêu cầu sau:
-Chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp cần tách
-Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng khỏi hỗn hợp
-Từ sản phẩm phản ứng tạo thành có khả năng tái tạo được chất ban đầu.
III. Bài tập vận dụng
Câu 1. Bằng phương pháp hoá học hãy tách các chất: Al2O3, Fe2O3, SiO2 ra khỏi hỗn hợp của chúng
Câu 2. Hỗn hợp rắn gồm FeCl2, NaCl, AlCl3, CuCl2 có thành phần xác định. Trình bày phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp
Câu 3. Cho hỗn hợp A gồm Mg và Fe vào dung dịch B gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Lắc đều cho phản ứng xong thu được hỗn hợp chất rắn C gồm 3 kim loại và dung dịch D gồm 2 muối.
Trình bày phương pháp tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp C và tách riêng muối ra khỏi D.
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm thường điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl, do đó CO2 bị lẫn một ít khí HCl và hơi nước. Làm thế nào để có CO2 hoàn toàn tinh khiết?
Câu 5. Một loại muối ăn bị lẫn tạp chất là Na2SO4, NaBr, MgCl2, CaCl2, v à CaSO4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để lấy NaCl tinh khiết.
Câu 6. Tinh chế Na2SO4 có lẫn ZnSO4, CaCl2.
Câu 7. Tách CaCO3 ra khỏi hỗn hợp rắn gồm: CaCO3 và CaSO4
Câu 8. Tách các chất: Al2O3, CuO, FeO3.
Câu 9. Tách các kim loại sau đây ra khỏi hỗn hợp: Cu, Fe, Al, Ag.
Câu 10. Tách các chất khỏi hỗn hợp gồm: Ag, Cu, Fe ở dạng bột.
Câu 11. Tách Fe ra khỏi hỗn hợp Fe,CuS, FeS2, Al2O3.
Câu 12. Tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp Na2O, Al2O3, Fe2O3.
Câu 13 . Tách Fe ra khỏi hỗn hợp Al, Al2O3, Zn.
Câu 14. Dung dịch chứa các muối: Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2. Trình bày phương pháp hoá học tách các chất ra khỏi hỗn hợp
Câu 15. Hỗn hợp rắn chứa các muối: NaCO3, BaCO3, MgCO3. Trình bày phương pháp hoá học tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
Câu 16. Dung dịch chứa các muối: NaCl, AlCl3, MgCl2. Trình bày phương pháp hoá học tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
Câu 17. Hỗn hợp gồm 3 muối: AlCl3, ZnCl2, CuCl2. Tách riêng tưng muối ra khỏi hỗn hợp.
Câu 18. Hỗn hợp gồm: MgO, CuO, BaO. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
Câu 19.Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp khí H2S, N2 và hơi nước.
Câu 20. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp khí O2, Cl2 CO2.
IV. Bài tập mô tả hện tượng và giải thích thí nghiệm
1. Phương pháp trả lời
Yêu cầu nắm vững: cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học, phương pháp điều chế các đơn chất, hợp chất trong chương trình.
Biết mô tả các hiện tượng: kết tủa, hoà tan, màu sắc, mùi vị…. Xốy ra trong thí nghiệm theo đúng thứ tự quan sát.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo, tính chất giải thích các hiện tượng đã nêu và viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
2. Bài tập vận dụng
Câu 1.Nêu hiện tượng xẩy ra và viết các phương trình phản ứng giải thích khi cho Ca vào:
a.Dung dịch NaOH
b.Dung dịch MgCl2.
Câu 2.Nêu hiện tượng xẩy ra cho mỗi thí nghiệm sau và viết các phương trình phản ứng minh hoạ
a.Cho kim loại Na vào dung dịch AgNO3
b.Cho các viên Zn vào dung dịch CuCl2
c. Cho các viên Zn vào dung dịch HCl.
Câu 3. Cho từ từ HCl tới dư vào ống nghiệm chứa sẵn dung dịch NaAlO2
Câu 4.Cho từ từ CO2 tới dư vào ống nghiệm chứa sẵn dung dịch NaAlO2
Câu 5. Cho từ từ AlCl3 tới dư vào ống nghiệm chứa sẵn dung dịch NaAlO2
Câu 6. Nêu hiện tượng sảy ra và viết các phương trình phản ứng khi cho Ba vào từng dung dịch: a)NaHCO3, b) CuSO4, c) Na2SO4, d) Al(NO3)3.
Câu 7. Nêu hiện tượng sảy ra và viết các phương trình phản ứng khi nhùng thanh kim loại Zn vào dung dịch H2SO4 96%.
Câu 8. Nêu hiện tượng sảy ra khi cho thanh Fe vào dung dịch HNO3 đặc nóng.
Câu 9. Nêu hiện tượng sảy ra khi cho thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
Câu 10. Nêu hiện tượng sảy ra khi cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.
Câu 11. Có hiện tượng gì xẩy ra khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3
Câu 12. Nêu hiện tượng xẩy ra và viết phương trình phản ứng khi cho H2SO4 đặc vào dung dịch bão hoà NaNO3.
Câu 13. Thổi CO2 từ từ cho đến dư vào dung dịch nước vôi trong, hãy giaỉ thích hiện tượng và viết phương trình hoá học xẩy ra.
Câu 14. A, B, C là một hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng, A tác dụng với B thu được chất C. Nung nóng B ở nhiệt đọ cao thu được chất rắn C, hơi nước và khí D. Biết D là hợp chất của cacbon. D tác dụng với A cho ta B hoặc C
a) Xác định các chất A, B, C
b) Cho A, B, C tác dụng với caCl2, C tác dụng với dung dịch AlCl3. Viết các PTPƯ sảy ra.
Câu 15. Hoà tan hỗn hợp cảu một số muối cacbonat trung hoà vào nước thu được dung dịch A và phần chất rắn không tan B. Lấy một ít dung dịch A đốt nóng ở nhiệt độ cao thấy ngọn lửa màu vàng, lấy một ít dung dịch A cho tác dụng NaOH (đun nhẹ) thấy bay ra một chất khí mùi sốc đặc trưng (mùi khai). Hoà tan hoàn toàn B vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch C, kết tủa D và khí E. Cho kết tủa D tác dụng với NaOH đặc thấy kết tủa tan một phần. Cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư được dung dịch F và kết tủa G bị hoá nâu trong không khí. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch F thấy xuất hiện kết tủa trắng tan trong HCl dư.
Xác định công thức các muối và viết các phương trình phản ứng sảy ra.
...
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề nhận biết, tách, tinh chế các chất vô cơ môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Tổng hợp một số bài tập vô cơ khó có lời giải chi tiết
- Phân biệt một số chất vô cơ - Chuẩn độ dung dịch
- Bài tập tự luận phân biệt các hợp chất vô cơ
Chúc các em học sinh lớp 11 học tập thật tốt, đạt kết quả thật cao trong các kỳ thi!